Xu Hướng 12/2023 # Cách Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Đông Xuân # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Đông Xuân được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách phòng bệnh cho gà trong mùa Đông Xuân

1.Xây dựng chuồng chăn nuôi

Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời. Xung quanh chuồng cần được che chắn cẩn thận tránh gió lùa mưa tạt.

Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng. Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….Nền chuồng nên rải thêm trấu nhưng cần phải dọn dẹp thường xuyên.

2.Phương pháp úm gà

Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất. Sử dụng các cót tre quây lại, rải thêm lớp trấu lên trên nền chuồng để tạo độ ấm cúng.

Kích thước thích hợp 2m. 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà. Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 2 bóng 75W.

3.Chuẩn bị máng ăn, máng uống

Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.

Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.

4.Lựa chọn giống gà

Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy.

Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…

5.Chăm sóc nuôi dưỡng

Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống.

Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên. Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Bà con có thể tự nghiền ngô khoai sắn làm thức ăn cho gà bằng máy băm nghiền đa năng 3A do công ty CPĐT Tuấn Tú phân phối.

Dùng máy ép cám viên 3A để tự tạo cám viên tổng hợp cho gà ăn dần

Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh. Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

6.Vệ sinh phòng bệnh

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch: Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.

Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccin cho gà đúng lịch, đủ liều.

Trên là một số biện pháp phòng chống bệnh cho gà trong mùa đông xuân. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Phòng Bệnh Cho Đàn Gà Đông Tảo Vào Mùa Đông

Mactech – Mùa đông ở miền bắc nước ta có nhiệt độ thấp hơn những tỉnh miền nam, đặc biệt là những tình vùng núi có nhiệt độ rất thấp, có những nơi nhiệt độ xuống 5-6 độ C. Đối với những giống gà bình thường nhiệt độ có thể chịu được là khoảng 10 độ C nhưng đối với gà Đông tảo cũng như gà chọi, gà nòi thì chúng không chịu được nhiệt độ thấp đặc biệt là những con gà nhỏ và gà mới lớn vì chúng rất ít lông.

Kể cả những con gà Đông tảo mới lớn cũng rất ít lông.

Chính vì đặc điểm ít lông này nên gà Đông tảo chịu lạnh kém hơn gà ta hay một số giống gà khác vì thế chúng dễ bị mắc bệnh hơn. Để khắc phục điều này bà con nên che chắn chuồng trại cẩn thận để nuôi gà mùa đông không bị lạnh, tránh bị gió lùa vào ban đêm. Sàn chuồng nên giải chấu cho gà ấm, ban đêm nên thắp điện cho gà sưởi ấm. Đối với gà con thì nên thắp đèn cả ngày. Đối với gia cầm thả vườn cần thả gia cầm mộn và nhốt sớm hơn.

Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khoẻ mạnh tăng sức đề kháng. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vacxin thông thường như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.

Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.

Cách nuôi gà Đông tảo bố mẹ

Nuôi gà Đông Tảo 1 tháng tuổi

Phòng Và Trị Bệnh Cho Gà Đông Tảo Mùa Mưa

Bệnh viêm hô hấp mãn tính Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và đường sinh dục. Khi gà khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính. Gà 2 – 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc nuôi mật độ cao dễ mắc bệnh hơn gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.Triệu chứng: Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100%, nhưng tử số rất thấp. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.Coli, tử số có thể lên đến 30%. – Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù. – Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà nghẹt thở. – Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà biến dạng. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh. – Niêm mạc họng, hầu hết các túi khí bị viêm làm cho con vật khó thở, mào và yếm tím bầm, kiệt sức rồi chết. Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. Trứng bị nhiễm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường khoảng 10 – 30%.phòng bệnh: Có thể sử dụng vaccine chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện qui trình phòng bệnh bằng vaccine thì trại ấp phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Do đó việc phòng bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà ta nên dùng kháng sinh đặc trị cho gà trong vòng 10 ngày khi nở. Trị bệnh: Có thể dùng các kháng sinh dạng bột pha vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày: Anti – CCRD Plus : Pha 2g thuốc với 1 lít nước cho gà uống. ETS: 1g dùng cho 2 kg thể trọng/ngày. Tylenro 5+5 : 1g dùng cho 3 kg thể trọng/ngày. Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-20 kg thể trọng. Hoặc kháng sinh dạng tiêm để điều trị cho đàn gia cầm: Tylenro 5+5 :1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày. Genta – Colenro : 1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày. Các kháng sinh trên tiêm liên tục 3-5 ngày. Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng: Vimix Plus: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày. Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3-5 ngày. Vitaral: 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày

Gà mắc bệnh cầu trùng: thường ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều; kế đó là ỉa chảy, lầy nhầy vì có niêm mạc ruột bị tróc ra. Sau vài ngày, phân có máu tươi hoặc màu nâu. Nếu không điều trị kịp thời, gà chết sau 3- 5 ngày với tỷ lệ 40-60%. Điều trị: Pha 0,2g esb3 (là hóa dược có kết tinh như đường kính, tan trong nước) với 0,1l nước, cho uống 3- 4 ngày. phòng bệnh: Pha 0,1g thuốc với 0,1l nước, cho gà uống 2- 3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, cho ăn đủ dinh dưỡng và các vitamin A, D, E, C, B1. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD): Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và độ ẩm cao. Mầm bệnh từ gà bệnh sẽ ra ngoài theo hơi thở, nước mũi, nước giãi của gà, lây qua đường hô hấp. Gà bệnh ăn kém, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Điều trị: Tyosin: dạng bột 98%: 0,1g pha 2l nước, uống 3- 5 ngày. Tylosin tiêm cho gà theo liều 20- 25mg/kg thể trọng gà, dùng 3- 5 ngày. Hoặc Tiamulin dạng bột, 1-1,5g pha 1l nước, uống 3- 5 ngày. Hoặc trộn vào thức ăn: 20g/100kg thức ăn. Tiamulin có dạng tiêm, pha 0,1ml với 0,4ml nước cất, tiêm 3-4 ngày. Bệnh đậu gà: gà 1- 3 tháng. Gà có những nốt đậu nhỏ bằng hạt lúa, hạt đậu xanh, màu đỏ mọc len ở má, gần lỗ mũi, gần mắt, mào gà hoặc trên da đùi, góc cánh của gà. Những nốt đậu phát triển to dần, mọng nước màu trắng vàng, rồi vỡ ra, tạo ra các vẩy màu nâu, bong ra. Nốt đậu cũng thường mọc trong niêm mạc mũi, trong miệng gà và trong kết mạc mắt khi vỡ ra, làm cho gà bị chết. Điều trị: Blen-Methylen (5%o), cồn iốt bôi lên mụn đậu hàng ngày; nhỏ dung dịch Chloramphenicol- 4 %o lên mụn đậu, vào mắt và miệng, mũi cho gà để diệt các tạp khuẩn gây viêm nhiễm thứ phát. phòng bệnh: tiêm vaccine.

Cách Phòng Các Bệnh Thường Gặp Ở Gia Cầm Trong Vụ Đông Xuân?

thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về,

hoặc khi giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh

ở gia cầm phát sinh và lây lan mạnh.

Vào thời gian này, gia cầm thường mắc các bệnh như: Cúm, hen gà CRD, Gumboro,

cầu trùng, tụ huyết trùng…

Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin đúng thời điểm. Bà con nông dân có thể tham khảo quy trình tiêm phòng vắc xin cho gia cầm như sau:

QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ

Tùy từng vùng dịch tễ khác nhau, mùa vụ khác nhau mà ta có thể áp dụng quy trình khác nhau.

QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO NGAN, VỊT SINH SẢN

Bên cạnh việc tiêm phòng Vắc xin cho gia cầm, bà con cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, ngăn chặn và tiêu diệt nguồn bệnh:

– Thường xuyên vệ sinh, sát trùng trong khu chăn nuôi gà bằng Vinadin 10% liều 20-25ml thuốc / 10 lít nước hoặc Chlorine Dioxide liều 1 viên/1 lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi, tuần 1 – 2 lần.

– Phun định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi bằng Vinadin liều 100ml/10lít nước hoặc Chlorine Dioxide liều 1 viên/1 lít nước.

Đồng thời bổ sung dinh dưỡng, các vitamin khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho gia cầm trước và sau khi tiêm phòng từ 2-3 ngày bằng các sản phẩm bổ trợ như:

– Bogama, B.complex, Vinamix 200, Stress-bran, Polyamino vitamix, Enzym phyte …

Các vắc xin và chế phẩm sinh học trong quy trình trên đều được phân phối tại:

Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung Ương 1 – VINAVETCO

Địa chỉ: 88 – Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội Fax: 0438 691 263 Website: chúng tôi

Điện thoại tư vấn: 04.22138531 Tư vấn chế phẩm sinh học: 0914.898.355

Tư vấn bệnh thú y: 0987.761.142 Tư vấn bệnh thủy sản: 0982.169.529

Hai Bệnh Cần Phòng Tránh Cho Gà Chọi Vào Mùa Đông

Vào mùa đông những chú gà chọi thường mắc nhiều bệnh khác nhau và chúng ta cần phòng bệnh cho chúng, đặc biệt là hai bệnh gà sau đây là hai bệnh thường gặp vào mùa đông.

Bệnh còi xương ở gà chọi con

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của gà, đặc biệt là vào mùa đông, nếu quá trình chuyển hóa các chất khoáng trong cơ thể, đặc biệt là canxi và photpho bị phá hủy sẽ khiến mô xương phát triển không bình thường và hình thành bệnh dinh dưỡng mà gà trưởng thành thường gọi là bệnh còi xương.

Triệu chứng bệnh còi xương ở gà: Gà bị bệnh có đặc điểm chủ yếu là còi cọc, chán ăn, lông rối bù, xương mềm và cong, núm cứng như hạt cườm ở chỗ tiếp giáp giữa xương sườn mềm và cứng, ngực lép và phẳng, lồi hẳn ra hai bên. Trường hợp nặng, miệng mềm như cao su, khó mổ, chân tay đau nhức không đứng được, đa số nằm nghỉ. Cùi gà cong hoặc hình chữ X, xương sống cong là gà yếu. Tỷ lệ đẻ của gà đẻ giảm hẳn.

Các biện pháp phòng ngừa:

1. Để gà cung cấp đủ canxi, phốt pho và vitamin D, tốt nhất nên cho gà ăn thức ăn hỗn hợp giá đầy đủ.

2. Cung cấp ánh sáng 16 giờ mỗi ngày. Đồng thời cho ăn cát để nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn.

3. Cho ăn một ít thức ăn thô xanh với lượng thích hợp.

Phương pháp điều trị bệnh còi xương ở gà:

1. Khi phát hiện gà bị bệnh, cần kịp thời tăng tỷ lệ canxi và photpho trong khẩu phần. Nhìn chung, hàm lượng canxi và photpho trong khẩu phần: 0,9% đối với gà con, 1,1% đối với gà đang lớn, 3,1% đến 3,5% đối với gà đẻ, 0,9% đối với gà thịt. Tỷ lệ canxi và phốt pho: gà con 2, 1: 1, gà 2,3: 1 trong thời kỳ lớn, 1,7: 1 trong thời kỳ đẻ. Đặc biệt chú ý bổ sung vitamin D hoặc dầu gan cá để thúc đẩy gà hấp thụ canxi và phốt pho. Trong những trường hợp bình thường, hãy bổ sung 2000 đơn vị quốc tế vitamin D cho mỗi kg thức ăn và sử dụng 1 đến 2 ml dầu gan cá cho mỗi con gà mỗi ngày.

2. Thêm bột xương và các chất khác vào chế độ ăn. Bột xương có thể chiếm 1% đến 2% khẩu phần ăn.

Hạ thân nhiệt ở gà chọi

“Bệnh rét run” là bệnh dễ xảy ra vào thời kỳ nhiệt độ thấp mùa thu đông, đặc biệt là vùng đông bắc bộ, nơi có nhiệt độ thấp, gà đẻ có nhu cầu canxi và phốt pho lớn hơn trong thời kỳ đẻ, nếu gà không kịp ăn vào. Ngoài ra, canxi, phốt pho và các rối loạn chuyển hóa khác của gà có thể gây ra sự phát triển bất thường của mô xương, từ đó hình thành các bệnh về dinh dưỡng. Bệnh càng gây hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng của gà đẻ, trứng ngày càng nhỏ, chất lượng vỏ trứng kém đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập từ chăn nuôi gà. Vì vậy, trong mùa nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là vùng Đông Bắc Trung Quốc, cần làm tốt công tác phòng và chữa bệnh “hạ nhiệt”.

Các triệu chứng khi gà bị hạ thân nhiệt: Gà ốm yếu còi cọc, giảm ăn, xương mềm và cong vênh, khớp cứng như hạt cườm ở chỗ tiếp giáp giữa xương sườn mềm và xương sườn cứng, ngực lép xẹp, lồi hẳn ra hai bên. Miệng bị bệnh nặng mềm như sụn, có thể uốn cong nhưng khó mổ, hầu hết gà trưởng thành đều nằm xuống khó đứng.

Các biện pháp phòng ngừa

1. Chuẩn bị khẩu phần phải hợp lý, cho gà ăn đầy đủ canxi, photpho và vitamin D theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, nếu có điều kiện nên sử dụng thức ăn hỗn hợp toàn giá để đảm bảo nhu cầu canxi và photpho cho gà.

2. Trại gà cần được cung cấp đầy đủ ánh sáng, nói chung nên phơi nắng 16 tiếng hàng ngày, nếu thiếu nắng có thể dùng ánh sáng thay thế, đồng thời bổ sung sạn vào thức ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa của gà.

Đây là hai bệnh thường gặp về gà vào mùa đông, để có thể hiểu nhiều hơn hãy thường xuyên theo dõi trang để có thể biết được nhiều bệnh và cách phòng trách cho ga.

Kỹ Thuật Phòng Tránh Bệnh Tật Cho Gà Chọi Vào Mùa Đông

Kỹ thuật phòng tránh bệnh tật cho gà chọi vào mùa đông

Thời tiết, khí hậu mùa đông là lúc gà dễ mắc phải một số triệu chứng và bệnh tật gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy người nuôi gà chọi cần phải đặc biệt chú ý và đề phòng. Thế nên, THÀNH ĐẠT EXPORT IMPORT xin gửi đến cho các bạn một số kiến thức và kỹ thuật phòng bệnh để giảm thiểu tối những nguy cơ gà chọi mắc bệnh, giúp cho gà nòi của bạn nuôi trở nên khỏe mạnh và sung sức hơn.

Mặc dù gà chọi luôn được cho là có thể trạng tốt hơn rất nhiều so với những loại gà khác nhưng không có nghĩa là chúng không bị bệnh. Vì thế để giữ ấm cho gà trong mùa đông, chuồng trại của gà cần được che chắn kỹ bằng áo mưa hay những tấm nứa cho khả năng chắn gió và giữ nhiệt tốt. Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng. Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chó, cáo, chuột…. Nền chuồng nên rải thêm trấu nhưng cần phải dọn dẹp thường xuyên.

Thời tiết mùa đông, nhiệt độ xuống thấp đi kèm với không khí hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus gây bệnh ở gia cầm phát sinh và lây lan mạnh. Nếu trong thời điểm này chúng ta không chủ động phòng bệnh thì gà nuôi rất dễ mắc phải những bệnh cúm, rù từ đó dẫn đến việc trị bệnh cho gà trở lên rất phức tạp và khó khăn.

Máng ăn và máng uống của gà cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh để thức ăn cho gà tồn động. Với những ăn còn thừa cần phải đổ đi, không nên để lại bữa sau cho gà bởi vì thức ăn sẽ dễ bị lên men, gà ăn vào sẽ bị đi ngoài và đầy bụng làm gà mất sức.

Cách nuôi gà chọi mùa đông cũng cần được quan tâm và cẩn thận hơn. Chủ nuôi không nên thả gà ra ngoài vườn vào buổi sáng sớm vì xương buổi sáng mùa đông khá độc. Chỉ nên cho gà ra vườn từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều lùa gà về chuồng. Đặc biệt vào những ngày mưa phùn gió bấc, chúng ta cần giữ ấm thêm cho gà bằng cách lắp thêm bóng đèn trong chuồng gà để giữ ấm cho gà.

Chủ nuôi cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc gà trong thời điểm này thật cẩn thận.

Sáng sớm và chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất để di chuyển gà. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống. Thức ăn cho gà nên chú trọng vào những loại tinh bột như gạo, cám ngô, bên cạnh đó xen kẽ cho gà ăn thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho gà chọi như thịt bò, trứng vịt lộn, lươn sống bằm nhỏ, ếch… để gà có đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng cần cho gà ăn nhiều chất xơ và cho gà dùng thêm các loại thuốc bổ nếu cần thiết. Ngoài ra, lượng nước cung cấp cho gà mỗi ngày phải đảm bảo sạch sẽ và đủ số lượng.

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ khu vực lân cận chuồng gà để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccin cho gà đúng lịch, đủ liều.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THÀNH ĐẠT EXPORT IMPORT

Địa chỉ: 55 Cửu Long, P 15, Q 10, TP Hồ Chí Minh

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Bệnh Cho Gà Trong Mùa Đông Xuân trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!