Xu Hướng 3/2023 # Cách Phối Giống Nhân Tạo Cho Nhím # Top 9 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Phối Giống Nhân Tạo Cho Nhím # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Phối Giống Nhân Tạo Cho Nhím được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nên cho con cái phối giống khi 10 – 12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn.

Con đực thì chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào xuống nền chuồng rồi rít lên. Nhím mang thai 95 – 100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1 – 3 con. Đẻ sau 1 tháng nhím có thể động dục trở lại. Tuy nhiên, tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu giống để quyết định có nên cho phối giống hay không.

Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luân chuyển đực – cái để tránh cận huyết, theo thông tin từ báo Kinh tế Nông thông.

Tăng thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hằng ngày, giữ cho thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông.

Theo dõi, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp. Chú ý giữ kín gió, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng 25 – 30 độ C trong tuần đầu sau sinh để nhím mẹ ủ ấm cho con.

Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh thông thường: Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.

Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu…

Nhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động duc, phối giống đẻ có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt ( có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái ), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật.

Phối Giống Phối Thế Gà Đá

Trước khi nói đến phối giống, chúng ta hãy thử xem qua các thế đánh rất phổ thông của gà đòn, nếu bạn nào có biết các thế đánh, chiêu thức khác xin bổ túc thêm.

Đá mé ngang : áp dụng cho cả hai mé, mé trái và phải. Điểm đá là tạt (tát) vào mặt gà tính từ mỏ vào đến ngang lỗ tai.

Đá xỏ ngang : thường dân đá gà hay xử dụng lẫn lộn “mé ngang” và “xỏ ngang”. Đá xỏ ngang gà đứng thế như mé đá ngang nhưng khi nhảy lên đá thì lại nhắm vào cổ hầu và cần trên mà chặt. Nếu xem phim quay chậm sẽ thấy hình dạng chân gà chặt vào như “xỏ” ngang qua cổ, hầu của gà đối phương.

Đá xỏ dọc : tức là gà ra trực diện và đá thốc từ dưới lên vào cần trên và cổ hầu lên cho đến mặt (như cú uppercut).

Đá xỏ địa: gà ghịt đầu và đối phương xuống dưới đất và dùng hai chân bổ xuống như búa bửa củi.

Đá cổ non, chảng ba còn gọi là đá “kiềng”: chặt từ dưới cần trên và chính yếu là vào chỗ cổ giáp với thân mình.

Đá vén ót: thế đứng như đá mé ngang nhưng lại đá từ phía sau tới và nhắm vào phần phía sau sọ.

Đá mu lưng (mã kỵ): thế đá đánh vào từ phổi gà trên lưng xuống cho đến dưới lưng.

Đá vai: thế đá này như cận chiến, gà tì vào đối phương và giật lông lưng mà đá vào hai trái chanh (hai bắp thịt ở đầu xương vai).

Đá vỉa (dĩa): gà lòn vào cánh và trổ đầu lên, thường đá vào ngang nách non.

Đá lườn: thế đá này rất khó chỉ trừ có những con gà có quản ngắn và cáp phải gà cao chặng thì mới đá sâu vào lườn gà đối phương được. Gà mổ và ghịt vào cần cổ dưới làm điểm tựa và vuốt chân dọc vào trong lườn gà đối phương.

Đá (quăng) chân không: gà ra trực diện nhưng không dùng mỏ để ghịt đối phương mà nhảy song phi và đá tạt ngang vào mặt, vào hầu.

Đá kềm cương: thế đá này rất ít thấy do gà ghịt được đầu đối phương từ phía sau kéo căng ra như sợi giây cương (ngựa) và lên chân đá phủi tới như đuổi đi.

Đá mặt thớt: vô cùng hiếm họa, chỉ có thể xảy ra tại các trường gà đào hầm đất đá như ngày xưa. Gà đứng thế đá mé ngang ghịt và kê đầu đối phương lên bờ đất và nhảy lên dùng quản chặt xuống như dao chặt thịt.

Đá chạy xe, còn gọi là “đà đao” – chiêu của Quan Vân Trường dùng Thanh Long Đao giả vờ bỏ chạy và chờ cho đối phương đuổi theo thì bất ngờ quay lại “xả” đao chém ngược lại. Gà cựa mà ra chiêu độc này thì gà đối phương nắm chắc phần thua nhưng gà đòn cũng có con đá thế này tuy không có ác nghiệt và tạo cơ hội để thắng như đá gà trực tiếp cựa sắt.

Từ 14 thế đánh này, baloi có thể phân ra những đòn thế chuyên biệt cho gà đá kèo trên hay gà đá kèo dưới. Một số chiêu thức có thể được dùng bởi gà đá kèo trên lẫn dưới.

Gà đá kèo trên: gà lọai này thường xử dụng các thế đánh trong 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12 và 13 đã nêu ở trên

Gà đá kèo dưới: gà lọai này thường xử dụng các thế đánh trong 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 14 đã nêu ở trên.

Ứng Dụng Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Gà Đông Tảo Để Bảo Tồn Nguồn Giống Quý

BNEWS Tỉnh Hưng Yên vừa triển khai thành công đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo và Đông Tảo lai”.

Đây là công nghệ mới mang lại kết quả khả quan, góp phần bảo tồn và phát triển đàn gà Đông Tảo ra đại trà, nâng cao hiệu quả giá trị cho người chăn nuôi.

Đề tài do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên phối hợp với Viện Công nghệ sinh học (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) triển khai tại 2 xã: Đông Tảo (Khoái Châu) và Yên Hòa (Yên Mỹ).

Do đàn gà Đông Tảo giống gốc sinh sản và nhân giống đạt tỉ lệ thấp nên việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sẽ làm tăng khả năng sinh sản, bảo tồn nguồn gen quý và nâng cao chất lượng giống gà bản địa. Trong đó, số lượng gà Đông Tảo thuần gần 500 con, gà Đông Tảo lai 450 con được tuyển chọn theo các tiêu chí về tuổi, khối lượng, đặc điểm hình thái, phản xạ của bộ phận sinh dục. Tiến sĩ Đỗ Văn Thu, viện Công nghệ sinh học cho biết, qua quá trình thực hiện đã xây dựng quy trình kỹ thuật khai thác tinh dịch gà Đông Tảo theo 2 phương pháp: sử dụng tinh pha loãng và tinh đông lạnh kỹ thuật đơn giản; trong đó, phương pháp sử dụng tinh pha loãng đảm bảo tốt khả năng thụ tinh, tỷ lệ trứng có phôi đạt hơn 90%.

Với kỹ thuật sử dụng tinh đông lạnh sẽ bảo tồn nguồn giống thuần chủng trong thời gian dài, tận dụng được những con giống đẹp và phục hồi đàn gà nếu gặp những bất lợi về thiên tai, dịch bệnh. Theo ông Nguyễn Văn Hiệu và các hộ chăn nuôi gà ở xã Đông Tảo, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng các phương pháp hiện đại đang mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đàn gà phối giống tự nhiên, giúp hộ chăn nuôi chọn được con giống tốt, tăng nhanh đàn và tăng giá trị trên 30%.

Đàn gà con sau khi ấp trứng sinh ra có tỷ lệ đậu đạt 98%, sau 16 tuần gà có tỷ lệ sống đạt 95%; trong khi gà được phối giống tự nhiên chỉ đạt 88%. Hơn nữa, khả năng sinh trưởng của gà con được thụ tinh nhân tạo cũng cao hơn so với gà sinh ra theo cách thụ tinh nhân tạo là hơn 10%. Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng phòng chăn nuôi – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên khẳng định, với phương pháp thụ tinh nhân tạo không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đã giúp cho người chăn nuôi tự làm chủ được công nghệ, tăng nhanh đàn gà và bảo vệ được nguồn giống thuần chủng.

Từ hiệu quả này, các địa phương ở Hưng Yên sẽ tiếp tục ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên diện rộng, quy mô lớn hơn để đàn gà Đông Tảo phát triển đạt hiệu quả cao, chất lượng và bền vững./.

Cách Lai Tạo Các Giống Gà Tốt

1. Lai giữa anh em ruột cùng bầy – 25% (cận huyết sâu). 2. Lai giữa anh em cùng cha-khác mẹ hoặc cùng mẹ-khác cha – 12.5% (cận huyết vừa). 3. Lai giữa bác trai-cháu gái hoặc bác gái-cháu trai – 12.5% (cận huyết vừa). 4. Lai giữa ông-cháu hoặc bà-cháu – 12.5% (cận huyết vừa). 5. Lai giữa anh em họ – 6.3% (cận huyết nhẹ).

Hãy chọn phần trăm cận huyết mà bạn muốn áp dụng cho gà của mình. Nên nhớ mục đích của lai cận huyết là để ổn định gien đồng hợp. Bạn càng lai cận huyết sâu thì gien đồng hợp càng ổn định. Điều này sẽ càng khuyếch đại khi lai cận huyết gà với những kiểu hình tương tự gắn liền với một số kiểu gien.

Khi bạn lai cận huyết gà, hãy lưu ý vấn đề lại tổ (atavism). Lại tổ là sự tái hiện ở con cháu một đặc điểm của tổ tiên xa. Nó có thể phát sinh tật mỏ, con ngươi bất thường, tật ngực, vẹo ngón và lưng… Lại tổ cũng ảnh hưởng đến kiểu hình – đặc biệt là màu lông. Lại tổ là đồng hợp trội.

Một người bạn của tôi có lần lai tạo một cặp Ray Hoskins Grey. Kết quả của cặp gà Grey này – hai trong số bầy con có màu trắng. Cặp gà nhạn lại tổ này sinh ra những con gà trống ưu tú – tất cả đều màu trắng. Ông cũng lai gà lại tổ với gà nhạn dòng khác và vẫn cho ra gà lai thắng độ. Lai gà nhạn lại tổ với gà lai vẫn tạo ra chiến kê chất lượng. Khi màu lại tổ xuất hiện, hãy kiểm tra xem kiểu hình có gắn liền với kiểu gien, tức kiểu đá hay không. Khi lai tạo, nó sẽ đem lại kết quả tích cực. Di truyền là một vấn đề nghiêm túc và không phải lúc nào cũng diễn ra theo dự tính của chúng ta. Hầu hết các nhà lai tạo đều duy trì những dòng gà cận huyết sâu làm giống. Họ không đem gà giống đi đá; mà chỉ đá gà pha.

Hugh Norman, “nhà lai tạo bậc thầy”, người tạo ra dòng chiến kê Rebel trứ danh. Ông là một trong những nhà lai tạo duy trì những dòng cận huyết và pha chúng để lấy ưu thế lai (hybrid vigor). Với ông, gà giống và gà đá là khác nhau. Ông không đá gà giống cũng như không lai gà pha. Theo phương pháp này, gà giống của bạn càng cận huyết sâu thì lợi thế lai càng nhiều khi chúng được pha.

Theo phương pháp của Norman, chúng ta lai tuyển chọn (line-breeding) trước khi pha. Lai tuyển chọn là lai cận huyết cá thể, ở mỗi thế hệ chúng ta đều “đồng hợp” hóa (double up) gien bầy đàn. Bằng cách lai tuyển chọn, chúng ta cố gắng tạo ra những cá thể gần với tổ tiên về mặt di truyền. Mỗi thế hệ đều được đánh giá một cách cẩn trọng. Thế hệ sau cùng được giữ lại để làm giống hay đem pha.

Nếu bạn là nhà lai tạo nhỏ (backyard breeder), chỉ lai tạo dùng để thi đấu trên các webisite đá gà trực tuyến nhỏ, bạn có thể không đủ không gian để nuôi gà trong quá trình lai tuyển chọn. Tôi nghĩ bạn nên lai tuyển chọn với một cá thể là đủ. Hãy cố tìm ra cặp gà tiềm năng nhất, và lai ngược về cặp đó. Rồi bạn có thể khép kín (close) dòng lai với những con gà sinh ra sau này. Biến dị (heterosis) hay ưu thế lai (hybrid vigor) không ổn định bằng mỗi dòng thuần, nhưng thích hợp để tạo ra chiến kê chất lượng. Dĩ nhiên, điều này phụ thuộc vào chất lượng cặp gà bổn cùng với việc đánh giá và tuyển chọn của bạn

Còn bây giờ, hãy nói về lai xa (cross-breeding). Lai xa là lai giữa gà không có quan hệ huyết thống gần gũi. Lai xa thường được áp dụng để kết hợp những dòng gà giống chất lượng. Có ba phương pháp lai xa để tạo chiến kê. Chúng được mô tả như sau:

1. LAI TRỰC TIẾP (STRAIGHT-CROSS): hai dòng gà thuần được pha với nhau. Một ví dụ điển hình là bầy chiến kê nhanh-bền được pha giữa Ruble Hatch và Black Traveler. Ở đây, gà trống cũng giống như gà mái.

2. LAI BA DÒNG (THREE WAY-CROSS): nếu bạn có dòng Kelso chém tốt hơn trong các trận đôi công (open sparring) và muốn tăng tực đá (wallop), hãy lấy trống Hatch-Claret pha với mái Kelso. Bầy lai này sẽ có những đặc điểm mong muốn của Kelso, khả năng chém tốt như Claret và đá dai sức như Hatch.

3. LAI BỐN DÒNG (FOUR WAY-CROSS): pha hai bầy lai trực tiếp với nhau, chẳng hạn pha giữa Hatch-Claret với Kelso-Roundhead.

Khi lai xa, luôn nhớ câu ngạn ngữ sau: “Lai xa hay pha huyết hầu như luôn chuyển giao những tính trạng xấu. Những tính trạng tốt thường là kết quả của lai xa nhưng không thể di truyền”. Câu này được trích từ cuốn sách “Modern Breeding of Game Fowl” (Lai tạo chiến kê theo cách hiện đại) của Frank “Narragansett” Shy.

Một phương pháp lai tạo đáng chú ý khác trong sách này là “Phương pháp Narragansett” được phổ biến bởi Frank Shy, một “bậc thầy lai tạo” nổi tiếng nữa với dòng gà đá có tên Narragansett. Phương pháp này chủ trương chuyển giao “máu” của một cá thể trội cho bầy đàn ở “quy mô nhỏ” bằng cách bổ sung định kỳ “máu” đó trong hàng loạt bầy lai thay vì lai cận huyết sâu.

Như vậy là tối đa rồi. Chúng ta không thể lai tiếp bầy (3) và bầy (4) với trio gốc vì quá cận huyết. Chúng ta phải tuyển bên ngoài một con trống khác tương tự như TRỐNG (A) về hình dạng cũng như lối đá, tức TRỐNG (D). Chọn những con gà mái tốt nhất từ các bầy (3) và (4) để lai với nó.

Kết quả sẽ cho ra các bầy (5) và (6) với 1/4 máu của con TRỐNG (A) gốc.

Một phương pháp đáng chú ý nữa là lai thể (out-breeding). Lai thể là lai cùng dòng nhưng xuất phát từ những nhà lai tạo khác nhau với điều kiện là chúng phải được giữ thuần. Nếu bạn có dòng Kelso và bạn không biết cách giữ dòng, bạn có thể mua một con Kelso trống từ nhà lai tao khác và đem lai với mái Kelso nhà. Bầy con vẫn là Kelso thuần nhưng bạn lại không lai cận huyết quá sâu.

Một số nhà lai tạo nhỏ pha gà Mỹ với gà phương Đông. Nếu bạn thuộc nhóm này, tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp “bậc” phương Đông IVY (Ivy Oriental grade). Ivy chuộng gà 1/4 “bậc” phương Đông trong các bầy “lai trực tiếp” hay “lai ba dòng”. Theo đó, bạn chỉ cần một con gà trống phương Đông để tạo ra gà mái 1/2 bậc. Nên nhớ, “bậc” phương Đông là phương pháp thử và loại (trial & error method).

Để tôi giải thích cách thực hiện. Theo phép “lai trực tiếp”, trước tiên bạn lai gà phương Đông, chẳng hạn với dòng Davis Mims. Bầy này sẽ có 1/2 “bậc” phương Đông. Chúng ta chọn con gà mái 1/2 “bậc” phương Đông tốt nhất và lai ngược về trống Davis Mims. Phép “lai trực tiếp” này sẽ tạo ra bầy 1/4 “bậc” phương Đông.

Nếu bạn muốn thực hiện “lai ba dòng”, bạn chọn gà mái 1/2 bậc (bầy trống phương Đông lai với mái Davis Mims) lai với bầy Davis Mims-Hatch Gull. Bầy con sẽ có 1/4 Hatch Gull, 1/2 Davis Mims và 1/4 “bậc” phương Đông. Tác giả cũng chuộng gà 1/8 “bậc” phương Đông.

Chìa khóa của thành công trong việc tạo “bậc” gà phương Đông là tuyển chọn và loại bỏ không thương tiếc. Chọn những con gà trống phương Đông nạp dữ, chém tốt và luôn bật cao hơn đối thủ mỗi lần nạp. Những con đá rát trong trường đấu thường thiếu lực vì vậy hãy bổ sung chút % máu dai sức (HATCH). Những con gà phương Đông mà bạn đổ chỉ đá dai sức khi đạt 2 tuổi. Tác giả từng chứng kiến rất nhiều gà phương Đông bỏ chạy khi đá cựa sắt. Chúng không đá đến hết trận. Tuy nhiên, có một số con đá lâu đến 10 phút và chịu được vết chém sâu khi đạt 2 tuổi hay hơn. Những con gà phương Đông này có đáng để lai tạo không? Chúng không cần phải chăm sóc nhiều trước khi đá và kháng bệnh rất tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phối Giống Nhân Tạo Cho Nhím trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!