Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Gà Tre Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Để Gà Phát Triển Tốt # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Gà Tre Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Để Gà Phát Triển Tốt # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Gà Tre Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Để Gà Phát Triển Tốt được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gà tre là một trong những vật nuôi được rất nhiều người ưa chuộng bởi kích thước nhỏ nhắn và bộ lông đầy màu sắc. Nếu bạn đang muôn tìm kiếm một vật nuôi làm cảnh thì gà tre sẽ là một gợi ý rất đáng để cân nhắc, không những thế một chú gà tre được nuôi dưỡng theo chế độ riêng biệt còn có thể phát huy khả năng chiến đấu tuyệt vời. Tùy theo mục đích của mỗi người mà chúng ta sẽ có cách nuôi gà tre khác nhau, vì thế trước khi lựa chọn cách nuôi gà tre phù hợp các bạn cần xác định mục đích của mình là gì.

Hướng dẫn cách nuôi gà tre qua từng giai đoạn

Sau khi trứng gà tre nở các bạn không nên vội vàng cho gà con xuống ổ ngay mà phải để tối thiều sau 24 tiếng. Khi đã cho gà tre con xuống cần phải cho chúng uống nước sạch, nên cho thêm thuốc úm cho chúng trước khi cho ăn. Trường hợp các bạn ấp trứng bằng máy thì tối thiểu sau 24 giờ mới được phép cho gà con ăn.

Ở giai đoạn này chúng ta không nên cho gà tre con ăn quá nhiều để tránh tình trạng chúng chưa hấp thu hết chất dinh dưỡng của phôi nuôi, lúc này nếu cho chúng ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc bị tiêu chảy.

Khi nuôi gà trẻ con bạn cần thiết lập một khu vực riêng biệt và đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau: nhiệt độ, độ ẩm, kín gió, che chắn kỉ để tránh mưa tạt vào,… Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của chúng cho sự phát triển sau này, ngoài ra còn giúp nguồi nuôi thuận tiện hơn khi chăm sóc.

Cách nuôi gà tre từ 1 đến 2 tháng tuổi

Sau một tháng tuổi các bạn đã có thể cho gà tre con tiếp xúc với môi trường xung quanh, thời kỳ này chúng đã có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên chỉ nên cho chúng tiếp xúc với điều sống mới một cách từ từ không nên quá vội vàng nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.

Giai đoạn 1-2 tháng tuổi còn gọi là giai đoạn mặc áo, lúc này chúng đã bắt đầu mộc nhiều lông hơn để che cơ thể. Khi được chăm sóc một cách tốt nhất thì gà con sẽ rất nhanh nở mình và bung lông. Ở độ tuổi này gà con vẫn cần rất nhiều dinh dưỡng, các bạn nên bổ sung thêm một số loại Vitamin, chất khoáng, xơ,… để giúp chúng phát triển hoàn thiện hơn. Lưu ý: Không nên dùng thuần cám công nghiệp vì loại thức ăn thường chứa hàm lượng đạm rất cao, nếu cho ăn quá nhiều sẽ khiến gà con bị béo phì.

Cách nuôi gà tre từ 2-5 tháng tuổi

Trong cùng một đàn gà tre, thường con đầu đàn bao giờ cũng trổ mã nhanh hơn những con khác và chúng cũng ăn nhiều hơn. Đây là giai đoạn quan trọng mà người nuôi cần chú ý nếu muốn những chú gà tre đẹp.

Cho gà tre khẩu phần tương tự nhau, tập cho chúng thân thiện với con người.

Cần thiết kế chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp cho quá trình phát triển của chúng diễn ra bình thường. Bên cạnh những loại ngũ cốc các bạn nên bổ sung thêm một số thực phẩm khác như: cá, rau, dế, sâu,…

Trường hợp các bạn thấy cần thiết thì có thể tách đàn nuôi riêng từng con để chúng có môi trường sống riêng biệt.

Để có bộ lông óng mượt và không bị hư thì bạn cần thường xuyên tắm rửa cho chúng.

Với những con gà mái thì giai đoạn này cũng khá quan trọng vì nếu cung cấp chế độ ăn uống không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chúng. Gà mái thường thay đuôi sau 4-5 tháng tuổi, bộ lông cũng bắt đầu hoàn thiện hơn và khi bước sáng tháng thứ 6 thì chúng sẽ vảo thời kỳ sinh sản tốt nhất. Khi gà mái căng mình và kêu ổ thì các bạn cần cung cấp thức ăn nhiều hơn để chúng cho ra đời sau tốt nhất.

Cách nuôi gà tre từ 5-8 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 5 thì gà trống cũng đã có thân hình tương đối nhưng chúng sẽ có dấu hiệu kém ăn hơn bình thường, với những chú gà trống theo mái sớm rất dễ bị nhiễm bệnh ( Thân hình chai sượn và đứng lông). Vì vậy việc nắm bắt được cách nuôi gà tre đúng kỹ thuật lúc này là điều vô cùng cần thiết. Lúc này nếu thấy chúng kém ăn thì cần phải tự tay đút cho chúng ăn, nếu gà trống bắt đầu đạp mái thì nên hạn chế một lần một ngày ( Chỉ khi chúng được 7 tháng tuổi).

Vào tháng thứ 8 gà tre đã sang giai đoạn trưởng thành, đây là thời kỳ sung mãng nhất của chúng. Ở giai đoạn này các bạn chỉ cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp để giúp chúng phát triển bình thường là được.

Cách nuôi gà tre sau 8 tháng tuổi

Hướng dẫn cách nuôi gà tre đá

Cách chọn giống gà tre đá tốt

Tông dòng xuất xứ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng chiến đấu sau này của hầu hết các giống gà chọi không riêng gì với gà tre. Để có được những chú gà tre đá tốt các bạn cần lưu ý đến lai lịch của gà bố mẹ. Khi chọn gà tre đá tốt bạn nên lựa đời sau của những con mái hung hăng, tố chất mạnh mẽ, tính cách gan lì, độ bền cao và đá hiểm ác. Ngoài ra muốn có giống gà tre đá tốt các bạn chỉ nên chọn giống thuần, tuyệt đối không chọn những giống gà lại vì nó sẽ đánh mất đi những tiềm năng của giống loài mang lại.

Cách huấn luyện gà tre đá tốt

Việc nuôi và huấn luyện một chú gà tre đã trưởng thành trở thành một chú gà thiện chiến không phải là một điều dễ dàng, chính vì thế mà những người nuôi gà chọi chuyên nghiệp thường chọn những con còn tơ để dễ dàng huấn luyện hơn.

Quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện ban đầu bao giờ cũng quan trọng, khi những con gà tre trống đã được 7 tháng tuổi các bạn nên tách ra khỏi đàn để nuôi riêng. Tuy độ tuổi còn khá nhỏ nhưng gà tre vẫn là giống gà chọi khá hung hăng, chúng thường gây gỗ và đá nhau nếu được nuôi chung. Lúc này tuổi đời của chúng còn khá nhỏ, cựa và thể lực của chúng con kém nên nếu đá lộn quá nhiều sẽ làm gà tre mất sức ( Khi lớn lên đá sẽ không còn lực).

Mỗi ngày các bạn nên cho gà tre tắm nắng từ 1-2 giờ và chỉ nên cho chúng tắm nắng lúc ban mai ( 7-9 giờ). Đối với những ngày nắng quá gắt các bạn không nên cho gà tre ra ngoài tắm nắng vì rất dễ làm cho chúng bị bệnh. Sau khi tắm nắng xong thì cho chúng nghĩ ngơi khoảng 30 phút thì tắm nước. Tuyệt đối không cho gà tre tắm sau khi vừa tắm năng xong, vì nếu làm vậy sẽ khiến chúng nhiễm lạnh.

Nếu muốn tăng thể lực cho gà tre thì bạn có thể sư dụng phương pháp chạy bội, vào khoảng 7-8 giờ sáng các bạn để một con trong bội và một con ngoài để chúng chọi nhau. Lưu ý: Cần tránh cho chúng không đụng mỏ với nhau nếu không sẽ bị tổn thương.

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc thì việc gặp thương tích là điều khó lòng tránh khỏi, những vết thương cho dù là nhỏ nhất đôi khi cũng ảnh hưởng đến khả năng thi đấu sau này của chúng. Chính vì thế mà các bạn cũng nên lưu ý để kịp thời phát hiện và chữa trị những vết thương này. Việc điều trị những thương tổn này không quá phức tạp, các bạn chỉ cần thoa nghệ lên vế thương của chúng , trường hợp cựa bị phù thì nên cho chúng uống thuốc và sử dụng một số biện pháp để lấy sạch phù đi.

*****

Cách Chăm Sóc Gà Chọi Con Trong Từng Giai Đoạn Phát Triển

Gà mới nở phải được chăm sóc thật cẩn thận do sức đề kháng và khả năng chống chịu tác nhân ngoại cảnh là rất yếu. Do vậy, khi gà mới nở phải được nuôi trong chuồng úm gà được quay kín để tránh chuột bọ. Đồng thời, trải một lớp đệm trấu và thắp điện sưởi ấm 24/24 cho gà trong tuần đầu tiên.

Trong chuồng úm của gà chọi đảm bảo luôn có thức ăn, nước uống sạch sẽ cho gà. Đồng thời, trong nước uống nên pha thêm 5g đường glucozo và 1g vitamin C/ 1 lít nước uống. Để làm tăng sức đề kháng cho gà con. Kết hợp với việc thay trấu trải nền mỗi ngày để tránh vi khuẩn ẩn trong lớp nền gây hại cho gà con.

Còn đối với thức ăn dinh dưỡng trong cách nuôi gà con nhanh lớn thì hiện nay đa phần sử dụng cám côn nghiệp. Vừa giúp gà có đủ chất mà lại nhanh lớn.

Tuần đầu tiên: Có thể cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp mỗi ngày. Hoặc xen kẽ bữa cám công nghiệp, bữa cho ăn gạo, tấm và rau xanh băm nhỏ đều được.

Tuần thứ 2: Bắt đầu cho ăn thêm thóc xay đã được loại bỏ trấu kèm với thịt được nấu chín. Lượng rau xanh vẫn được giữ nguyên trong khẩu phần ăn

Tuần thứ 3: Loại bỏ hoàn toàn cám công nghiệp, thay thế bằng thóc xay. Kèm theo rau xanh và thịt được nấu chín.

Tuần thứ 4: Khi gà cứng cáp thì bắt đầu thả gà ra cho đi kiếm ăn cùng mẹ để tự do chạy nhảy. Nhưng vẫn đảm bảo lượng thức ăn cho các bữa chính

Lưu ý: Theo dõi tình trạng của phân gà và cho uống thuốc phòng bệnh CRD, bệnh viêm hô hấp, bệnh thương hàn…Nếu thời tiết ấm áp thì có thể gà ra ngoài tắm nắng sớm cũng rất tốt.

Bài nên đọc: Mách bạn kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi hay nhất

Cách chăm sóc gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

Bắt đầu giai đoạn gà thay lông và phát triển giới tính rõ ràng. Đối với gà trống sẽ bắt đầu trổ mã, trổ hình và tập gáy. Gà mái sẽ thay bằng bộ lông óng mượt và tháng thứ 5 thì sẵn sàng cho mùa sinh sản. Do vậy, ở giai đoạn này gà chần một lượng lớn chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển cả về thể chất lẫn ngoại hình.

Ở giai đoạn này đối với gà nuôi thương phẩm cũng có thể sử dụng cám công nghiệp đậm đặc để tăng trọng lượng cho gà. Nhưng đối với gà đá thì tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp. Mà thức ăn chính là thóc, lúa đã được đãi sạch loại bỏ tạp chất và hạt lép. Sau đó phơi khô rồi mới cho gà ăn. Ngoài ra, gà đá cũng phải có được thêm một số chất sinh dưỡng và công việc chăm sóc như sau:

Khẩu phần ăn: bổ sung các thức ăn dinh dưỡng: thịt bò, dế, lươn, trạch nhỏ, cá chép…

Nếu là gà đá phải tách riêng đàn để chăm sóc cho nở mình và rậm lông

Tắm cho gà kết hợp với cắt tỉa lông theo định kỳ

Kỹ thuật nuôi gà chọi trên 6 tháng tuổi trở lên

Khi gà đạt 6 tháng tuổi trở lên thì vẫn duy tri chế độ dinh dưỡng như những tháng trước. Tuy nhiên, đối với gà đá thì ở giai đoạn này cần thêm chế độ luyện tập từ thấp đến cao. Để rèn luyện cơ thể dẻo dai và chắc nịnh để có thể chống chịu lại đòn từ phía đối phương. Bên cạnh đó thì kết hợp với việc vô nghệ để da gà chọi trở nên dày hơn.

Cách chăm sóc gà chọi con sẽ có phần thay đổi trong từng giai đoạn phát triển. Nhưng dù ở giai đoạn nào thì cũng cần phải được phòng tránh bệnh theo định kỳ. Vừa đảm bảo sức khỏe cho gà được tốt nhất. Vừa hạn chế được tối đa các vi khuẩn, vi trùng có cơ hội xâm nhập mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Cách Nuôi Heo Con Mau Lớn. Thức Ăn Cho Heo Con Theo Từng Giai Đoạn

I. Dinh dưỡng cho heo con theo từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn phát triển của heo con bà con cần chú ý cung cấp nguồn thức ăn phù hợp. Dinh dưỡng sẽ quyết định chính đến giai đoạn tăng trưởng của heo, hình thành nạc thịt heo. Nguồn dinh dưỡng cần phù hợp giữa thành phần, tỉ lệ, giá trị dinh dưỡng và chất lượng thức ăn. Cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó là nguồn thức ăn phải luôn sạch sẽ, chất lượng không có nấm mốc, ôi thiu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của heo, đặc biệt là heo con.

Đặc điêm của heo con đó là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, nó cũng như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng vậy. Bên cạnh đó là khả năng tự điều hòa thân nhiệt rất kém, heo con không thể chịu được lạnh quá hoặc nóng quá. Heo con sau sinh cần nhất là nguồn sữa mẹ, khi thay đổi thức ăn phải từ từ, từ lượng đến thời gian ăn phải hợp lý. Khi đã tìm hiểu, nắm rõ về đặc điểm sinh lý của heo con sau sinh thì bà con sẽ có kế hoạch chăm sóc heo dễ dàng hơn.

1. Giai đoạn sau sinh:

Heo con sau sinh thì nguồn dinh dưỡng duy nhất và cần thiết nhất đó chính là sữa mẹ. Ngay sau khi heo sinh ra cần được bú mẹ càng sớm càng tốt. Heo con thường có đôi răng nạnh sắc nhọn sẽ làm ảnh hưởng đến vú mẹ và quá trình bú nên bà con cần bấm răng nanh khi sinh để heo tiếp cận nguồn sữa mẹ tốt hơn.

Sau sữa mẹ thì cần tập cho ăn dặm càng sớm càng tốt. Giai đoạn tập ăn từ ít đến nhiều, từ 1 cữ đến nhiều cữ trong ngày. Sau khi heo con đạt trọng lượng từ 15kg trở lên thì bắt đầu cai sữa.

Khi heo con cai sữa bà con bắt heo sang chuồng khác, tách biệt hẳn với heo mẹ. Chú ý tránh để heo stress kinh ăn, sợ ăn thì phải để chúng làm quen từ từ, không bắt nuôi chung cùng đàn heo khác dễ khiến chúng cắn nhau.

Giai đoạn này thì tăng lượng cám heo. Thức ăn sau cai sữa cần có dinh dưỡng cao (lượng protein thô cần đạt 17-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3100 kcal/kg thức ăn hỗn hợp). Bà con nên chế biến thức ăn thành dạng bột như bột ngô, đỗ tương, bột gạo, bột cá nhạt để heo tập ăn từ từ.

Sau cai sữa thì heo con cần được tẩy giun đồng loạt. Việc tẩy giun giúp heo ăn nhiều, mau lớn và tránh được nhiều bệnh tật khác.

3. Giai đoạn heo choai

Giai đoạn heo choai được tính từ 31 -60kg. Đây là thời điểm để bà con vỗ béo cho heo bằng các nguồn thức ăn khác nhau, đa dạng chất dinh dưỡng và tăng lượng thức ăn. Heo sẽ nhanh chóng phát triển kích thước cơ thể, phát triển về chiều dài, chiều cao, khung xương. Thức ăn cho heo choai ngoài cám thông thường thì cần bổ sung chất xơ từ rau xanh, chuối…đồng thời cho heo vận động, sưởi nắng để heo chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt, khung xương phát triển chắc chắn và khỏe.

4. Giai đoạn vỗ béo để xuất chuồng

Giai đoạn vỗ béo tăng cường thức ăn giàu năng lượng và tăng tỉ lệ nạc, giảm thời gian vận động của heo để heo tập trung năng lượng vào tăng kích thước, trọng lượng. Thức ăn giai đoạn này có thể gồm cám công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa để giúp heo tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Bà con chú ý, mỗi giai đoạn chăm sóc heo con cần ghi lại lịch trình chăm sóc, thức ăn về nguồn dinh dưỡng, số lượng để có thể kiểm soát sự phát triển của heo, tiết kiệm chi phí tối đa.

Heo con mới sinh có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng không cao nên kỹ thuật chăm sóc cũng phải đặc biệt hơn. Đối với chuồng trại cần vệ sinh thường xuyên, khử trùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chất thải cần được xử lý ngay để giảm nguồn bệnh lây lan. Chú ý theo dõi từng biểu hiện của heo con vì chúng rất dễ nhiễm bệnh, không sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết.

Trường hợp heo còn cần đến thuốc thì mới khỏi bà con nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ thú y. Heo con dễ lây bệnh cho nhau, làm cho cả đàn có nguy cơ bị chết nên cần có bác sĩ thú y chuyên môn thì mới có hướng điều trị đúng cách, giúp bà con chữa khỏi bệnh cho đàn heo, tránh thiệt hại về kinh tế.

Nuôi heo con muốn mau lớn, sạch bệnh thì cần nắm vững các kiến thức thì khi heo sinh ra đến quá trình chăm sóc. Bà con nên có sổ theo dõi để đúc kết kinh nghiệm, tùy chỉnh cách chăm sóc để đảm bảo có được đàn heo con mau lớn, xuất chuồng với chất lượng như ý.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Gà Chọi Theo Từng Độ Tuổi Phát Triển

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi là thực sự quan trong, đó là một trong những yếu tố tạo nên sức lực và thể trạng gà ngay từ khi còn nhỏ. Không giống như gà thịt, yêu cầu của gà đá không đến từ cân nặng mà cần đến sự săn chắc, dẻo dai của cơ thể cũng như là một sức khỏe hoàn hảo để có thể lâm trận với một tinh thần và phong độ tốt nhất. Để làm được những điều đó thì các sư kê phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho gà đá như thế nào? Để ngay từ lúc nhỏ, các chiến kê được chọn đã thể hiện rõ được phong thái của một chiến binh thực thụ.

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi theo từng giai đoạn

Để gà khỏe mạnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng khi gà tách mẹ

Từ khi mới nở cho đến khi trọng lượng được khoảng 0,5kg thì các sư kê có thể sử dụng thức ăn công nghiệp để gà sinh trưởng nhanh. Khi bắt đầu tách mẹ thì có thể chọn ra những chú gà chọi tốt nhất thông qua tố chất, ngoại hình, các bộ phận trên cơ thể. Sau đó, sẽ áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau để dành riêng cho các chú gà chọi con:

Chế độ dinh dưỡng cho gà bước vào tập luyện và thi đấu

Bắt đầu vào tháng thứ 7 là gà đã có thể bước vào giai đoạn luyện tập để chuẩn bị thi đấu ở tháng thứ 10. Trong giai đoạn này thì bên cạnh những phương pháp luyện tập chuẩn thì chế độ dinh dưỡng cho gà chọi cũng thực sự phải được đảm bảo. Bởi lúc này, gà cần có thể trạng tốt, sức khỏe đáp ứng được môi trường tập luyện khắc nghiệt chứ không còn như giai đoạn khi mới tách mẹ nữa. Do vậy, mà thức ăn cho gà đá cũng sẽ được thay đổi như sau:

Lưu ý: không nên cho gà ăn ếch, nhái trong thời gian tập luyện hoặc thi đấu, bởi thực phẩm này rất nhiều đạm, khi ra đến đấu trường thì gà thường bở hơi, kém bền.

Chế độ dinh dưỡng cho quá trình phục hồi sau thi đấu

Ở giai đoạn này, gà có thể gặp nhiều chấn thương hoặc đang cạn kiệt sức lực nên thành phần chất dinh dưỡng cũng được thay thế bằng những thực phẩm mềm hơn. Ví dụ như:

Lúa được thay thế bằng cơm nóng, khi gà không thể tự ăn thì phải đút cơm nóng cho gà và không nên đút quá no làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.

Rau xanh: để gà ăn thoải mái đến khi nào không ăn nữa thì thôi

Các chất đạm như lươn nhỏ, tép… được nấu chín kỹ mới đem cho gà ăn

Bổ sung vitamin đều đặn để gà nhanh chóng lấy lại sức

Thức ăn cho gà chọi sau khi đá

Sau thi đấu cần cho gà được nghỉ ngơi, không tham gia vào luyện tập cũng như là thi đấu, kết hợp với những thức ăn cho gà chọi thời kỳ phục hồi là cách tốt nhất để lấy lại thể trạng gà nhanh chóng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Gà Tre Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Để Gà Phát Triển Tốt trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!