Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Chuồng Trại Mô Hình Chuồng Gà Chọi Kích Thước Tiêu Chuẩn # Top 4 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Làm Chuồng Trại Mô Hình Chuồng Gà Chọi Kích Thước Tiêu Chuẩn # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Chuồng Trại Mô Hình Chuồng Gà Chọi Kích Thước Tiêu Chuẩn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chơi Gà chọi chiến cần nắm vững một số yếu tố quan trọng nếu như có ý định chơi gà chọi chiến lâu dài. Bởi việc làm chuồng nuôi gà từ quy mô đến hình thức và kích thước đều có tiêu chuẩn khác nhau.

Giúp các bạn có ý định chơi gà chọi thì những kiến thức trong việc thiết kế và làm chuồng gà chọi, chúng tôi xin chia sẻ tất tần cả các kỹ thuật, tiêu chuẩn và kích thước để làm chuồng gà đơn giản giúp bạn trở thành những chủ gà chuyên nghiệp.

Từ các nguyên liệu được làm chuồng trại nuôi gà chọi đơn giản như tre nứa, hay sắt thép gạch đá bê tông…

Cách làm chuồng gà chọi và kích thước diện tích chuẩn của chuồng gà dành cho anh em mới chơi,

Nuôi gà chọi phải nhốt kỹ vì sợ chúng đá lộn nhau bị thương tích. Để đảm bảo nhốt gà chiến gà đá thường có hai cách:

Nhốt trong chuồng được xây kiên cố bằng gạch đá hay có thể gia công bằng sắt thép

Nhốt trong bội( bu gà) có thể là bằng tre nứa hoặc bằng sắt.

Cách làm bu gà chọi đơn giản

Cách làm bu gà chọi thì chúng ta có thể dùng tre, nứa hoặc các loại thép để đan lại thành bu, về cách đan thì các bạn có thể tìm kiếm các video dạy đan để làm theo hướng dẫn.

Hoặc các bạn cũng có thể làm bu bằng cách đóng khung hình hộp 4 phía, sau đó dùng lưới đánh cá mắt nhỏ để bao quanh bu. Đây là cách đơn giản để làm một chiếc bu gà chọi siêu bền rồi đó.

Cách xây chuồng gà chọi đẹp, cách làm chuồng gà chọi đơn giản:

Chuồng gà chọi chiến cần phải rộng rãi, cao ráo để gà đi qua đi lại và quạt cánh thong thả, như vậy gà mới không bị tù túng. Kích thước chuồng nuôi gà chọi phải từ 2-4 mét vuông và có chiều cao khoảng một mét trở lên. Tùy thuộc vào diện tích mà bạn định nuôi gà, nền chuồng phải bằng phẳng, làm bằng đất nện cứng hoặc được láng qua bằng xi măng sau đó chúng ta cho đổ cát dày khoảng 12 – 20cm để gà khỏi bị hư móng, hư chân. Mái cần phải cao ráo, phải rốc hơi nghiêng để tránh nước đọng.

Bên trong chuồng, cách mặt đất khoảng 30cm , ta dùng một khúc cây để gác ngang để làm cây đậu cho gà. Còn 3 phía chung quanh vách chuồng phải kín đáo, sau lưng chuồng để tránh gió mưa, hai bên chuồng là để tránh gà cạnh chuồng nhau “xói” nhau hư đầu, hư mỏ, gà có thể đá hư chân cẳng.

Bội được đan bằng tre hay nứa hoặc bằng sắt, hình dáng như cái nom bắt cá, lớn nhỏ đủ cỡ. Nhưng với việc nuôi gà chọi, gà tre chiến thì phải nhốt trong bội đặc biệt to đủ lớn cho gà nhốt bên trong xoay trở dễ dàng. Điều cần thiết là bội có đường kính mặt đáy từ một mét trở lên. Gà chọi chiến nhốt bội tất nhiên bị tù túng, vì vậy ít ra một ngày một lần phải thả gà ra chốc lát để gà khỏi cuồng chân

Mô hình nuôi gà chọi:

Đối với mô hình chuồng gà chọi chiến, cũng có cửa bên ngoài, cũng có vách kín đáo chung quanh thường để che mưa gió và trống trộm, nuôi gà chọi với số lượng lớn. Bên trong trại được thiết kế các dãy chuồng quay mặt vào nhau, giữa có lối đi rộng từ một mét đến hai mét càng tốt. Trại cần phải lợp bằng ngói hay bằng lá cọ cho mát mẻ.

Chuồng gà trong trại được làm sát nhau với kích thước lý tưởng là 1-2 mét bề rộng và 1-1,5 mét cao

Chuồng gà chọi chiến ở trong trại nên được thiết kế chuồng này cách chuồng kia bằng các tấm vách kín đáo hoặc hở để gà ở hai bên chuồng không thấy mặt nhau hoặc có thấy nhau như không cắn mổ được . chuồng liền nhau như vậy, vừa đỡ tốn kém vừa cho ăn dễ dàng và thiết kể kiểu chuồng không có vách kín để gà soi nhau nhưng không cắn mổ giúp gà khỏe. Gà chọi chiến luôn sung sẽ chúng ta sẽ giảm bớt được khâu phải cho gà chiến chạy lông nhiều .

Cách xây chuồng gà tre:

Cách làm chuồng gà tre cũng tương tự như chuồng gà chọi nhưng có những điểm khác biệt như sau:

Gà tre bé hơn và yếu hơn gà chọi nên chúng ta không cần xây kiên cố bằng bê tông.

Như hình vẽ thì chúng ta chỉ cần làm 4 tấm đan, dùng thép buộc vào nhau tạo thành một chiếc lồng úp xuống

Nhưng riêng phần đáy của chuồng gà thì chúng ta phải xây cao lên khoảng 15-20 cm để rải cát, hoặc đất để gà tre có thể tận hưởng sở thích của mình là “tắm bụi”, ngoài ra thì chúng ta cũng có thể không bị mất vệ sinh do gà ỉa đái lung tung trong chuồng, chúng ta chỉ việc thay thế loại bỏ lớp đấy đó thôi.

Kỹ thuật làm chuồng gà đơn giản chỉ trong 4 bước:

Bước 1: Biết chính xác số lượng gà bạn sẽ nuôi

Đối với mỗi chú gà, bạn sẽ cần một khu vực có diện tích ít nhất 30 – 50 cm để giữ cho nó khỏi bị chật chội. Chúng ta cần có một diện tích lý tưởng cho chuồng gà. Đôi khi cần xây lớn hơn một chút so với diện tích mà chúng ta đã tính toán.

Bước 2: Thiết kế chuồng gà

Thiết kế cấu tạo, mô hình chuồng gà như thế nào là một bước quan trọng. Hãy nhớ rằng, bạn đang xây dựng một ngôi nhà cho gà của bạn và giữ cho chúng an toàn và thoải mái. Ví dụ, một chuồng gà khung như trên dành cho 2-3 con gà với điều kiện sống tốt nhất.

7 bước thiết kế chuồng gà:

Lưới mắt cáo bao quanh chuồng gà là vật liệu lý tưởng để che phần bên ngoài của chuồng. Đối với các ổ khóa, và chốt thì bạn nên làm một cách kĩ càng vì gà là con mồi của rất nhiều loại động vật, kể cả con người.

Chuồng gà luôn ở vị trí cao hơn so với mặt đất:

Xây dựng chuồng của bạn cách mặt đất ít nhất 60 – 90 cm. Làm như vậy sẽ đảm bảo rằng những chú gà sẽ không bị ướt trong mùa mưa và chúng cũng có nhiều diện tích để di chuyển hơn. Điều này này cũng bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi như rắn, cáo …

Gà là họ nhà chim, nên chúng thường đi ngủ trên các cành cây, chúng ta có thể tạo các thanh ngang hình thang song song với nhau để có thể tao nhiều diện tích cho gà.

Chúng ta cũng cần một khu vực làm tổ cho gà mái để đẻ trứng một cách an toàn. Giữ hộp làm tổ của bạn sâu ít nhất 60 cm để giữ trứng an toàn. Làm cho nó đủ lớn để chúng có thể đẻ nhiều trứng nhất có thể vì chúng sẽ đẻ trứng cứ sau 1-2 ngày.

Giống như tất cả các loài động vật, gà cần không khí trong lành. Chúng có thể dễ dàng bị bệnh nếu không khí là ẩm mốc. Đảm bảo có đủ luồng không khí bằng cách thêm lỗ thông hơi hoặc cửa sổ vào chuồng gà.

Một chuồng gà được cách nhiệt tốt sẽ kéo dài tuổi thọ của gà. Hãy đảm bảo rằng thời tiết đang ảnh hưởng tới những chú gà của bạn như thế nào để bạn có ngay những phương pháp xử lý như sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt thích hợp cho chuồng của bạn, hoặc sử dụng các loại đèn nhiệt sưởi ấm, hãy đảm bảo nó được an toàn và sẽ không bắt lửa và thiêu cháy chuồng gà.

Trong khi làm chuồng gà thì bạn có thể nghĩ ra các tính năng của chuòng gà khác như các khay thức ăn có thể kéo ra, vào, di động, dễ vệ sinh. Khay thu thập trứng kéo ra vào như các cánh cửa.

Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và các công cụ

Sau khi lập bản vẽ chuồng gà, chúng ta bắt đầu thu thập tất cả các nguyên liệu và công cụ bạn cần thiết để bắt đầu xây dựng chuồng của bạn. Hãy tính toán chính xác để bạn có thể ước tính số vật liệu bạn sẽ cần để xây dựng chuồng gà của bạn.

Bước 4: Bắt tay vào xây dựng chuồng gà:

Bây giờ bạn có mọi thứ bạn cần, đã đến lúc bắt đầu xây dựng! Thực hiện theo quy trình từng bước dựa trên kế hoạch bạn đã thực hiện. Đo đạc sau đó cắt gỗ rồi đóng đinh. Cuối cùng, xây dựng cửa ra vào, cửa sổ và mái của chuồng gà.

8 lời khuyên và mẹo bổ sung trong khi làm chuồng gà:

1, Gà cần nơi đẻ trứng ấm áp:

Gà cần nơi làm tổ để có thể đẻ trứng. Những tổ này nên có một số vật liệu cách nhiệt ấm như rơm. Chúng ta có thể chia ô cho từng tổ gà một.

2, Đồ ăn và thức uống của gà nên đặt ở đất:

Chúng ta nên để các vật dụng đựng thức ăn của gà ở ngoài sân, lán trại chứ không để ngay trong chuồng gây mất vệ sinh cho chuồng gà.

3, Lựa chọn vật liệu cách nhiệt cho chuồng gà:

Vật liệu trải nền phổ biến nhất là rơm vì nó hấp thụ nhiệt, giá cả phải chăng và mềm cho gà. Bạn cũng có thể sử dụng vụn gỗ hoặc vỏ củ khoai. Riêng vào mùa hè thì chúng ta phải bỏ hết lớp cách nhiệt bao quanh chuồng và tại nền của chuồng gà.

4, Lỗ thông hơi:

Vì gà là thường xuyên đi đại tiền nên chuồng gà bạn nhất thiết phải có một lỗ thông gió đúng cách, hãy đơn giản làm một cái cửa sổ và bảo vệ bằng dây hoặc lưới mắt cáo.

5, Lưới bảo vệ chuồng gà:

Gà là con mồi của khá nhiều động vật ăn thịt như cáo, chim săn mồi và gấu trúc và ngay cả con người. Hãy chắc chắn rằng bạn bảo vệ gà của bạn bằng cách sử dụng các tấm lưới thép xung quanh bên ngoài, dùng các loại vật liệu chắc chắn và nhớ để khóa cửa.

6, Chống thấm đầy đủ và có bóng râm:

Gà ghét thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy chắc chắn rằng các chuồng gà là không thấm nước để ngăn chặn chúng khỏi bị lạnh trong mùa mưa. Ngoài ra, đảm bảo rằng khu vực sân thả gà có nơi râm mát để gà của bạn có thể nhận ánh nắng mặt trời và vẫn mát mẻ.

7, Trang trí và sáng tạo:

Hãy tạo các khe cửa để bạn có thể lấy những vật dụng cần di chuyển trong chuồng gà một cách dễ dàng như khay để trứng. Bạn cũng có thể gắn thêm một chiếc bảng đen để theo dõi những quả trứng bạn đã thu hoạch hoặc viết bất cứ thứ gì bạn muốn.

Như vậy chúng ta đã có một chuồng gà như mong muốn để có những bữa ăn ngon miệng cho gia đình rồi.

(Tư Vấn) Chọn Kích Thước Chuồng Gà Chọi Tiêu Chuẩn, Hợp Lý

Giải đáp thắc mắc về “kích thước chuồng gà chọi”

Để chú gà chọi phát triển bình thường mà khi làm chuồng không bị lãng phí thì kích thước chuồng gà chuẩn thường phải từ 2-4 mét vuông và có chiều cao khoảng một mét trở lên, tùy thuộc vào diện tích của bạn . Với kích thước này đủ để có một không gian rộng rãi, cao ráo giúp các chú gà chọi đi lại thong thả thoải mái, không bị tù túng có như vậy và chọi chiến chân mới chắc khỏe và đặc biệt khi thả ra ngoài sẽ dễ thích ứng. Đồng thời với chuồng gà chọi có kích thước như này gà sẽ phát triển ổn định, ít bệnh.

Đối với các chuồng gà dạng trang trại mà làm sát nhau thì kích thước chuồng gà chọi lý tưởng để gà phát triển tốt là 2m bề rồng và 1.5m chiều cao.

Chuồng gà chọi ở các trang trại thường được thiết kế bằng các tấm vách kín hoặc để hở ở hai bên chuồng tạo khoảng cách giữa các chuồng để các chú gà không nhìn thấy mặt nhau hoặc có thấy nhau thì không mổ cắn nhau được. Khi thiết kế các chuồng liền nhau như vậy cộng với kích thước hợp lý sẽ giúp các sư kê giảm bớt chi phí và thuận tiện cho việc chăm sóc gà chọi. Đồng thời với việc thiết kế theo kiểu này sẽ giúp gà chọi không cắn mổ nhau, gà luôn được đảm bảo sức khỏe.

Một số lưu ý khi làm chuồng gà chọi

Tùy thuộc và diện tích và quy mô của bạn mà bạn chọn kích thước chuồng gà cho phù hợp.

Để xây dựng chuồng gà phù hợp với kích thước thì nền chuồng gà phải bằng phẳng dày khoảng 12-20cm để gà không bị hư móng chân. Đồng thời chuồng gà chọi cần phải cao ráo, không bị đọng nước để tránh một số bệnh hay gặp ở gà.

Bên trong chuồng cách mặt đất khoảng 30cm, bạn nên dùng khúc cây gác ngang qua chuồng để làm nơi gà có thể đậu. Xung quanh vách chuồng cần phải kín đáo để tránh mưa, gió lùa.

Về cơ bản nếu bạn nắm chắc được các tiêu chuẩn khi làm chuồng gà chọi như: kích thước chuồng gà, những điều cần tránh, cách phòng trừ bệnh cho gà chọi thì chú gà chọi của bạn mới có nền tảng phát triển bền vững. Để có được một chú gà chọi dũng mạnh thì từng chi tiết một bạn cũng cần phải làm đúng tiêu chuẩn. Với một kích thước chuồng gà chọi tiêu chuẩn sẽ giúp bạn sợ hữu một chiến kê khỏa mạnh, gà chọi sở hữu đôi chân to và săn chắc.

Kích Thước Chuồng Gà Chọi Bao Nhiêu Là Chuẩn

KÍCH THƯỚC CHUỒNG GÀ CHỌI BAO NHIÊU LÀ TỐT NHẤT

Gà chọi là một giống gà đá được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên không vì vậy mà cách chăm sóc chúng có phần đơn giản hay tùy tiện. Ngược lại, quy trình chăm sóc cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm giúp chiến kê phát triển toàn diện, không chỉ ở thể chất mà còn là tính cách. Và chuồng nuôi được xem là tiêu chí quan trọng đầu tiên mà mọi kê sư cần đáp ứng được.

Theo các các chuyên gia thì kích thước chuồng gà chọi đạt tiêu chuẩn là từ 2 – 4m và chiều cao chuồng sẽ là 1.5m, chiều rộng và dài khoảng 2m. Ngoài ra, kê sư cần đảm bảo rằng mình sử dụng những vật liệu chắc chắn, an toàn để xây dựng, tạo nên một “ngôi nhà” đúng nghĩa cho chiến kê. Các vật liệu được đề cử là bê tông kiên cố hoặc bằng sắt thép. Và dù lựa chọn cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần đảm bảo những vấn đề sau:

– Bắt buộc phải xây chuồng trên mặt đất bằng phẳng, khô ráo và có độ ẩm phù hợp.

– Bề mặt chuồng nên đổ ít nhất 1 – 2 tấc đất hoặc phủ rơm/ rạ dày để gà không bị xước, hư móng hoặc chân trong quá trình di chuyển, đi lại.

– Ưu tiên xây dựng chuồng gà chọi với kích thước rộng, thoáng mát nhất. 60% cuộc đời của chiến kê sẽ gắng với chuồng, 20% ở những không gian khác và 10% trên các đấu trường. Vậy nên hãy đảm bảo nơi mà chúng gắn bó hơn cả cuộc đời đủ không gian để chạy nhảy, hoạt động.

– Tốt nhất nên bố trí thêm một cây sào bắc ngang phía trên chuồng. Đây không chỉ là nơi “an toàn” để gà ngủ nghỉ mà còn là một cách tốt để chúng tập “bay”. Việc bay lên bay xuống sẽ giúp cánh của chúng chắc khỏe và hoạt động tốt hơn, tạo nên những đòn tấn công hiệu quả từ trên cao.

– Chuồng gà nên lựa chọn những vật liệu chắc chắn, nhưng ngoài bê tông, cốt thép thì gỗ cũng là một đề cử mà kê sư không nên bỏ qua.

– Kích thước chuồng gà chọi rất quan trọng, tuy nhiên đừng bỏ qua yếu tố “Sống chung” giữa các chiến kê. Hầu như mọi kê sư đều hiểu một điều, gà đá cần được nuôi nhốt riêng để hạn chế tình trạng cắn mổ nhau cũng như bùng dịch khi có các bệnh truyền nhiễm mà nó còn giúp chiến kê rèn giũa bản tính hung hăng, máu chiến thay vì “quen” với một con gà đá khác. Và nếu chuồng nuôi của bạn xây theo kiểu thông thoáng, có “cửa sổ” qua lại giữa các chuồng thì hãy chắc chắn rằng chúng được che lại bằng vải hoặc carton.

HƯỚNG CHUỒNG GÀ CHỌI – YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG XÂY CHUỒNG NUÔI

Ngoài kích thước chuồng gà chọi thì hướng xây dựng chuồng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình chăm sóc. Nếu chọn chuồng sai hướng, chúng sẽ bị nóng khi hè đến và bị lạnh khi đông sang. Và nếu không muốn gà chiến của bạn chết vì nóng hay lạnh, bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí để làm mát hay giữ ấm.

Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết nếu ngay từ đầu bạn chọn hướng đúng. Vậy nên xây chuồng gà chọi như thế nào?

Theo như ông bà xưa truyền lại thì khi xây chuồng gà, tuyệt đối đừng đặt hướng Đông – kị với gia súc, gia cầm và cả quá trình chăm sóc, cho ăn,… sẽ không được thuận lợi. Thay vào đó nếu đặt chuồng vào hướng Đông Nam hoặc Nam thì chiến kê của bạn sẽ có đủ gió vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa đông.

Ngoài ra thì hướng Tây Nam, Tây cũng không hợp để xây chuồng. Vào mùa đông hay những ngày trở gió, hai hướng này sẽ đón gió rất mạnh hoặc mùa hè nắng sẽ rất gắt, ảnh hưởng đến chiến kê.

Bên cạnh đó nên ưu tiên chọn lưới bên ngoài chuồng gà là loại mắt cáo, lưới nhỏ. Nó sẽ hạn chế được những động vật gây hại như chuột, rắn,… vào cắn gà. Khóa chuồng được gia công chắc chắn sẽ hạn chế những tặc kê đang có ý định “rình mò” gà đá của bạn.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHÁC CỦA KÍCH THƯỚC CHUỒNG GÀ CHỌI CŨNG NHƯ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC

Chuồng gà là một yếu tố quan trọng đối với chiến kê trong quá trình chăm sóc, nhưng không phải tất cả. Thực tế cho thấy nhiều kê sư mặc dù không đảm bảo được kích thước chuồng gà chọi như yêu cầu nhưng vẫn huấn luyện nên những chiến binh thực thụ. Điều quan trọng nhất là cần chắc chắn đó là gà đá của bạn được áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt, quá trình huấn luyện bài bản và được tiêm phòng theo quy định.

Bên cạnh đó thì việc “để ý” để chỗ nghỉ ngơi của chúng sẽ giúp bạn hạn chế được 40% cơ hội nhiễm bệnh của chiến kê. Cụ thể:

– Hãy chắc chắn rằng bạn thay cát hoặc rơm/ rạ của gà chiến thường xuyên. Chúng ỉa, đái tại chỗ và cũng ăn uống tại chỗ. Nếu vô tình ăn phải cặn bã của chính mình hoặc thứ gì đó ký sinh, nguy cơ gà nhiễm bệnh là rất cao.

– Nên treo một ít lá sầu đâu hoặc lá mần tưới. Hai loại này có khả năng trị bọ mạt cực tốt. Hoặc anh em nào nhà ở nông thôn nên trồng sả quanh chuồng gà. Mùi sả sẽ xua đuổi muỗi tránh xa chiến kê của bạn.

– Mặc dù bạn đã lựa chọn hướng chuồng tốt nhất, nhưng vào mùa đông tiết trời vẫn rất lạnh. Hãy đảm bảo rằng bạn đã mua đủ bạt, đèn sưởi để hỗ trợ chiến kê, đảm bảo chúng sẽ không bị nhiễm lạnh.

– Nên xây chuồng cao hơn một chút, cách bề mặt đất khoảng 20 – 50cm. Điều này sẽ hạn chế được nước vào chuồng nếu xảy ra mưa lớn hoặc lũ lụt nhỏ.

– Có rất nhiều mẫu chuồng gà chọi đẹp và hợp tiêu chuẩn trên mạng. Bạn có thể tự tham khảo và bắt tay thực hiện hoặc thuê đơn vị về làm.

Cách Làm Chuồng Gà Tre. Kích Thước, Thiết Kế Chuồng Nuôi Gà Tre

1. Chọn thiết kế chuồng

Hiện nay, có rất nhiều kiểu chuồng gà cho người chăn nuôi lựa chọn. Nếu nuôi thương phẩm với số lượng lớn thì nên lựa chọn làm chuồng bằng gạch chắc chắn, chuồng hai tầng hoặc nhiều tầng để gà có không gian lớn để hoạt động, phát triển. Còn nếu nuôi số lượng ít, một vài con để thịt hay để làm cảnh thì có thể chọn loại chuồng đơn giản bằng tre nứa.

Các kiểu thiết kế chuồng nuôi gà tre sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.

2. Chọn hướng chuồng gà tre

Khi làm chuồng gà chọn hướng là rất quan trọng. Nếu không gian nuôi trong nhà, khép kín thì có thể đảm bảo ấm áp cho gà ở nhưng nếu ngoài vườn, trang trại thì phải chọn hướng nam hoặc đông nam. Những hướng này đón nắng gió mát buổi sáng, chiều che chắn gió ấm áp cho gà sinh trưởng.

Các kiểu thiết kế chuồng gà tre phổ biến

Gà tre cũng giống như các loại gà khác nên kiểu chuồng cho gà tre không có gì khác biệt. Nguyên liệu để làm chuồng gà rất đa dạng như lưới thép, gạch, tre nứa. Tùy vào điều kiện mà lựa chọn như thế nào cho phù hợp.

Đặc điểm của gà tre là chúng sinh sản rất kém trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là nuôi nhốt nơi chật hẹp. Chính vì vậy người chăn nuôi phải làm chuồng nuôi thật rộng rãi cho gà ở, giống như môi trường tự nhiên, không gian cho gà đi lại càng nhiều càng tốt.

Hầu hết, những hộ kinh doanh gà tre đều phải làm trang trại gà thả vườn cho gà tre thì mới thu hoạch được gà to chất lượng. Còn lại các chuồng nhỏ đều là kiểu chuồng đơn giản để nuôi gà tre đá.

1. Làm chuồng gà tre bằng lưới thép

Làm chuồng bằng lưới thép hầu như thấy có mặt ở cả nông thôn và thành thị, phù hợp với kiểu nuôi nhốt gà tre, gà tre chọi. Ưu điểm chuồng gà kiểu này là thoáng mát, dễ dàng vệ sinh dọn dẹp, ít bị mùi hôi. Tuy nhiên, vào mùa hè thì rất mát mẻ nhưng mùa đông thì lại bị gió lùa. Do vậy, người nuôi phải che chắn bạt, vải để gà không bị trúng gió.

Địa điểm đặt chuồng gà lưới thép phải nơi cao ráo, bằng phẳng và có cột trụ chắc chắn với nền để tránh bị đổ. Nhất là khi gà hoạt động mạnh, phấn khích khiến chuồng dễ bị chao đảo. Có thể dùng các nẹp gỗ để, thanh tre để tạo khung cố định cho chuồng gà, để nền cát dưới cho dễ dọn dẹp.

Kích thước làm chuồng nuôi gà bằng thép nên có chiều rộng ít nhất là 1m, ngang 1,5m, rộng 1m là thuận tiện cho gà ở thoải mái, dễ dàng bắt gà ra ngoài. Làm cửa ở phía trên hoặc hai bên hông của chuồng.

Sử dụng tre, gỗ, nứa để làm chuồng gà cũng rất phù hợp. Giá nguyên liệu rẻ, dễ kiếm lại dễ làm chuồng. Cách làm cũng đơn giản, có thể làm thành từng khung gỗ hoặc đan thành tấm bằng tre, nứa để làm thành chuồng gà hình chữ nhật, hình vuông đơn giản. kích thước để cho gà ở là khoảng 1- 1,2 m, chiều cao khoảng 1.5 – 2 .

3. Làm chuồng gà khép kín

Kiểu chuồng gà khép kín phù hợp với nuôi gà số lượng lớn hoặc vùng thành thị không có nhiều không gian. Kiểu chuồng này xây bằng gạch chắc chắn, phía trên lợp tôn tránh mưa nắng, mặt trước, hông dùng lưới thép hoặc song sắt, song gỗ cho gà có thể thò đầu ra để ăn uống. Kích thước chuồng gà tùy ý theo điều kiện nuôi nhốt gà nhiều hay ít.

Đối với gà nuôi nhốt hoàn toàn thường phải chăm bẵm rất kỹ vì nó dễ bị bệnh hơn gà chăn thả. Gà tre ưa chăn thả, nếu nuôi gà chọi thì càng phải chăm để chúng có bộ lông đẹp, khỏe mạnh đá tốt. Gà tre không thể đạt trọng lượng to lớn như các loại gà khác nhưng bù lại nó có chất lượng thịt ngon, mềm và dai là đặc sản của nhiều vùng miền, có giá trị kinh tế rất lớn.

Nuôi gà tre quan trọng là xây dựng chuồng trại phù hợp, chăn nuôi đúng kỹ thuật thì gà sẽ đạt được trọng lượng, mẫu mã như ý muốn. Gà tre nhạy cảm và dễ bị bệnh hơn các loại gà khác nên cần chú ý phòng bệnh, chữa bệnh ngay từ khi chớm để không bị thất thoát khi dịch bệnh diễn ra.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Chuồng Trại Mô Hình Chuồng Gà Chọi Kích Thước Tiêu Chuẩn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!