Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Trị Bệnh Thuỷ Đậu, Lậu Đề Ở Gà Đá được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Cách chữa trị bệnh thuỷ đậu ở gà chọi
– Lấy nhiều lá trầu không trải đầy trong chuồng gà
– Nhốt gà chỗ khô ráo,thoáng khí,tránh gió lùa, ấm áp
– Bệnh thủy đậu ở gà lây rất nhanh, nếu nhà có điều kiện thì tách con bị đậu ra xa các con khác, có điều kiện hay không có điều kiện tách gà bệnh thì cũng phải cho những con còn lại uống thuốc phòng của thú y.
– Gà chọi bị lậu đề hay còn gọi là thối đế, nứt đế, vỡ đế do gà bị tổn thương phần đế tiếp đất, dẫn đến nhiễm trùng lở loét, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà đế gà bị chai sần, loét 1 phần, thậm chí nặng là thối toàn bộ đế. Nguyên nhân có thể do gà bới cát bị vặt sắc cứa vào đế, hoặc lúc vần nhảy lên nhảy xuống đế bị tổn thương rách thành vết.
– Trường hợp khác là gà nhốt sân bê tông, sàn chuồng sắt ,cứng và thô ráp cũng dễ bị, khi đế bị tổn thương như vậy xong ko được vệ sinh, nhốt chuồng bẩn, phân gà + đất cát dính vào thì nhiễm trùng là điều tất yếu.
– Tác hại của lậu đề: lúc đá nhau đế bàn là nơi chịu nhiều lực nhất, đương nhiên chỗ ấy không khoẻ thì cả con gà ko khoẻ là điều dễ hiểu.
+ Thứ 2 là lúc sơ sẩy gì mà thịt, nhìn cái đế lậu toét ra mà cầm lên gặm đã kém cảm tình rồi.
+ Thứ 3 là gà bị lậu chân nặng đúc mái thường kém đậu gà con so với gà chân bình thường, chắc cũng như người, đau chân mà bắt chịch, mà lại chịch 1 đàn mái 1 ngày thì không sung sướng như bình thường được rồi.
– Cách chữa gà bị lậu đề: Đối với gà bị nhẹ, chỉ như vẩy ốc bám ở đế : dùng vôi bột trộn vào nền cát trong chuồng, tỉ lên vôi – cát là 1 – 5, dần dần gà sẽ khỏi.
+ Đối với gà bị không nhẹ, nhưng không quá nặng, nghĩa là vết lậu mới chớm ăn qua da, vào phần thịt đế, thì ngoài trộn vôi trong chuồng, hàng ngày các bạn lấy chậu nước ấm to, bỏ nhiều muối + phèn chua vào, cho gà đứng ngâm khoảng 30′ – 60′ thì bỏ ra,
Dùng móng tay hay nhíp hay gì đó, bóc dần bã ra, chú ý là bóc dần thôi, không được bóc sâu để gà rớm máu, môn này không vội được, vài ngày lại làm 1 lần
+ Đối với gà bị quá nặng : nếu con gà không phải quá hay thì chữa đơn giản, thôi khỏi nói thì cách này anh em nào cũng biết rồi. Còn nếu là con gà thực sự thật hay thì phải mổ đế lấy hết bã ra,nhưng thường là loại này có lành cũng để đúc thôi, chứ vần đá nhau rất dễ bị lại + tâm lí sốt ruột của chủ gà nên thôi,bỏ đúc cho lành.
Thao tác: Đầu tiên là bạn lấy dây chun quấn thắt chặt phần kheo vào, cho máu không xuống dưới được . 1 người giữ, lật gà như lúc quấn cựa, 1 người cầm kéo mảnh nhỏ, hoặc kìm bấm móng tay, cắt lấy hết phần bã trong đế ra, thông thường sẽ cắt theo hình dấu + .
Lấy oxi già rửa qua đi , sau khi lấy hết bã ra thì khâu lại theo hình dấu + ở đế . Lấy thuốc cồn đỏ sát trùng lau sạch sẽ bên ngoài vết thương . Lấy bông lót vào, sau đó lấy băng dính quấn lại, chủ yếu để giữ miếng bông, nên ko đc quẫn chặt quá.
Tháo chun ở kheo ra , hàng ngày nên thay băng cho gà, lấy oxi già + cồn sát trùng lau rửa miệng vết thương .
Mỗi ngày sáng + chiều cho uống mỗi lần 1 viên alpha choay + 1 viên long huyết PH + 1 viên nhộng lao + nửa viên cadicelox 200.
Buổi trưa nên cho uống 1 ống men tiêu hoá eltergromina vì uống nhộng lao gà hay bị chậm tiêu. Trong khoảng 1 tuần – 10 ngày .
Thả gà vào chuồng khô ráo,có trộn sẵn vôi bột, che chắn vào cho gà đỡ nhảy và đi lại nhiều trog chuồng. . Khi vết thương đóng vẩy tương đối thì dán miếng cao tan vào .
Sau 1 thời gian vết thương đã lành,bong vẩy, thì đừng rút chỉ vội,các bạn lại ngâm chân nước muối và phèn đến lúc lành hẳn. Tuyệt đối lúc vết thương đóng vảy ko đc sốt ruột bóc vảy non ra, gà sẽ bị lại ngay .
Nếu quyết định để đúc mái thì bỏ đúc, còn để chơi thì cho ra chuồng rộng, sau đó đến chạy giàng 1 thời gian mới vần. Tuyệt đối không được vội.
– Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh chuồng trại, khô ráo, thay cát định kì – không nên nuôi ở sàn cứng – đi vần đá về kiểm tra đế xem có bị xây xước tổn thương để còn kịp thời vệ sinh, xử lí – không nên vần chỗ có sỏi dăm hay vụn gạch, nhiều dị vật, đất cứng.
Bài viết trên tổng hợp một số kinh nghiệm chữa bệnh cho gà của sư kê nuôi gà đá lâu năm. Các bạn có thể xem nhiều bài viết hay hơn về các kiến thức nuôi gà đá để có nhiều kinh nghiệm hơn.
Bệnh Hen Khẹc Ở Gà Và Cách Chữa Trị
Trường hợp 1 có thể gà bị bệnh CRD hay còn được gọi là bệnh viêm đường hô hấp mãn tĩnh. Trường hợp này gà hen khẹc liên tục. Ngoài ra gà còn bị chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc, lâu ngày gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hoặc có thể gà bị viêm khớp.
Trường hớp thứ 2 có thể gà bị IB hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng gây ra hiện tượng hen khẹc. Gà bỏ ăn, dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, thận sưng to,… Trạng thái cơ thể gà giảm sút rất nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ gà chết rất cao.
Trường hợp thứ 3 có thể gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm. Bệnh này chủ yếu gà ở độ tuổi hậu bị, sinh sản mắc bệnh nhiều hơn. Gà cũng có biểu hiện hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng, kiểm tra vách tường hay nền chuồng có vệt màu thâm đen.
Trường hợp thứ 4 gà có thể mắc bệnh ORT hay gọi là bệnh viêm đa xoang. Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí.
Trường hợp thứ 5 gà bị bệnh Newcastle. Dấu hiện gà hen khẹc, vảy mỏ, hay kêu toác, diều thường chướng, diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên thấy nước có màu xám và mùi hôi.
Làm thế nào để biết gà bị bệnh hen khẹc
Các biểu hiện ho hen bắt đầu nhẹ dần nặng hơn do ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E. Coli hoặc những chủng khác gây tử vong cao.
Gà rướn cổ há mồm kèm theo những tiếng thở khò khè và xuất hiện đờm, bọt khí trong cổ họng.
Gà bị kéo màng mắt, lâu dần sẽ sưng phồng lên.
Gà chậm lớn, kém ăn, xuất hiện vảy ở mỏ.
Đối với gà đẻ thì bệnh hen khẹc còn làm cho năng suất trứng giảm, đẻ trứng bị non,..
Nếu bệnh gà bị hen khẹc lai với cả chúng tôi thì sẽ gây nên triệu chứng tiêu chảy kéo dài.
Phòng bệnh hen khẹc ở gà
Luôn giữ chuồng trại đảm bảo vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh, giữ ấm cho gà trong những ngày giá lạnh, nuôi đúng mật độ theo chuyên gia khuyến cáo.
Phun khử trùng bằng thuốc IOGUARD hoặc BESTAQUAM phun quanh vào khu vực chuồng trại 1-2 lần/ tuần. Ngoài ra chúng ta nên phun thuốc sát trùng định kì Ultraxide 2-3 lần/ tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tăng cường sức đề kháng cho gà nhờ thuốc bổ, giải độc và men tiêu hóa.
Thuốc đặc trị bệnh hen khẹc
Dùng Tyloguard (1g/10kg) kết hợp với Doxycline (10mg/kg) lượng thuốc sẽ tương đương phải thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Sử dụng thay thế Doxycline bằng Moxcolis 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày
Có thể dùng thêm Amoxy 1g/25kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày
Hoặc Nexymix 1g/10kg thể trong gà. Dùng liên tục trong 5 ngày
Cách chữa bệnh hen khẹc ở gà
Ta có thể áp dụng phác đồ điều trị tổng hợp cho các trường hợp gà bị hen khẹc:
Cho gà uống nước tỏi: 100 gam tỏi giã nhỏ hòa cùng với 10 lít nước. Sau đó gạn lấy nước trong cho gà uống, bã tỏi trộn lẫn với thức ăn cho gà ăn.
Tiếp theo là dùng kháng thể GUM tiêm cho đàn gà trong 3 ngày liên tục. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm.
Sau 3 ngày tiêm kháng thể GUM dùng vaxcin ND-IB Hòa với nước cho toàn đàn uống với liều lượng gấp 2 lần tiêm phòng.
Đồng thời dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm ví dụ như doxy 50 hoặc doxcy 75 hoặc tymycosin hoăc tetramycin. Một trong 3 loại thuốc trên kết hợp với Flor 30 hoặc thiamphenicol 20% hoặc enrocin 10% trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cho ăn liên tục 5-7 ngày và kết hợp với vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp gà mau chóng hấp thụ và hồi phục.
Kinh Nghiệm Điều Trị Bệnh Đậu Gà
Nguyên nhân
Bệnh do virus thuộc nhóm Avipox gây ra, thường xảy ra vào mùa đông, lúc tiết trời khô hanh hoặc ẩm ướt và môi trường thiếu sáng. Gà con 1 – 3 tháng rất mẫn cảm với bệnh. Ruồi, muỗi là các tác nhân mang virus truyền bệnh trung gian thông qua vết chích, cắn. Bệnh có thể lây lan sang đàn nhanh chóng qua chất thải của gà bệnh và gà khoẻ vô tình tiếp xúc, hoặc do cọ xát hoặc cắn nhau, gà bệnh lây lan bệnh cho gà khỏe. Đây là loại virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi, nhưng rất dễ bị diệt bằng hơi nóng ẩm. Dùng hợp chất formol 3% ở 200C và iod 1/400, phenol 5% chỉ sau 30 phút phun sẽ làm mất khả năng sống của virus.
Tiêm vaccine giúp gà phòng bệnh
Triệu chứng
Bệnh đậu gà ủ bệnh 4 – 10 ngày, thể hiện ở các dạng sau:
Thể ngoài da: Mụn đậu thường hình thành ngoài da như mào, yếm, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu mọc ở mắt làm gà khó nhìn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi, làm gà khó thở. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy, vảy màu nâu sẫm rồi dần dần tróc đi để lại nốt sẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành nhanh chóng.
Thể niêm mạc (yết hầu): Thường xảy ra trên gà con. Gà có biểu hiện khó thở, biếng ăn do niêm mạc hầu và họng bị đau. Gà sốt, từ miệng chảy ra nước nhờn có lẫn mủ, màng giả. Trong niêm mạc hầu họng, khóe miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng. Khi lớp màng giả tróc đi thấy lớp niêm mạc màu đỏ. Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt.
Thể hỗn hợp: Xảy ra ở cả 2 thể là ngoài da và yết hầu, tỷ lệ chết cao, thường xảy ra trên gà con. Ngoài ra còn có thể nhiễm trùng huyết con vật không có bệnh tích ở da chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng sa sút nghiêm trọng. Bệnh kéo dài trong 3 – 4 tuần, phần lớn gia cầm có thể lành bệnh, nhưng nếu vệ sinh không tốt thì có thể bị nhiễm kế phát, bệnh sẽ nặng hơn, tỷ lệ chết có thể đến 50%.
Bệnh tích
Gà bị bệnh khi mổ khám có các dấu hiệu bệnh tích sau: Ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên, cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
Phòng bệnh
Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Tiêm chủng cho gà con 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine đậu gà. Dùng kim đâm qua màng cánh, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai; Gà thịt tiêm phòng 1 lần vào lúc 7 – 15 ngày tuổi; Gà làm giống có thể tiêm phòng lại lần 2 trước khi lên đẻ.
Cách chủng đậu: 1 lọ vaccine 1.000 liều pha với 5 ml nước cất lắc đều lấy kim may khâu lỗ to hoặc ngòi bút mực nhúng ngập vaccine rồi đâm thủng da nách cánh là được. Sau khi tiêm chủng vaccine 1 – 2 lần, gà được miễn dịch suốt đời.
Cùng với đó là thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như: Áp dụng biện pháp quản lý cùng vào cùng ra; Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh, sát trùng chuồng trại triệt để; Trong quá trình nuôi sát trùng chuồng trại định kỳ mỗi tuần 1 lần với các loại thuốc sát trùng có hiệu lực diệt virus. Lúc thời tiết thay đổi hoặc khi gà phải trải qua những stress trong quá trình nuôi như tiêm vaccine, vận chuyển nên tăng cường sức đề kháng cho gà bằng hỗn hợp vitamin, Vitamin C và chất điện giải.
Điều trị
Cách điều trị khi gà phát bệnh: Đối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5%, cồn Iod 1 – 2%, xanh Methylen hoặc ôxy già, nếu nốt đậu mọc thành bụi thì cắt bỏ và bôi thuốc sát trùng Iod hoặc xanh Methylen 1 – 2 lần/ngày. Thường thì bôi liên tục trong 3 – 4 ngày bệnh sẽ khỏi.
Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt, lau sạch chỗ nỗi đậu, sát trùng nhẹ bằng lugol hoặc glycerin. Cho uống kháng sinh liều nhẹ như Tetracylin và Vitamin A 5.000, Choloramphenicol, sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để phòng bội nhiễm. Cung cấp Vitamin A cho gà bệnh.
Mẹo Hay Chữa Bệnh Lậu Đế ( Thối Đế) Cho Gà Đá 100% Khỏi Ngay
Nguyên nhân gà đá bị lậu đề ( thối đế)
Bệnh lậu đề hình thành do trong quá trình giao chiến gà bị đối thủ tung những cú đá dẫn tới bị thương hoặc do gà tiếp xúc vs những vật nhọn sắc khiến chúng bị trầy xước trên da.
những vết thương này nếu như ko phát hiện sớm và ko khử trùng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong vết thương, là nguyên nhân khiến gà bị bệnh lậu đề.
Tác hại lúc gà bị bệnh lậu đế
Chân gà là một vũ khí “bất bại” của bất cứ hảo gà chiến nào. ko chỉ là bộ phận đảm nhiệm vai trò di chuyển và chân gà còn tung ra những cú đá tấn công trực diện vào đối thủ. Do vậy bàn chân là nơi gánh vác ” nhiều trọng trách” nhất trên thân thể gà.
lúc gà bị lậu đế, vết thương nhỏ ban đầu sẽ dễ lan rộng, lở loét nhiều hơn, có nguy cơ khiến gà bị tật thậm chí hỏng cả bàn chân. đặc trưng, những con gà bị lậu đế lúc đúc mẹ thì khả năng tạo ra con sẽ kém hơn so vs những chú gà khỏe mạnh khác.
bởi vì vậy, hậu quả của căn bệnh này ở gà rất nghiêm trọng, người nuôi gà cần chú ý để kiểm soát tình hình lúc hảo gà chiến của mình mắc bệnh lậu đế.
Cách chữa gà đá bị lậu (thối) đế
Bệnh lậu đế ở gà được chia thành hai mức độ : bệnh nặng và bệnh nhẹ. vs mỗi mức độ sẽ có những bài thuốc chữa khỏi bệnh như sau:
Gà mới chớm bị bệnh (Chỉ mới xuất hiện vảy ốc bám ở đế): Bạn chỉ caanf dùng vôi bột trộn cùng vs cát trong chuồng nuôi gà theo tỷ lệ một:5, để một time ngắn gà sẽ khỏi.
lúc gà bị bệnh ở mức độ nhẹ: bạn chỉ cần pha loãng muối vs nước ấm, sau đó dùng nước này cho gà ngâm chân mỗi ngày ( trong khoảng 30- 60 phút), Sau mỗi lần ngâm chân cho gà xong, nên dùng tay hoặc nhíp để bóc dần phần bã mềm ở chân gà ( nhẹ nhàng ko bóc sâu khiến gà rớm máu). Cứ như vậy đều đặn khoảng 15 ngày bệnh sẽ được chữa khỏi hẳn
Lưu ý rằng lúc thực hiện việc ngâm chân cho gà bạn cần đảm bảo cả môi trường sống cho gà để vết thương ko bị loét ra nặng hơn.
lúc gà bị bệnh lậu đế ở mức độ nặng: Lúc này phương pháp điều trị sẽ mất nhiều time và đòi hỏi kỹ thuật cùng sự kiên nhẫn của người chăn nuôi. Để điều trị lúc này, bạn cần mổ đế cho gà. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là nếu như con gà thực sự hay thì mới mổ, chủ yếu là để đúc chứ gà đã bị lậu đề thì xem như khó mà vần đá được lại như cũ. Gà ko quá hay thì thôi, nên bỏ.
Hướng dẫn chi tiết mổ đế cho gà đá
Nước muối loãng, kéo, dao lam, bông gòn, oxy gà, cồn vàng sát trùng, nhọt kimdan, gạc băng vết thương.
vả lại, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số đồ để mổ và băng bó cho gà tốt hơn cũng như giúp gà nhanh khỏi gồm có cao tan, alpha choay, Cadicelox 200, Long huyết PH, Nhộng lao…
Bước một: Cho gà ngâm chân sạch sẽ trong nước muối loãng để vết lậu đề mềm và bở ra
Bước 2: Dùng kéo hoặc dao lam cắt bỏ phần bị lậu đề trên chân. Chú ý phải loại bỏ sạch sẽ nhân vết lậu mới thôi
Bước 3: Dùng bông gòn lâu sạch máu, nhỏ thêm oxy gà để sát trùng vết thương rồi lau khô
Bước 4: Dùng cồn vàng/ cồn i-ốt lau vết thương, thấm khô cồn bằng bông sau đó. Tiếp tới, dán thêm cao dán nhọt kimdan đã hơ nóng trước đó vào phần vết thương
Bước 5: Lấy gạc băng lại vết thương lại ( băng chéo qua củ bàn, nới lỏng tay, ko băng quá chặt vì sẽ làm hỏng chân ga). Sau đó mỗi tuần lại gạc và dán lại một lần cho tới lúc gà lành hẳn.
Video hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Sau lúc thực hiện tất cả những qui trình trên, cần nhốt gà tại chuồng có cát sạch ( trộn vôi bột) và khô. Tuyệt đôi giữ chuồng ko bị ẩm ướt, bẩn thỉu.
Che chắn chuồng thật tốt, hạn chế cho gà chạy nhảy, đi lại sau lúc mổ.
Sát trùng miệng vết thương và thay băng gạc cho gà hàng ngày bằng oxi già
Trong 7-10 ngày đầu, cho gà uống những thuốc bổ trợ mỗi sáng và chiều: alpha choay ( một viên) + long huyết PH ( một viên) + nửa viên cadicelox 200 và một viên nhộng lao. vả lại, nếu như gà chậm tiêu thì có thể cho uống men tiêu hoá eltergromina
time để gà lành sau mổ thường rơi vào khoảng 2 tuần. Trong time đó, bạn cần thay cao dán và gạc ít nhất một tuần/ lần
lúc vết thương đã lành và bong vảy, ko rút chỉ vội. thứ 1, cần ngâm chân gà vào nước muối và đường phèn để chân lành hẳn. Tuyệt đối ko bóc vảy ở chân gà mà để nó tự bong.
lúc gà lành hẳn, phải cho gà vào chuồng rộng, ko được đúc mẹ. Để một time sau đó cho chạy giàng thì mới vần.
Biện pháp phòng tránh bệnh lậu đề cho gà
Lậu đề ko phải là căn bệnh truyền nhiễm mà nguyên nhân chính của nó là ko biết vệ sinh vết thương và môi trường sống. bởi vì vậy cách phòng bệnh đúng cách cho gà bị bệnh lậu đề cần chú ý như sau:
Giữ chuồng trại luôn khô ráo, thay cát định kì.
Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày, khử trùng môi trường sống cho gà theo định kỳ
Tránh những vật sắc nhọn như đinh, gai ở nơi sống của gà
Sau mỗi trận đấu cần kiểm tra vết thương trên thân thể gà để có những biện pháp chữa trị kịp thời
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Trị Bệnh Thuỷ Đậu, Lậu Đề Ở Gà Đá trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!