Xu Hướng 6/2023 # Cách Chữa Thối Tai Cho Gà Chọi # Top 6 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Chữa Thối Tai Cho Gà Chọi # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Thối Tai Cho Gà Chọi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho anh em nuôi gà chọi một số phương pháp chữa thối tai cho gà chọi. Có rất nhiều chiến kê bị mắc bệnh thối tai làm gà khó chịu, ngủ không yên giấc, ăn kém, không sung… tuy nhiên một số anh em vẫn chưa biết là gà bị bệnh thối tai. Biểu hiện của bệnh:

Khi anh em phát hiện thấy gà hay ngáp, lắc mặt, lấy chân gãi lên tai liên tục thì cần phải kiểm tra ngay. Nếu thấy tai gà bị bã vàng che kín (có thể ở dạng ướt hoặc ở dạng khô), kèm theo đó ngửi thấy mồi hôi thối nồng nặc là gà đã bị mắc bệnh thối tai.

Cách chữa gà chọi thối tai

Trước đây khi mới nuôi mình cũng chưa có kinh nghiệm chữa bệnh thối tai cho gà nhưng nhờ các sư kê lão làng chia sẻ cộng thêm tìm hiểu trên internet thì mình cũng đã chữa khỏi cho nhiều gà bị mắc bệnh thối tai bằng nhiều cách khác nhau. Anh em có thể tham khảo loại thuốc sau:

– Dùng Collydexa ( thuốc nhỏ mắt , mũi ,tai của người ) nhỏ 3 giọt vào cả 2 tai của gà. Ngày 3 đến 4 lần. Thuốc này anh em cứ ra hiệu thuốc tây là có.

Trường hợp 1: gà bị thối tai khô đóng cục thì lấy đèn pin soi vào tai gà lấy cục dái tai ở lỗ tai ra rồi bôi thuốc vào.

Trường hợp 2: gà bị thối tai ướt thì lấy hết phần ngoài còn phần trong thì dùng bông ngoáy tai cho vào lau cho thật sạch, khi sạch bôi thuốc của người vào khoảng 10 hôm là khỏi.

Anh em nên kết hợp cho gà uống thêm thuốc Alpha Choay

– Hoặc anh em cũng có thể dùng thuốc Ampicillin 500mg của người, mua ở hiệu thuốc tây. Đây là một hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh penicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Nó hoạt động bằng cách diệt các vi khuẩn thông qua việc can thiệp vào sự hình thành tế bào vi khuẩn trong khi tế bào ấy đang phát triển. Điều đó khiến tế bào yếu dần đi và vỡ ra, gây chết vi khuẩn.

Cách làm tương tự như thuốc Collydexa mình đã nói ở trên, làm sạch tai sau đó cắt thuốc con nhộng ra rắc bột thuốc vào tai cho gà, kèm theo cho uống 1 viên.

Anh em dùng 1 trong 2 loại thuốc trong vòng 5 – 7 ngày đảm bảo gà sẽ khỏi bệnh thối tai.

Chúc anh em thành công và có nhiều chiến kê khỏe mạnh.

Cách Chữa Gà Chọi Bị Chảy Nước Mũi, Khò Khè, Sưng Mặt, Thối Mũi

Thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cho đàn gà nhà bạn xuất hiện triệu chứng sổ mũi, khò khè, tạo điều kiện cho các bệnh lý thường gặp gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy cách trị gà bị sổ mũi là kiến thức không thể thiếu của người chăn nuôi gà thương phẩm, gà nòi, gà đá. Hỗ trợ đảm bảo sức khỏe của gà luôn là tốt nhất. Với bài viết này Nuôi Gà Đá sẽ chia sẻ đến mọi người cách nhận biết – phòng bệnh – chữa bệnh sổ mũi trên gà ở hai bệnh lý “bệnh sổ mũi thông thường & bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà”.

Đang xem: Cách chữa gà chọi bị chảy nước mũi

Nội Dung

3 Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza)

Bệnh sổ mũi thông thường

Gà chảy nước mũi thông thường nguyên nhân đến từ môi trường, thời tiết và do một số yếu tố chủ quan gây nên. Khi gà xuất hiện triệu chứng sổ mũi, khò khè cần chú ý đến một số nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:

Chất độn chuồng quá cũ khiến môi trường trong chuồng bị ô nhiễmThức ăn bị đổ nhiều xuống nền hoặc để quá lâu xuất hiện nấm, mốcMật độ và nhiệt độ trong chuồng quá lạnh dẫn đến gà bị sổ mũi, khò khèGà sau khi đi đá về không được om bóp, vỗ đờm

Gà bị sổ mũi, gầy rạc lông xơ xác

Nếu nơi ở của gà quá lạnh và thường xuyên bị gió lùa thì triệu chứng gà sổ mũi, khò khè là điều không tránh khỏi. Không những thế còn đi kèm với triệu chứng gà đi ngoài phân xanh, phân trắng. Trong trường hợp này cần phải xem lại chuồng trại để che đậy cho cẩn thật

Cách trị gà bị sổ mũi khò khè thông thường

Khi phát hiện gà bị khò khè thì cần được chữa trị ngay lập tức thì mới nhanh khỏi bệnh. Còn đối với gà đã bị và không được chữa trị kịp thời thì rất lâu khỏi thì nên thực hiện phương pháp tiêm hoặc uống kháng sinh là nhanh nhất. Vậy gà bị khò khè thì cho uống thuốc gì?

Công thức 1: Gà mới mắc bệnh thì cho uống nước gừng tươi được pha thêm với nước. Uống liên tục trong 2 ngày mỗi ngày 2 lần là sẽ khỏi

Công thức 2: Gà bị sổ mũi, khò khè nặng hơn thì nên sử dụng các loại thuốc đặc trị gà bị khò khè Ery. 2 ngày đầu thì cho gà uống mỗi ngày 1 viên (chia thành 2 lần, sáng ½ và chiều ½). Đến ngày thứ ba thì cho uống nguyên viên vào buổi sáng.

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza)

Còn đối với bệnh sổ mũi truyền nhiễm thì có cách chữa phức tạp hơn. Do khả năng lây lan của bệnh khá nhanh, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Nhận biết triệu chứng này ra sao? Chữa trị như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Bệnh Coryza do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum gây ra. Là một dạng vi khuẩn hiếu khí được nuôi cấy trong môi trường thạch máu, sau 24h cho ra những vi khuẩn lạc tách nhỏ như hạt sương.

Loại vi khuẩn này được chia làm 3 serotype A, B và C luôn có sự tương quan về các receptor. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại 2 – 3 ngày trong môi trường ngoài nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt và các chất khử trùng thông thường.

Triệu chứng của bệnh Coryza

Con đường lây lan

Do các vật trung gian mang mầm bệnh lưu trú trong môi trường nuôi gà như các loại chim hoang dãLây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm thường xuất hiện trên mọi lứa tuổi của gà, các trang trại nuôi hỗn hợp nhiều loại gia cầm thì càng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà thời gian ủ bệnh thường 1-3 ngày. Và 2-3 ngày sau bắt đầu biểu hiện các triệu chứng và tiếp tục lây lan nhanh chóng thông qua các dịch được tiết ra từ gà bệnh

Triệu chứng của gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Triệu chứng được biểu hiện bên ngoài của gà thường khá giống với bệnh CRD. Do vậy cần quan sát kỹ từng triệu chứng để đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp.

Gà khò khè có đờm, giảm ăn, ủ rũĐầu và mặt bị sưng phùDịch mũi từ trong chuyển sang đặc và đóng cục mủ trắng khi ấn tay vào thấy cứng, 2 mũi phình toMắt bị viêm kết mạc, mí mắt dính vào nhau nên quan sát rất khóGiai đoạn cuối gà bị khó thở và ho

Bệnh tích

Các bệnh tích thường thấy ở gà bị mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm khi được giải phẫu thường được tập trung ở xoang mũi, mắt, đầu là dễ nhận biết nhất.

Xoang mũi thấy viêm lúc đầu trong, sau đặcĐầu, tích bị phù thũngXoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ

Gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Cách trị gà bị sổ mũi truyền nhiễm

Đối với gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm Coryza thì sử dụng vacxin được coi là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất và mang lại hiệu quả rất cao. Các loại kháng sinh sử dụng trong việc chữa gà bị sổ mũi gồm có:

StreptomycinDihydrostreptomycinsulphonamideTylosinErythromycinFlouroquinolonesGentamycin

Các loại thuốc này có thể trộn trong thức ăn hoặc nước uống cho gà uống. Tùy từng vào tình trạng của gà điều chỉnh liều lượng cho hợp lý. Đối với vấn đề này thì bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sỹ thú y để biết chắc chắn bệnh và liều lượng cho từng cá thể gà.

Ngoài ra, nên sử dụng thêm các chất long đờm để vi khuẩn không tấn công vào đường hô hấp khiến cho gà không thể hô hấp bình thường được.

Lưu ý: Khi sử dụng Gentamycin thường làm cho gà mệt mỏi nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh.

Cách phòng bệnh sổ mũi ở gà

Nên để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi để loại bỏ mầm bệnh ra khỏi chuồngPhun thuốc sát trùng cho chuồng trại theo định kỳThay đệm lót chuồng thường xuyên tránh vi khuẩn ẩn nấp gây bệnhKhông để cho chuồng trại bị gió lùa khiến cho gà bị nhiễm lạnhChủng ngừa cho gà theo thời điểm một lần ở tuần 4 và một lần ở tuần 6Thường xuyên quan sát biểu hiện của gà, nếu xuất hiện triệu chứng lạ thì cần được khác phục ngay.Gà bệnh cần được cách ly với đàn gà còn lại để tránh lây lanh nhanh chóng. Vượt qua mức độ kiểm soát gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Thay lớp đệm lót phòng bệnh sổ mũi ở gà

Thời gian và cách trị gà bị sổ mũi sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ và tình trạng của mỗi cá thể gà thì phương pháp mới đem lại hiệu quả cao. Các bệnh lý sổ mũi thì xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà. Nên cách tốt nhất là ” phòng bệnh hơn chữa bệnh “, quy trình phòng bệnh có tốt thì mới hạn chế được tối đa hầu hết các loại bệnh do thời tiết, môi trường gây ra trên gà. Đặc biệt là gà đá cần tuân thủ các quy trình về om bóp, vô đờm sau khi đi đá về.

Cách Chữa Mốc Cho Gà Chọi

Anh em nuôi gà chọi chắc chắn sẽ gặp tình trạng gà bị mốc, không nhiều thì ít. Đối với người có kinh nghiệm thì chữa trị rất đơn giản, tuy nhiên một số anh em mới chơi còn gặp khó khăn trong việc chữa mốc cho gà chọi. Bài viết này hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho anh em có cùng đam mê.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mốc ở gà chọi.

– Gà nuôi ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Gà sau khi đi vần hoặc đi đá về anh em vệ sinh qua loa không kỹ các vết máu, vết bẩn bám trên da, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mốc sinh sôi phát triển.

2. Phòng bệnh mốc cho gà chọi.

– Chịu khó lau chùi, phun nước chè và phơi nắng cho gà. Nuôi gà ở nơi khô ráo thoáng mát, đủ ánh sáng.

– Mỗi lần vần hoặc đá về anh em vệ sinh thật sạch ngoài da cho gà bằng nước chè tươi hoặc nước om đã đun sôi sau đó mang gà ra phơi khô lông ở nơi nắng nhẹ. Nếu trời mưa anh em nên dùng máy sấy tóc làm khô lông cho gà, vừa tránh mốc cho gà lại tránh gà bị cảm lạnh.

3. Chữa mốc cho gà chọi.

Có nhiều cách chữa mố cho gà chọi nhưng mình thấy dùng thuốc mốc thái chữa là chuẩn nhất. Hiện nay trên thị trường cũng rất nhiều nơi bán loại thuốc này.

Đối với gà chọi bị mốc nhẹ anh em dùng thuốc bôi ngoài da có tên ARBER-T. ( Giá bán trên thị trường giao động từ 60 – 70k 1 tuýp có thể chữa được cho 5 – 6 con)

Đầu tiên anh em dùng nước chè khô thật đặc để làm sạch vết mốc (có thể dùng bàn chải đánh răng đánh sạch vảy mốc xong dùng nước chè rửa sạch) sau đó chờ chỗ mốc thật khô anh em mới được bôi thuốc mốc xanh lên. Chỉ cần bôi mỏng không cần bôi nhiều nhưng quan trọng là phải xoa đi xoa lại cho thật đều. Sau khi bôi xong anh em mang gà phơi chỗ nắng nhẹ rồi cất đi và tránh nước 2 – 3 ngày, không được om gà để tránh vết mốc lây lan. 2-3 ngày sau anh em mang gà ra làm lại như lúc đầu thêm 1 lần nữa là đảm bảo 100% gà khỏi mốc.

Chú ý: Hiện tại trên thị trường đang bán loại thuốc mốc xanh của Thái này với già từ 60k – 70k, bên mình bán loại thuốc này với giá chỉ 50k, có ship code cho các bạn trên toàn quốc, nhận hàng xong mới thanh toán tiền. Nếu bạn cần loại thuốc này hãy liên hệ với mình bằng cách BẤM VÀO ĐÂY

Đối với gà bị mốc nặng, mốc toàn thân, mốc từ chân lông mốc ra thì anh em nên dùng thuốc mốc uống. (Giá bán từ 70 – 80k trị được cho 3 4 con gà)

Thuốc không có tác dụng phụ cho gà, không làm mất gân gà, mình đã thử dùng trên nhiều gà chiến rồi nên anh em yên tâm dùng.

Anh em cho chiến kê uống ngày 1 đến 2 viên, uống liền trong 3 ngày là sẽ khỏi. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì anh em nên dùng với thuốc mốc bôi.

Chú ý: Hiện tại trên thị trường đang bán loại thuốc mốc xanh của Thái này với già từ 70k – 80k, bên mình bán loại thuốc này với giá chỉ 60k, có ship code cho các bạn trên toàn quốc, nhận hàng xong mới thanh toán tiền. Nếu bạn cần loại thuốc này hãy liên hệ với mình bằng cách BẤM VÀO ĐÂY

***** Anh em cứ chịu khó đọc kỹ bài và làm đúng theo hướng dẫn là chắc chắn sẽ chữa được khỏi mốc cho chiến kê yêu quý của mình. Nếu anh em nào gặp khó khăn thì có thể liện hệ với mình bắng cách . Chúc anh em có những chiến kê suất sắc nhất!

Cách Chữa Lậu Đế Cho Gà Chọi

Lậu đế là một trong những căn bệnh mà gà thường mắc phải, nó ảnh hưởng đến những hoạt động và khả năng đấu chọi hàng ngày của gà chiến. Nếu gà chọi không được chữa trị dứt điểm căn bệnh này gà rất dễ bị mất đôi chân và không thể di chuyển như bình thường.

NỘI DUNG

1 Nguyên nhân gà chọi bị lậu đề ( thối đế)2 Tác hại khi gà bị bệnh lậu đế3 Cách chữa gà chọi bị lậu (thối) đế4 Hướng dẫn chi tiết mổ đế cho gà chọi4.1 Chuẩn bị dụng cụ4.2 Các bước thực hiện4.3 Video hướng dẫn chi tiết từ A-Z4.4 Chú ý sau khi mổ đế gà5 Biện pháp phòng tránh bệnh lậu đề cho gà

Nguyên nhân gà chọi bị lậu đề ( thối đế)

Bệnh lậu đề hình thành do trong quá trình giao chiến gà bị đối thủ tung các cú đá dẫn đến bị thương hoặc do gà tiếp xúc với các vật nhọn sắc khiến chúng bị trầy xước trên da.

chân gà bị lậu đế

Các vết thương này nếu không phát hiện sớm và không khử trùng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong vết thương, là nguyên nhân khiến gà bị bệnh lậu đề.

Tác hại khi gà bị bệnh lậu đế

Chân gà là một vũ khí “bất bại” của bất cứ chiến kê nào. Không chỉ là bộ phận đảm nhiệm vai trò di chuyển và chân gà còn tung ra những cú đá tấn công trực diện vào đối thủ. Do vậy bàn chân là nơi gánh vác ” nhiều trọng trách” nhất trên cơ thể gà.

Khi gà bị lậu đế, vết thương nhỏ ban đầu sẽ dễ lan rộng, lở loét nhiều hơn, có nguy cơ khiến gà bị tật thậm chí hỏng cả bàn chân. Đặc biệt, những con gà bị lậu đế khi đúc mái thì khả năng tạo ra con sẽ kém hơn so với những chú gà khỏe mạnh khác.

Bởi vậy, hậu quả của căn bệnh này ở gà rất nghiêm trọng, người nuôi gà cần chú ý để kiểm soát tình hình khi chiến kê của mình mắc bệnh lậu đế.

Cách chữa gà chọi bị lậu (thối) đế

Bệnh lậu đế ở gà được chia thành hai mức độ : bệnh nặng và bệnh nhẹ. Với mỗi mức độ sẽ có những bài thuốc chữa khỏi bệnh như sau:

Gà mới chớm bị bệnh (Chỉ mới xuất hiện vảy ốc bám ở đế): Bạn chỉ caanf dùng vôi bột trộn cùng với cát trong chuồng nuôi gà theo tỷ lệ 1:5, để một thời gian ngắn gà sẽ khỏi.

Khi gà bị bệnh ở mức độ nhẹ: bạn chỉ cần pha loãng muối với nước ấm, sau đó dùng nước này cho gà ngâm chân mỗi ngày ( trong khoảng 30- 60 phút), Sau mỗi lần ngâm chân cho gà xong, nên dùng tay hoặc nhíp để bóc dần phần bã mềm ở chân gà ( nhẹ nhàng không bóc sâu khiến gà rớm máu). Cứ như vậy đều đặn khoảng 15 ngày bệnh sẽ được chữa khỏi hẳn

Lưu ý rằng khi thực hiện việc ngâm chân cho gà bạn cần đảm bảo cả môi trường sống cho gà để vết thương không bị loét ra nặng hơn.

Khi gà bị bệnh lậu đế ở mức độ nặng: Lúc này phương pháp điều trị sẽ mất nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cùng sự kiên nhẫn của người chăn nuôi. Để điều trị lúc này, bạn cần mổ đế cho gà. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là nếu con gà thực sự hay thì mới mổ, chủ yếu là để đúc chứ gà đã bị lậu đề thì coi như khó mà vần đá được lại như cũ. Gà không quá hay thì thôi, nên bỏ.

Hướng dẫn chi tiết mổ đế cho gà chọi

mổ đế cho gà

Chuẩn bị dụng cụ

Nước muối loãng, kéo, dao lam, bông gòn, oxy gà, cồn vàng sát trùng, nhọt kimdan, gạc băng vết thương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm 1 số đồ để mổ và băng bó cho gà tốt hơn cũng như giúp gà nhanh khỏi gồm có cao tan, alpha choay, Cadicelox 200, Long huyết PH, Nhộng lao…

Các bước thực hiện

Bước 1: Cho gà ngâm chân sạch sẽ trong nước muối loãng để vết lậu đề mềm và bở ra Bước 2: Dùng kéo hoặc dao lam cắt bỏ phần bị lậu đề trên chân. Chú ý phải loại bỏ sạch sẽ nhân vết lậu mới thôi Bước 3: Dùng bông gòn lâu sạch máu, nhỏ thêm oxy gà để sát trùng vết thương rồi lau khô Bước 4: Dùng cồn vàng/ cồn i-ốt lau vết thương, thấm khô cồn bằng bông sau đó. Tiếp đến, dán thêm cao dán nhọt kimdan đã hơ nóng trước đó vào phần vết thương Bước 5: Lấy gạc băng lại vết thương lại ( băng chéo qua củ bàn, nới lỏng tay, không băng quá chặt vì sẽ làm hỏng chân ga). Sau đó mỗi tuần lại gạc và dán lại một lần cho đến khi gà lành hẳn.

Video hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Chữa lậu đế cho gà chọi

Chú ý sau khi mổ đế gà

Sau khi thực hiện tất cả những công đoạn trên, cần nhốt gà tại chuồng có cát sạch ( trộn vôi bột) và khô. Tuyệt đôi giữ chuồng không bị ẩm ướt, bẩn thỉu.

Che chắn chuồng thật tốt, hạn chế cho gà chạy nhảy, đi lại sau khi mổ.

Sát trùng miệng vết thương và thay băng gạc cho gà hàng ngày bằng oxi già

Trong 7-10 ngày đầu, cho gà uống các thuốc bổ trợ mỗi sáng và chiều: alpha choay ( 1 viên) + long huyết PH ( 1 viên) + nửa viên cadicelox 200 và 1 viên nhộng lao. Ngoài ra, nếu gà chậm tiêu thì có thể cho uống men tiêu hoá eltergromina

thuốc tan bầm alpha choay

Long huyết PH

Thời gian để gà lành sau mổ thường rơi vào khoảng 2 tuần. Trong thời gian đó, bạn cần thay cao dán và gạc ít nhất 1 tuần/ lần

Khi vết thương đã lành và bong vảy, không rút chỉ vội. Đầu tiên, cần ngâm chân gà vào nước muối và đường phèn để chân lành hẳn. Tuyệt đối không bóc vảy ở chân gà mà để nó tự bong.

Khi gà lành hẳn, phải cho gà vào chuồng rộng, không được đúc mái. Để một thời gian sau đó cho chạy giàng thì mới vần.

Biện pháp phòng tránh bệnh lậu đề cho gà

Lậu đề không phải là căn bệnh truyền nhiễm mà nguyên nhân chính của nó là không biết vệ sinh vết thương và môi trường sống. Bởi vậy cách phòng bệnh đúng cách cho gà bị bệnh lậu đề cần chú ý như sau:

Giữ chuồng trại luôn khô ráo, thay cát định kì. Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày, khử trùng môi trường sống cho gà theo định kỳ Tránh các vật sắc nhọn như đinh, gai ở nơi sống của gà Sau mỗi trận đấu cần kiểm tra vết thương trên cơ thể gà để có các biện pháp chữa trị kịp thời

giữ chuồng gà sạch sẽ là cách phòng chống lậu đế hữu hiệu

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Thối Tai Cho Gà Chọi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!