Xu Hướng 3/2023 # Cách Chọn Gà Chọi Để Làm Giống # Top 4 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chọn Gà Chọi Để Làm Giống # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Gà Chọi Để Làm Giống được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách Chọn Gà Chọi Để Làm Giống Cách chọn gà chọi để làm giống Ô Mã Lại Nâu Chọn tướng Thân mình gà nòi, dù cựa hay đòn cũng phải cao lớn, lực lưỡng. Tướng văn ra tướng văn, mà tướng võ phải ra tướng võ. Cách đi đứng phải mạnh dạn, chửng chạc, dáng đứng xuôi như giọt nước mới là gà ha. Thân hình gà phải chắc nịch như hình cái bắp chuối, lườn sâu và là lườn tàu ngay thẳng. Vai phải nở nang, ngực lớn, trông lúc nào cũng oai vệ. Chọn đầu Đầu gà phải tương xứng với cổ, với thân mình của nó. Chỉ cần quan sát phần đầu, ta có thể đoán biết được phần nào tài nghề con gà đó tốt xấu ra sao. Đầu gà bề ngang rộng thì đó là gà lì, nhưng chậm chạp, do đó chỉ biết hứng đòn đối thủ giáng cho. Đầu hẹp mắt lồi là gà nhát, chưa đá đã muốn quay đầu bỏ chạy Đầu không vuông, không hẹp, mặt sâu nền nổi mặt tròn là gà có sức chịu đòn, lì đòn và có con còn ra đòn như tia chớp. Gà này nên chọn nuôi. Trong phần đầu gà, có mặt gà và những bộ phận khác rất cần phải xét đến mỗi khi lựa gà. Mặt phải dữ dằn, nhanh lẹ, có khả năng né được đòn địch và trả đòn nhanh. Trong phần mặt còn có: Mắt: Gà hay dở, tài ha bất tài cũng thể hiện qua đôi mắt của nó. Mắt sâu: giống lì đòn, chỉ có gà dữ mới có. Nều từ mí mắt tới lổ mũi sâu là gà lẹ đòn, đá đòn đau. Mắt tròn: Từ khuôn viên mắt tới mũi mà rộng và bằng phẳng là gà có bản lĩnh biết tự tin, đá đòn nào đau đòn nấy. Mắt tròn và lồi: Gà tính nhát, không thể nuôi đá được. Mắt tròng đỏ: Tròng mắt gà có màu đỏ, hoặc con ngươi có màu đỏ. Có khi con ngươi khi đỏ khi không. Hoặc là tròng mắt màu đen, màu xanh thì đó là thứ gà quí, dân gian gọi là “cuồng kê” khi đá có những đòn lạ, thế lạ khiến đối thủ dù tài cũng phải thua. Mắt tròng vàng: con ngươi gà màu vàng, hoặc tròng vàng, tròn đen hay xanh, cũng là gà tài, gà quí, chỉ thua cuồng kê một phần nào mà thôi. Mắt tròng trắng: Gà có con ngươi màu trắng, gọi là mắt thạch, lúc nào cũng long lanh ngời sáng. Gà này có đòn lạ, nhanh lẹ, khôn ngoan, ra trường thường thẳng, nên chọn nuôi. Mắt tròng đen: Con ngươi gà có tròng đen, có khi pha vàng hay xanh,tính sâu hiểm, ra đòn đọc và đau, nên tìm nuôi. Mồng gà: Mồng gà có nhiều dạng, có mồng hay có mồng dở, cần phải biết rõ để chọn lựa: Mồng tốt là mồng trích, mồng dâu, mồng khế, mồng lỗ. Gà có loại mồng này thuộc dòng hổ tướng, khôn ngoan, nhanh lẹ, né đòn giỏi, trà đòn nhanh. Mồng xấu là mồng lá, dễ bị đối thủ mổ, gắp vừa đau vừa chảy máu nhiều. Mỏ gà: Mỏ gà rất quan trọng vì đó là lợi khí mỗi khi chấu đá. Có mỏ tốt mà cũng có những loại mỏ không nên nuôi. Mỏ tốt là loại mỏ: Mỏ ba lá, còn gọi là mỏ tam giác vừa mạnh lại khó gảy. Mỏ sẻ: ngắn, chắc nên mổ mạnh Mỏ vẹo: cắn mổ nhanh, gà này lại may mắn khi ra trường. Mỏ xấu gồm có: Mỏ quắm: đầu mỏ vừa nhỏ vừa có thể quắp trông tướng dữ dằn, nhưng khi lâm trận lại ưa gảy. Mỏ cụt: trông to, khoẻ nhưng lại chậm chạp. Chọn cần (cổ gà) Cần ở đây là cổ gà. Cổ gà nòi cũng rất quan trọng trong việc đấu đá. Cổ yếu dễ bị đá gảy, hoặc long khớp, không những đá thua mà có khi tử vong. Nên chọn gà “cổ liền” mọi khớp xương cổ liền lạc với nhau. Các loại gà có cổ liền, cổ tròn, cổ dài là gà “đi trên” , đá từ diều lên mặt. Gà có cổ cụt, hẹp là gà chỉ “đi dưới” thỉnh thoảng mới đá tới hầu tới vai. Nói đến cần gà, ta phải xem qua hầu gà. Hầu gà là bộ phận nằm dưới cổ gà. Hễ hầu trệ thì đó là gà lì đòn, còn gà hầu nhỏ là gà nhát không nuôi đá được. Chọn ức và vai Chọn gà nòi nên chọn những con có ức ngưỡng thiêng, đây là gà dữ, thuộc dòng võ tướng. Còn khi đi mà không nẩy ức là gà tướng văn. Còn xét tướng vai, ta nên chọn gà vai rộng (võ tướng), còn loại vai rộng hẹp vừa phải là văn tướng. Vai hẹp vẫn dùng được nếu, nội lực gà không yếu. Chọn lườn, ghim Lườn gà phải thẳng gọi là “lườn tàu” mới tốt. Gà đã vẹo lườn nên loại bỏ vì nước đá không bền. Ghim gà phải khít, và chiều cao hai ghim phải cao bằng nhau. Nếu hai ghim cao thấp khác nhau thì số mạng gà đó trước sau cũng bị đui. Chọn đuôi Nên chọn gà có bặp đuôi như đuôi tôm, là đuôi xoè rộng ra, chót đuôi chỉa xuống đất mới tốt. Đuôi gà đóng vai trọng khi lâm trận. Chính phần đuôi giữ thế thăng bằng cho thế đừng của gà khi đấu đá. Trong trường hợp khi đá mà gảy lông đuôi, ta còn phải chắp đuôi khác vào để gà đứng thăng bằng, khỏi bị té ngửa ra sau. Chọn lông Bộ lông gà dù mang màu sắc gì cũng phải sáng bóng, ốp sát vào thân mình mới tốt. Gà ốp lông là gà đang có nội lực đầy đủ, mạnh sức. Con nào lông xù là sức đang yếu, không nên đem đá. Cách Chọn Giống Gà Đá Chọn gà chọi khi gà còn nhỏ Cách chọn gà chọi để làm giống Kỹ thuật chọn chân gà chọi Kỹ thuật chọn cựa gà chọi Kỹ thuật chọn ngón gà chọi Kỹ thuật chọn đuôi gà chọi Gà có lông voi (lông thép) là gà quí nên chọn nuôi. Trong các sắc lông, gà lông ngũ sắc tốt nhất, vì theo ngũ hành tương khắc, nó không kị với gà sắc lông nào. Nói đến bộ gà, phải xét đền cả phần lông mã. Mã dài phủ lông đuôi là gà bền sức lại đá hay. Bộ lông mã gồm nhiều màu thì tài gà tầm thường. Lông mã cụt, thưa thớt trông gà xấu tướng.

Làm Thế Nào Để Chọn Giống Gà Chọi Tốt Nhất

Chọn gà chọi không phải là chuyện đơn giản nó là cả một vấn đề với nhiều năm kinh nghiệm mình sẽ chia sẻ cho các bạn các chọn gà chọi sao cho hợp lý và đúng đắn nhất có thể giúp các bạn chọn cho mình những chiến kê tốt nhất từ đó bạn sẽ có những kinh nghiệm để chọn gà cho lần sau, hãy theo dõi đá gà trực tuyến để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhất từ trước đến nay.

Những cách chọn gà chọi cực hay.

Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.

Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.

+ Cách chăm sóc:

Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.

Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau:

Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v…

Lưu ý: – Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

– Chọn giống gà chọi là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.

– Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

– Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.

– Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.

– Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.

– Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.

– Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).

– Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.

– Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà.

– Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.

Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.

* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

* Cổ to, dài, thẳng.

* Lưng rộng, cánh dài.

* Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.

* Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

– Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.

– Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.

– Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

– Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra. – Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…

– Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.

– Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộcautolinker.com autolinking image loại hiếm quý, gan dạ, đại tài.

– Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.

– Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….

– Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.

Cách Chọn Gà Để Giống Tốt

Gà trống tốt là gà có khả năng phủ mái hăng, cho trứng nhiều cồ, gà con nở ra khoẻ mạnh. Trong khi đó gà mái tốt đẻ sai, trứng to, sinh lợi cho người nuôi.

Chọn gà để giống ngoài việc chọn giống tốt, rặt giống còn phải chọn gà khoẻ mạnh, không tật bệnh, ăn uống có nết và phàm ăn.

Tuyển chọn cho được một đàn đạt chuẩn như vậy dù với người chuyên môn cũng không phải là chuyện dễ dàng làm được trong ngày một ngày hai.

Nên gầy bầy gà để giống trong đó gà mái mới 5 đến 6 tháng tuổi, lứa bắt đầu rớt trứng, gà trống mới 8 tháng tuổi, lứa tuổi bắt đầu phối giống tốt nhất, hăng nhất và trứng có nhiều cồ. Trống mái cũng ở lứa tơ như vậy vừa đẻ sai vừa ‘đúc’ ra con tốt, khoẻ mạnh dễ nuôi.

Nên chọn những con gà đạt tiêu chuẩn sau đây:

Vóc dáng to cao, oai vệ, tốt mã, lông mình mướt mát

Thân mình không nặng nề vì quá mập, vai nở, ngực rộng, mỏ to mà ngắn, mắt sáng, cánh hơi xệ, bắp đuôi nở lớn và cong lên

Mắt sáng, mồng đỏ tươi và dựng đứng lên

Chân cao, vảy mịn và có màu sáng

Tính năng động, hăng hái, xông xáo, luôn luôn cặp kè bên con mái

Trống tốt là trống hăng hái trong việc truyền giống và trứng có nhiều cồ

Ngoại hình đẹp, mồng đỏ tươi và mềm mại

Sởn sơ, lanh lẹ, thân mập vừa phải

Bụng lớn, đít hơi xệ – dấu hiệu buồng trứng nở nang, đẻ sai

Hậu môn rộng, niêm mạc hậu môn màu hồng

Mắt lộ hình bầu dục sáng tươi, con người hẹp nhưng ngời sáng

Chân nhỏ, mỏ ngắn, thẳng chứ không cong quặm xuống

Đi đứng lanh lẹ, năng động

Mái tốt còn là mái đẻ sai, năng suất trứng phải đạt từ 180 trứng trở lên và trứng lớn mới đạt tiêu chuẩn

Dù gà trống, gà mái đều đạt chuẩn nhưng khi chúng được ba năm tuổi ta cũng nên loại ra để vỗ béo bán thịt. Vì rằng gà trống ba tuổi đã già, không còn khả năng phủ mái tốt, trứng lại ít cồ ấp nở với tỉ lệ thấp. Nếu tiếc mà nuôi tiếp thêm một thời gian nữa thì lúc ấy có loại ra bán thịt cũng kén người mua vì nó đã quá già, thịt dai.

Gà mái sau ba năm sinh sản, dù giống siêu trứng cũng đẻ không còn đều, năng suất trứng kém, kéo dài thời gian nuôi chỉ lỗ thức ăn, nên đem bán thịt là vừa. Sau ba năm tuổi, gà mái đã có bộ lông xác xơ, cựa đã lú ra dài nên cũng kén người mua, mà có bán được cũng với giá thấp.

Làm Sao Để Chọn Gà Chọi Chuẩn Nhất?

Để có một chú gà chọi ưng ý sức khỏe tốt thì ngày lúc đầu bạn phải chọn một giống gà tốt, chất lượng. Vậy bạn đã biết cách để chọn gà chọi chuẩn hay chưa?

Cách xem và chọn giống gà chọi

Để có một chú gà trống thì việc chọn giống vô cùng quan trọng, gà chọi cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng cũng có chú gà chọi rất giỏi, có chú gà thì không thể chọi và có tính thần chiến đấu bởi viề phần lớn chúng là do di truyền.

Một trong những bí quyết chọn gà chọi tốt là bạn phải tìm và nuôi từ trong trứng, nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống.

Ngoài ra, xem gà chọi và chọn gà chọi cũng rất quan trọng, việc này cũng giống như việc chọn gà mái mẹ cũng vậy, nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt.

Sau khi lựa chọn được giống gà chọi tốt thì bạn bắt đầu gây giống, sàng lọc gà xấu và gà tốt, dần dần tuyển chọn những con giống đẹp và có tính thần thi đấu cao nhất.

Cách gây giống gà chọi cũng rất quan trọng, nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu.

Việc dùng gà mái và trống cùng bầy cho chúng giao phối thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết gần giông như con người.

Chính vì vậy, bạn cần tách và nuôi chúng riêng biệt, không để chúng giao hợp.

Luyện tập cho gà chọi và chăm sóc gà chọi

Nhất khỏe nhì tài là những từ ngữ ám chỉ một chú gà chọi tốt, gà chọi cũng như con người, nếu không luyện tập thì chúng sẽ không có khả năng ra đòn và không có tinh thần chiến đấu.

Cách chọn và nuôi gà chọi chuẩn là bạn không nên nuôi chúng trong lồng. Nếu chúng bị nhốt quá lâu sẽ làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.

Chính vì vậy, bạn nên cho gà mỗi ngày tập luyện một lần để chúng có môt sức khỏe dẻo dai và sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá, nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.

Một vài bài tập được nhiều người có kiến thức chọi gà áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ cũng góp phần giúp chúng khỏe mạnh và chọi tốt.

Bạn có thể bổ sung các thức ăn từ ngũ cốc, côn trùng như ếch nhái, thằn lằn, dế mèn và giun đất để chúng sung hơn khi vào các trận đấu.

Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì chúng không thể thi đấu tốt, cũng như con người khi không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần thì khó có thể hoàn thành tốt công việc.

Kĩ thuật chăm sóc và nuôi gà chọi không khó nếu bạn đầu tư và tìm hiểm chúng một cách nhuần nhuyễn. Cách phòng tránh bệnh cho gà chọi sẽ được các chuyên gia giới thiệu ở các chuyên mục tiếp theo, các bạn quan tâm có thể tiếp tục theo dõi.

Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Gà Chọi Để Làm Giống trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!