Xu Hướng 9/2023 # Cách Cho Gà Tre Ấp Trứng Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả Cao # Top 15 Xem Nhiều | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Cho Gà Tre Ấp Trứng Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả Cao # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Cho Gà Tre Ấp Trứng Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gà tre là loại gà loại gà cảnh được khá nhiều người yêu thích. Đối với những bạn nuôi gà tre để làm cảnh thì thường số lượng nuôi không nhiều và nhiều bạn gặp vấn đề với việc gà tre ấp trứng. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn cách cho gà tre ấp trứng để đạt hiệu quả cao.

Cách cho gà tre ấp trứng

Để cho gà tre ấp trứng tốt các bạn cần chuẩn bị ổ ấp phù hợp và môi trường thích hợp để gà có thể tập trung ấp trứng một cách tốt nhất. Ổ ấp cần làm đúng kỹ thuật để có thể giữ nhiệt tốt. Môi trường thích hợp bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, vị trí của chuồng và cả hướng chuồng.

Chuẩn bị ổ đẻ, ổ ấp

Ổ đẻ và ổ ấp cho gà tre cần đảm bảo làm đúng kỹ thuật để gà có điều kiện tốt nhất ấp trứng. Ổ ấp cần đảm bảo giữ được nhiệt tốt và thông thoáng để phôi trứng có thể phát triển một cách tốt nhất. Để làm ổ ấp, các bạn nên làm ổ hình lòng chảo là phù hợp nhất và lót bên trong các chất liệu giữ nhiệt tốt mà lại thoáng khí như mùn cưa, phoi bào, bìa carton hay rơm rạ. Tốt nhất vẫn là dùng rơm rạ để làm ổ ấp là phù hợp nhất. Bạn có thể lót rơm vào trong một rổ nhựa để tạo hình lòng chảo vừa thuận tiện lại không sợ ổ ấp bị biến dạng khi gà ấp.

Cách cho gà tre ấp trứng như thế nào đạt hiệu quả cao

Chọn vị trí, hướng chuồng phù hợp

Chuồng ấp nên đặt cách mặt đất ít nhất 0,5m, hướng chuồng cần tránh dược nóng vào mùa hè, tránh được lạnh vào mùa đông và chuồng ấp phải là nơi yên tĩnh. Nếu không chọn được hướng chuồng phù hợp thì bạn cần che chắn hợp lý để đảm bảo chuồng vẫn thoáng khí mà lại tránh được gió lạnh hay nắng nóng.

Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp

Nhiệt độ thích hợp để gà ấp trứng là khoảng 25 độ C và độ ẩm không khí vào khoảng 60%. Nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh các bạn cần có biện pháp sưởi ấm cho gà tre như thắp thêm bóng đèn. Nếu nhiệt độ môi trường quá nóng bạn cần có biện pháp che chắn để tránh nóng cho khu vực ấp. 

Một vài lưu ý

Khi cho gà tre ấp trứng, ngoài việc làm ổ ấp phù hợp thì vấn đề nhiệt độ là rất quan trọng. Nếu nhiệt độ đảm bảo mát mẻ không quá nóng cũng không quá lạnh thì tỉ lệ nở của trứng khá cao. Còn nếu thời tiết quá lạnh, quá nóng thì sẽ ảnh hưởng tương đối nhiều đến tỉ lệ ấp nở. Đây cũng là lý do mà nhiều người nuôi gà chọn thười điểm ấp trứng gà vào mùa xuân hoặc mùa thu vì lúc này thời tiết thuận lợi nhất. Các mùa khác vẫn ấp được nhưng tỉ lệ nở sẽ kém hơn. 

Như vậy, cách cho gà tre ấp trứng để đạt hiệu quả cao không khó. Các bạn chỉ cần đảm bảo làm ổ ấp đúng kỹ thuật và tránh nóng, tránh lạnh cho khu vực ổ ấp thì tỉ lệ nở sẽ rất tốt. Nếu vào thời điểm mùa hè hoặc mùa đông khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì bạn có thể dùng máy ấp trứng thay cho gà tre tự ấp sẽ cho tỉ lệ nở tốt hơn.

Cách Ấp Trứng Gà Giống Bằng Máy Như Thế Nào?

Vật liệu: Chuẩn bị cho một lò ấp khoảng 100 Trứng Gà Giống Đông Tảo – 1 thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy.

– Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng.

– Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng lên gọi là đệm trứng.

– 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng (đèn Hoa Kỳ)

– 1 nhiệt kế để ở khay trứng.

– Mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng.

– Bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm (nếu không có có thể phun bằng miệng).

Cách làm:

– Khoét 3 lỗ, ở đáy thùng cách đều nhau để lọt bóng đèn dầu hỏa để sưởi ấm vào bên trong. (Đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).

– Chọn trứng (khoảng 100 trứng) đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt.

– Đốt 3 đèn dầu lên. Coi nhiệt kế để đạt được nhiệt độ 3705 – 380C (vịt 38,5 – 390C) rồi vặn nhỏ đèn

– làm sao để luôn trong quá trình ấp đều giữ được nhiệt độ này nhờ vào bộ phận điều chỉnh của đèn. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa lên đủ mức cần thiết, sau đó mở hé ra cho thoáng.

– Về độ ẩm: Vài ngày cần phun sương nước một lần (độ ẩm khoảng 80%).

– Đảo trứng: Khi đảo nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng 1 ký hiệu. Mỗi ngày đảo từ 6 – 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần chỉ cần 3 – 4 lần trong ngày. Nhớ khi đảo vị trí các mặt của trứng đồng thời cũng đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng.

– Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những trứng không có phôi. Cách soi: Cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.

Nuôi Gà Ác Như Thế Nào Thì Đạt Lợi Nhuận Cao?

Nuôi gà ác tương đối đơn giản, lợi nhuận cao, sau 5 tuần nuôi dưỡng, gà đạt trọng lượng từ 150-200g/con. Món gà ác tiềm (tần) thuốc Bắc đang rất được thịnh hành và ưa chuộng. Quy trình nuôi gà ác như sau:

Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Lồng úm để đứng trên chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m, đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm2, xung quanh lồng úm đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m2, từ 1-2 tuần tuổi là 50 con/m2, từ 3-5 tuần tuổi là 25 con/m2.

Úm gà (từ 1-5 tuần tuổi):

– Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi úm. Lót sàn chuồng úm bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày.

– Cung cấp nước cho gà con uống ngay sau khi thả gà vào chuồng úm.

– Bắt đầu cho gà ăn 2 giờ sau khi đưa gà vào úm. Thức ăn ban đầu, rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới dùng máng ăn.

Thức ăn: sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi), với công thức thức ăn: năng lượng 2.950-3.000 Kcal, đạm 22-24%, canxi 1%, photpho 0,53%.

Ánh sáng: mở đèn chiếu vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều.

– Chủng ngừa vaccin: từ 3-5 ngày tuổi ngừa dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt, từ 7-10 ngày tuổi ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ vào mắt từ 10-12 ngày ngừa bệnh trái gà 1 liều/con tiêm xuyên màng cánh, từ 14-18 ngày ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ mắt hoặc uống, 21 ngày ngừa dịch tả + IB 1 liều/con nhỏ mắt. Chỉ chủng ngừa vaccin cho đàn gà khỏe mạnh. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C, hoặc chất điện giải khi chủng ngừa vaccin.

– Phòng bệnh bằng thuốc và vitamin: từ 1-4 ngày tuổi pha nước cho uống với một trong các loại kháng sinh: Tylosine 0,5g/lít, Chloramphenicol 0,2-0,3g/lít, Imequyl 0,5g/lít…

Ngừa bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Pha nước với vitamin 3-5 ngày/tuần một trong các loại thuốc: Vitaperos 0,2g/lít, Solminvit 0,5g/lít, Vitalytes 0,75g/lít… Có thể trộn thuốc trong thức ăn với liều trộn trong 1kg thức ăn gấp đôi liều pha trong 1 lít nước uống. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng dùng thuốc kháng sinh trước khi thịt 1 tuần.

Câu Hỏi Thường Gặp

Mô Hìnhnnuôi Gà Công Nghiệp Đẻ Trứng Như Thế Nào Cho Hiệu Quả

1. Chuồng gà : Chuồng nuôi gà công nghiệp lấy trứng được thiết kế rất đặc biệt gồm các lồng sắt kích thước khoảng 1,2 x 0,65 x 0,38 mét tương ứng với chiều dài, rộng, cao. Một lồng như thế này có thể nuôi 12 con hoặc từ lồng đó bạn ngăn ra làm các lồng đơn chỉ để cho chúng ăn ngủ nghỉ vệ sinh một chỗ, như vậy sẽ kiểm soát được năng suất từng con một, lồng được thiết kế đặc biệt có ngăn để trứng rơi ra riêng và ngăn hứng phân riêng. Chuồng à phải được che kín bằng rèm che. Khi làm chuồng gà phải phải tham khảo các mẫu chuồng phổ biến hiện nay để dễ dàng trong công việc vệ sinh và lấy trứng.

2. Dụng cụ ăn uống: Mỗi lồng gà có một máng ăn và máng nước riêng, mỗi ngăn gà một máng nước ở trên và mỗi lồng một máng thức ăn dài bằng với chiều dài lồng đặt phía dưới và đều ở bên ngoài lồng khi ăn gà sẽ thò cổ ra ngoài để ăn.

3. Vệ sinh chuồng và dụng cụi nuôi: Bỏ rèm che cũ, hoặc mang ra ngoài giặt bằng xà phòng cho sạch và phơi dưới nắng to cho khô hẳn rồi đem lắp lại. rửa toàn bộ chuồng và máng ăn bằng nước sạch để khô ráo rồi phun thuốc sát trùng toàn bộ tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh chuồng bằng thuốc sát trùng Con Cò, hoặc formol 2% liều lượng 1lít/m2. Để chuồng trong khoảng 1-2 tuần sau khi sát khuẩn mới được nuôi.

1. Hướng dẫn chọn giống.

Đây là bước đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà công nghiệp đẻ trứng và là bước quan trọng tiên quyết khi chăn nuôi. Việc chọn giống tốt sẽ khiến cho công việc chăn nuôi của bạn trở nên dễ dàng và gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu chọn giống không tốt sẽ khiến cho việc chăn nuôi của bạn khó khăn hơn và có thể dẫn đến thất bại.

+ Cách thứ nhất khi chọn giống có thể chọn mua gà từ nhỏ, nuôi úm để ít tốn chi phí hơn một chút, mặc dù phải đối mặt khả năng gà chết sớm vì sức đề kháng của con non sẽ yếu.

+ Cách thứ hai là mua gà phân phối. Nên chọn con trên 1kg, vì đây là thời điểm gà có sức đề kháng mạnh, tăng cân nhanh và cho trứng nhanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các nhà phân phối giống gà siêu trứng uy tín sẽ tốn ít thời gian cho các bạn hơn khi lựa chọn. Bởi vì những nhà phân phối uy tín đã được nhiều bà con tin tưởng và đánh giá cao nên giống gà của họ sẽ đạt tiêu chuẩn hơn và khỏe mạnh hơn.

2. Các chú ý khi cho ăn, uống

Cho gà uống nước phải chú ý quy tắc đặc biệt. Ngày đầu thả gà vào úm phải đảm bảo gà uống đủ lượng nước có hoà tan đường glucoza liều 10g/lít kèm vitamin C 1g/lít, sau đó mới cho gà ăn. Cho gà ăn đầy đủ, giai đoạn đẻ trứng cần chú ý tập trung rải thức ăn đều và mật độ dày hơn. Có thể dùng thức ăn đậm đặc hoặc tìm trên các web mua bán những loại thức ăn hỗn hợp bán ngoài thị trường.

– Những quy định về chăm sóc khác: Tùy vào giai đoạn phát triển của gà, bạn phải chú ý từ việc sưởi ấm, úm gà, chăm sóc gà đẻ, và cả việc cắt mỏ gà…..

– Nguyên tắc trong chăn nuôi gà: Khi thay lứa gà mới bạn cần phải thay theo nguyên tắc không để gà cũ vào đàn gà mới. Đó là cách bảo đảm cho dịch bệnh không lây từ đàn nọ sang đàn kia, khi thay gà cũng cần phải vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ cách đồ dùng hay công cụ chăn nuôi của đàn cũ. Hạn chế người vào thăm gà đặc biệt là người ốm để tránh lây các dịch bệnh hay vi khuẩn vào trang trại. Chú ý theo dõi quy trình phòng bệnh cho gà để tránh những dịch bệnh đáng tiếc xảy ra trong trang trại.

III. Nuôi gà hậu bị (nuôi gà con cho đến trước khi đẻ)

Giai đoạn gà hậu bị là giai đoạn từ 1 tuần tuổi đến 20 tuần tuổi hay đến khi gà bắt đầu đẻ. Giai đoạn này cần chăm sóc đúng kỹ thuật để gà đẻ nhiều và chất lượng trứng tốt. Chế độ ăn khu nuôi phải đạt theo tỉ trọng quy định, chế dộ chiếu sáng phù hợp để gà đẻ đúng thời điểm.

1. Chế độ ăn: Khẩu phần ăn nên dùng là cám Con Cò C25 hoặc thức ăn hỗn hợp Con Cò C26 + C27 dùng cho gà hậu bị. Cách thức cho ăn như sau:

+ Gà dưới 9 tuần tuổi: dùng cám con cò C26 hoặc đậm đặc C25. Đối với cám đậm đặc C25, pha 30 kg C25, 55kg ngô xay, 10 kg tấm, 5kg cám gạo trộn với nhau làm thức ăn cho gà con, sau giai đoạn này gà phải đjat 0..7-0.75kg 1 con.

+ Gà 10-20 tuần tuổi: Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo sự đồng đều thể trọng gà. Nên việc cho ăn cần chú ý rải đều thức ăn trên máng ăn để con nào cũng được ăn như nhau. Thức ăn dùng cho gà giai đoạn này là cấm hỗn hợp Con Cò C27 hoặc cám đậm đặc Con Cò C25. Trường hợp dùng cám đậm đặc C25 nên pha theo tỉ lệ sau: 26 kg C25 , 34Kg ngô, 25Kg thóc xay, 15kg cám gạo trộn đều được 100kg thức ăn. Sau mỗi tuần nuôi cần tiếng hành kiểm tra sự tăng trưởng của gà, phải đạt 85g/con/ ngày.

Khi chăn nuôi theo mô hình trang trại thì cách làm chuồng gà phải được nắm rõ và phải sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để chăn nuôi. Trong mô hình nuôi gà công nghiệp siêu trứng thì chuồng trại phải đảm bảo đủ các trang thiết bị chuyên dụng cho chăn nuôi như sau:

Trang thiết bị cơ sở: nguyên liệu, vật dụng làm nhà, mái che, chuồng gà…

Trang thiết bị ăn uống, lấy trứng: gồm khay ăn, khay uống và khay đẻ trứng

Trang thiết bị công nghệ: Hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, cân nặng kiểm tra trọng lượng gà, hệ thống làm phòng úm gà bảo đảm nhiệt độ cao lên tới 300 độ C…

Bên cạnh việc đầu tư thiết bị, bạn cũng nên đồng thời hỏi nhà cung cấp một số kinh nghiệm sử dụng máy móc cũng như kinh nghiệm áp dụng vào từng công việc cụ thể.

Việc phải nắm rõ kỹ thuật nuôi gà công nghiệp đẻ trứng là quan trọng hàng đầu trong kinh doanh mô hình trang trại nuôi gà nói chung và gà siêu trứng nói riêng. Chỉ cần bỏ sót một vài chi tiết, hiệu quả sẽ không thể đạt như mong muốn.

Việc nắm bắt kỹ thuật nuôi bạn cần phải học hỏi từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và tích lũy lâu dài mới có thể có đủ kinh nghiệm cho việc chăn nuôi của mình. Dễ nhất là các bạn lên các bài báo, bài viết trên internet để tìm hiểu cách chăn nuôi và những lưu ý để tránh được những thiệt hại cho bản thân.

Ấp Trứng Thủ Công Là Thế Nào?

Ấp trứng gia cầm bằng lò ấp sử dụng các nguyên vật liệu và năng lượng sẵn có ở địa phương, không phải ấp bằng máy công nghiệp. Phương pháp ấp trứng gia cầm mà việc điều chỉnh chế độ nhiệt độ, ẩm độ qua các giai đoạn ấp hoàn toàn nhờ vào kinh nghiệm, cảm giác của nguời chủ ấp thì gọi là ấp trứng thủ công. Thí dụ: ấp thủ công trứng gia cầm bằng thóc, trấu được rang nóng hoặc bằng đèn dầu hoả, bằng nước nóng… Phương pháp này chủ yếu sử dụng để ấp trứng vịt, gần đây còn được dùng để ấp trứng gà, trứng ngan, trứng chim cút…

Nội dung trong bài viết

Ưu điểm của phương pháp ấp trứng thủ công

Nhược điểm của phương pháp ấp trứng thủ công

Yêu cầu chất lượng trứng vào ấp

Bảo quản và vận chuyển trứng ấp

Bảo quản

Vận chuyển trứng

Điều kiện để ấp trứng thủ công gia cầm

Thời gian ấp

Nhiệt độ môi trường

Độ ẩm (hơi nước)

Không khí

Ưu điểm của phương pháp ấp trứng thủ công

Lò ấp được làm bằng “bồ” đan bằng tre nứa, thóc lép hoặc trấu, chăn, màn (ủ trứng)… là những thứ rẻ tiền sẵn có ở bất cứ vùng nào.

Nhà xưởng để lắp đặt lò đơn giản, có thể sử dụng nhà bép, nhà ở, nhà kho…

Quy mô trứng ấp từ ít đến nhiều, không bị phụ thuộc vào quy mô máy, rất thuận tiện… vì vậy trứng luôn được cho vào ấp, không cần bảo quản dài ngày.

Có thể sử dụng được bất cứ loại lao động nào trong gia đình hoặc thôn xóm để tham gia vận hành lò ấp. Nhất thiết phải có người chịu trách nhiệm kỹ thuật ấp: ông chủ lò ấp hoặc một chuyên gia về ấp thủ công…

Nhược điểm của phương pháp ấp trứng thủ công

Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường. Mặc dù có can thiệp của con người nhưng không thể đạt được tiêu chuẩn chế độ ấp như áp bằng máy.

Nhiều công đoạn xử lý nhiệt, tốn công.

Tỷ lệ ấp nở và gia cầm một ngày tuổi đạt loại I (khoẻ mạnh, không bị khuyết tật) thấp, chỉ khoảng 65 – 70%. Trong khi đó ấp trứng bằng máy đạt trên dưới 80%.

Khâu vệ sinh lò ấp, nhà ấp và dụng cụ để đựng gia cầm mới nở không được bảo đảm, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết nhiề

Hiệu quả kinh tế không cao do tỷ lệ nở thấp, công suất một lò ấp không cao (chỉ trên dưới 3000 vịt/lò ấp).

Tuy vậy trong tình hình chăn nuôi hiện nay ở nước ta, việc giải quyết ấp trứng vịt, trứng gà bằng phuơng pháp thủ công, cổ truyền vẫn cần được phát huy vì ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc cơ khí hoá khâu ấp này còn gặp nhiều khó khăn và chưa hiệu quả.

Để ấp trứng bằng phương pháp thủ công có hiệu quả cần quan tâm đến các vấn đề sau đây.

Yêu cầu chất lượng trứng vào ấp

Thu mua trứng ấp từ những đàn vịt, ngỗng, gà đã trưởng thành, khoẻ mạnh, không bị nhiễm bệnh. Những con gia cầm này đã đẻ được 25% trở lên. Vì từ lúc đó trở đi mới có nhiều trứng đạt khối lượng ấp.

Chọn trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng để ấp đòi hỏi người có kinh nghiệm và chuyên môn cao, thông qua 3 giác quan – mắt, mũi, tay (thị giác, xúc giác và khứu giác).

Trứng tốt (đạt chất lượng để ấp) là những trứng đạt tiêu chuẩn về khối lượng: trứng gà từ 50 – 70 g và trứng vịt từ 60 – 90 g.

Quả trứng có hình elíp (trái xoan) cân đối, chỉ số hình dạng trứng vịt, trứng gà là 1,3 – 1,4. Vỏ trứng chắc, bóng mịn, không bị dập nứt, không có vết bẩn của phân hoặc vết máu. Không được rửa hoặc lau chùi vỏ trứng để tránh mất lóp màng bảo vệ. Khi soi trứng, lòng đỏ gọn và sẫm (lòng đỏ đặc). Bảo quản trứng nơi mát tự nhiên (trứng vịt, gà ta).

Trứng xấu: cần loại bỏ những trứng có hình dạng méo mó, vỏ không chắc, sần sùi (có hạt vôi nổi lên); trứng nhiễm bẩn (làm bịt lỗ khí trên vỏ trứng, ảnh hưởng đến trao đổi khí và nuớc của trứng); trứng có túi khí to, vỏ bị vỡ hoặc rạn nứt, lòng trắng và ỉòng đỏ bị loãng do vận chuyển, bảo quản không tốt; vỏ trứng bị mốc khi soi thấy những chấm nhỏ màu tối sẫm; trứng có 2 lòng.

Bảo quản và vận chuyển trứng ấp Bảo quản

Thu nhặt trứng: Trứng gà được thu nhặt ngay sau khi đẻ (gà kêu “cục tác” sau khi đẻ), thuờng vào buổi sáng, số ít vào buổi chiều. Trứng vịt được thu nhật vào sáng sớm (vịt đẻ vào ban đêm). Phải thu trứng ngay sau khi đè để tránh gà mái nằm ủ trứng lâu mà làm hỏng trứng, trứng bị nhiễm bệnh. Nhặt trứng và đặt trứng nhẹ nhàng. Khi xếp trứng vào khay hoặc thúng để đầu to lên trên.

Bảo quản trứng: Trong chăn nuôi quảng canh ở nông thôn, vì không có kho bảo quản lạnh nên phải bảo quản trong môi trường tự nhiên, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng trứng giống. Để khắc phục điều kiện này, sau khi trứng được xếp vào khay hoặc thúng có lót trấu hoạt rơm, phải đặt ngay vào phòng mát, thông thoáng nhưng không có gió lùa và quạt máy, để tránh bốc hơi nước trong trứng. Phòng bảo quản trứng phải sạch sẽ, tốt nhất là được quét vôi để khô, sau đó phun thuốc sát trùng Formol 2%. Giữ nhiệt độ trong phòng không quá 25°c vào mùa hè và không quá 20°C vào mùa xuân. Để đạt được nhiệt độ này, phòng bảo quản trứng phải có trần, trên mái có cây làm bóng mát. Nếu trời nóng, khô nên phun nước trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng. Không đặt vật liệu khác trong phòng bảo quản trứng.

Nếu nhiệt độ phòng trứng trên 25°c, phôi trứng bắt đầu phát triển và chết sớm (sau 2-3 ngày bảo quản). Nhiệt độ quá thấp dưới 5°C (vào mùa rét) cũng làm giảm sức sống của phôi. Nếu đảm bảo nhiệt độ phòng trứng như trên thì có thể bảo quản trứng không quà 3 – 4 ngày vào mùa hè và 6 – 7 ngày vào mùa đông. Nếu trứng đẻ ra mà được ấp ngay thì càng tốt (vói điều kiện nuôi gà vịt với số lượng lớn).

Độ ẩm không khí trong phòng cũng ảnh huởng lớn đến chất lượng trứng giống. Phòng bảo quản trứng có ẩm độ 70 – 80% là thích hợp nhất. Độ ẩm trên 80% làm vỏ trứng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, xâm nhập vào trứng, trứng bị mang mầm bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp (dưới 60%), nước trong trứng bị bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, gia cầm con nở bị sát vỏ, lông xù. Do vậy trong phòng trứng phải có ẩm kế để kiểm soát độ ẩm.

Phòng trứng phải ngăn lưới ở các ố của để chuột và các loài gặm nhấm, côn trùng khác không vào được. Đặc biệt đề phòng chuột ăn và tha trứng, gây ô nhiễm (truyền bệnh) phòng bảo quản trứng.

Vận chuyển trứng

Ở Việt Nam, việc vận chuyển trứng gà, vịt, ngan… đến nơi bảo quản, nơi ấp hoặc ra chợ để bán thường dùng quang gánh, xách tay, xe thồ, xe đạp, ô tô, thuyền… Trong điều kiện đuờng giao thông nông thôn chưa tốt, gồ ghề, nên dùng quang thúng, xách tay hoặc thuyền chở trứng là tót nhất, tránh trứng bị xóc, vỡ. Nếu vận chuyển trứng đến nơi xa bằng ô tô, xe máy, xe hoả thì phải đóng gói, đệm lót trứng, ngoài có bao bì cứng chắc làm bằng gỗ, bồ tre, nứa hoặc bìa cáttông.

Mùa hè nên vận chuyển trứng vào buổi sáng, hoặc 16-17 giờ chiều, để tránh nắng nóng. Khi trứng đến phòng ấp, phải dỡ ngay và đặt trong phòng ấp từ 12 đến 24 giờ mới đưa vào ấp (mục đích để lòng đỏ và lòng trắng ổn định vị trí).

Điều kiện để ấp trứng thủ công gia cầm Thời gian ấp

Thời gian ấp của trứng vịt – 28 ngày, trứng ngan – 35, trứng ngỗng – 30, trứng chim cút – 17, trứng đà điểu – 43 và trứng gà – 21. Tuy vậy thời gian có thể dao động: trứng nhỏ nở trước 5-10 giờ, trứng to nở muộn hơn so với quy định 5-10 giờ. Từ đặc điểm này, nếu có điều kiện phân loại trứng có khối lượng to, nhỏ khác nhau cho vào cùng khay, cùng túi lưới hoặc cùng vị trí thì dễ theo dõi trứng nở tập trung cùng lúc… Không nên cho ấp chung các loại trứng gà, vịt, ngỗng cùng một lò ấp hoặc cùng pho ấp, vì chế độ nhiệt và thời gian ấp của mỗi loại trứng gia cầm khác nhau.

Nhiệt độ môi trường

Trứng mới vào lò ấp còn lạnh nên 3 – 4 ngày đầu cần cung cấp nhiệt độ ấp cao hơn các giai đoạn ấp sau: đối với trứng gà, trứng vịt và trứng ngan là 38°c. Sau đó hàng ngày giảm 0,2°C; đến 3 – 4 ngày trước khi nở giảm 5 – 1°C. Nhiệt độ ấp còn bị phụ thuộc vào mùa vụ: mùa hè những ngày nóng 38 – 40°c, cần giảm nhiệt độ trong lò ấp bằng cách mở lò, phun nước ấm (35 -36°C) lên trứng, phun nước mát lên nóc nhà ấp, phòng ấp phải mát. Do vậy cần có nhiệt kế đặt giữa lò ấp.

Độ ẩm (hơi nước)

Độ ẩm là điều kiện quan trọng trong quá trình ấp trứng. Độ ẩm phòng ấp cao làm giảm sự bốc hơi nước ở giới hạn cho phép, ngược lại độ ẩm phòng ấp giảm làm tăng sự bốc hơi nước trong trứng quá giới hạn cho phép, từ đó ảnh huởng xấu đến quá trình trao đổi chất của phôi trứng. Ở những ngày ấp đầu yêu cầu nhiệt độ cao thì yêu cầu độ ẩm cũng phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng. Đến giũa thời kỳ ấp do việc trao đổi chất của phôi tăng, lượng nước nội sinh thải ra cần phải thoát ra ngoài trứng nên yêu cầu nhiệt độ lò ấp và phòng ấp giảm đi. Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ trứng tăng lên cao nhất, vì vậy nhiệt độ lò ấp phải giảm hơn so với 2 giai đoạn đầu và giữa, nhưng ngược lại ẩm độ lò ấp phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa làm hạ nhiệt lò ấp và tránh gia cầm bị sát vỏ và chết tắc. Cần có ẩm kế đặt trên lò ấp.

Không khí

Oxy rất cần cho phôi gia cầm phát triển. Ở giai đoạn đầu khi ấp, vì phôi còn lợi dụng dưỡng khí trong lòng đỏ nên cần ít không khí, nhưng vào những giai đoạn sau phôi phát triển mạnh thành gà con, cần nhiều dưỡng khí, đồng thời phải thải khí ra ngoài (khí CO2…). Lúc đó buồng khí dự trữ dưỡng khí không đủ, phải lấy từ ngoài vào qua các lỗ khí trên vỏ trứng. Vì vậy lò ấp và phòng ấp phải thoáng, bằng cách tăng cường lưu thông khí- trong phòng ấp (ở máy ấp có quạt để thổi không khí vào máy). Nếu thiếu dưỡng khí, gà con bị ngạt không nở được, gây chết hàng loạt. Đảo trứng liên tục là biện pháp điều hoà nhiệt độ, ẩm độ và không khí ở mọi vị trí của quả trứng ấp.

Làm mát trứng vào giai đoạn giữa và cuối thời kỳ ấp trong mùa hè (những ngày nóng) bằng phun ẩm là biện pháp tốt nhất giúp cho việc thải bớt nhiệt trong trứng, làm tăng tỷ lệ nở và sức sống của gia cầm con sau này.

Gà Đẻ Trứng Như Thế Nào

Động tác đẻ trứng

Động tác đẻ trứng là quá trình phản xạ phức tạp. Những xung động từ thụ cảm do kích thích của trứng lên niêm mạc âm đạo làm cho cơ âm đạo và tử tung co bóp mạnh đẩy trứng qua ổ nhớp âm đạo, trứng qua lỗ huyệt ra ngoài.

Nội dung trong bài viết

Động tác đẻ trứng

Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng

Điều hoà co bóp tử cung và âm đạo là thần kinh giao cảm, phó giao cảm và cả kích thích bằng axetylcolin, hixtamin Ngoài ra còn một số bormon như oxytoxin, adrenalin cũng kích thích co bóp tử cung và âm đạo của gà. Hormon của nang trứng cũng tham gia vào sự điều chỉnh đẻ trứng.

Chu kỳ đẻ trứng: Đẻ trứng là bản năng của loài chim, chim rừng thể hiện rõ tính chu kỳ theo mùa phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại cảnh… Nhưng gà công nghiệp qua chọn lọc đã khắc phục được bản năng này, không đòi ấp và đẻ liên tục. Mặt khác do điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng để duy trì được sản lượng trứng cao trong thời gian dài, có khả năng đẻ trên 300 trứng/năm/mái.

Gà nhà, thậm chí cả gà công nghiệp đẻ 2 hoặc 3 trứng liền sau đó nghỉ đẻ 1 – 2 ngày (đẻ cách nhật) gọi là chu kỳ đẻ trứng. Độ dài, ngắn của chu kỳ đẻ phụ thuộc vào thời gian hình thành 1 quả trứng, ở gà đẻ hình thành 1 quả trứng là 24 – 48 giờ (trung bình 25 giờ).

Nếu trứng hình thành trong vòng 24 giờ thì chu kỳ đẻ có thể 5 – 6 trứng hoặc hơn, kỷ lục là 25 trứng/1 chu kỳ. Qua thực tế, nếu gà đẻ trước 10 giờ hôm trước thì hôm sau cũng đẻ vào giờ đó hoặc muộn hơn, nhưng đẻ vào buổi chiều (3 – 4 giờ) thì hôm sau không đẻ – đẻ cách nhật.

Chu kỳ sinh học đẻ trứng là thời kỳ từ lúc đẻ quả trứng đầu tiên đến khi thay lông, trong thời gian thay lông ở gà đẻ giảm còn 30 – 40% (cả đàn), còn vịt ngừng đẻ toàn đàn, hoặc chỉ lẻ tẻ vài con đẻ trong đàn. Sau khi thay lông, sản lượng trứng lại được khôi phục ở chu kỳ sinh học thứ 2, trong nhân dân gọi là mái 2 rồi mái 3 (đối với vịt). Nhưng sản lượng trứng ở chu kỳ sinh học thứ 2, 3 thường thấp hơn chu kỳ đầu, tuy khối lượng trứng lớn hơn.

Thường chu kỳ sinh học kéo dài trên dưới 12 tháng đẻ… Một chu kỳ đẻ của vịt có tới 120 – 180 trứng, gà tây 100 – 150 và ngỗng 50 – 80 quả.

Điều hoà quá trình tạo trứng và đẻ trứng

Sự phát triển và chúc năng của các cơ quan sinh sản của gà mái được đièu khiển bằng cơ chế thần kinh – hormon (thần kinh – thể dịch) phức tạp, dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gia cầm là các hormon hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển và LH kích thích trứng tăng trưởng nhanh đến chín và rụng. Đồng thời nang trứng tiết oestrogen kích thích sự tăng trưởng và hoạt động của ống dẫn trứng – tăng nhu động, chuyển trứng dọc ống dẫn. Tuyến yên tiết oxytoxin thúc đẻ và prolactin ức chế hormon FSH và LH. Sau khi trứng rụng, bao noãn co lại (vỏ tế bào trứng) tiết ra progesteron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn và trạng thái hoạt động của nó.

Vào thời kỳ đẻ trứng, tuyến yên tiết oxytoxin, hormon này kích thích co bóp các cơ trơn của thành ống dẫn trứng và tử cung.

Điều chỉnh nhịp nhàng chức năng bộ máy sinh sản được duy trì nhờ có mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng dưới đồi thị.

Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh.

Trong yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến điều kiện phát triển và chức năng sinh dục. Ngày, độ dài và cường độ chiếu sáng ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ đẻ trứng. Vịt Bắc Kinh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên phải trên dưới 240 ngày tuổi mới đẻ quả trứng đầu tiên, còn nuôi trong điều kiện bổ sung ánh sáng đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày thì chỉ 135 ngày tuổi đã đẻ. Ngỗng rút ngắn thời gian thành thục khi nhận thòi gian chiếu sáng 13 giờ/ngày. Dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung thì gà và gà tây đẻ sớm. Tuy vậy việc đẻ sớm có điều bất lợi là gà chưa đạt khối lượng cơ thể (chưa hoàn chỉnh về thể vóc) nên đẻ trứng bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm, dẫn đến năng suất kém. Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp phải hạn chế thức ăn, hạn chế chiếu sáng, kéo dài tuổi thành thục vè tính và thể vóc ở mức cho phép, thí dụ: gà hướng trứng khi đạt khối lượng 1259g đối với con mái và 1450 – 1500g đối với con trống 133 ngày tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như gà ISA, AA… phải nuôi hạn chế thức ăn đến 140 ngày tuổi, khối lượng sống đạt trung bình 2150g đối với con mái, 2500g đối với con trống, sau đó mới cho ăn tăng thức ăn để thúc đẻ. Thực hiện chế độ nuôi dưỡng như vậy đối với gà dò có ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của chúng – sản lượng trứng đạt cao, khối lượng trứng lớn, đẻ kéo dài thêm 2 tuần, tỷ lệ ấp nở cao…

Vào thời kỳ đẻ trứng từ 141 ngày trở đi, ánh sáng tăng dần từ 12 đến 16 giờ chiếu sáng/ngày thì gà đẻ trứng nhiều hơn: gà Leghorn ở Việt Nam đạt 270 trứng mái/năm. Gà đẻ hướng thịt, gà BE, ISA, AA… 180 – 185 trứng/10 tháng đẻ (Trung tâm NCGC Vạn Phúc, 1995).

Vì vậy trong điều kiện nuôi công nghiệp, sự điều chỉnh chế độ ánh sáng cần được chú ý hơn, coi như là yêu cầu và điều kiện quan trọng đối với gia cầm để đạt năng suất trứng cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cho Gà Tre Ấp Trứng Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả Cao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!