Xu Hướng 9/2023 # Cách Ấp Trứng Gà Tự Nhiên, Kỹ Thuật Cho Gà Mẹ Ấp Trứng Tự Nhiên # Top 16 Xem Nhiều | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Ấp Trứng Gà Tự Nhiên, Kỹ Thuật Cho Gà Mẹ Ấp Trứng Tự Nhiên # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Ấp Trứng Gà Tự Nhiên, Kỹ Thuật Cho Gà Mẹ Ấp Trứng Tự Nhiên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ấp trứng tự nhiên là sử dụng con mẹ hoặc con mái khác ấp trứng để trứng nở thành con non. Ví dụ sử dụng gà mái để ấp trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim trĩ… Vậy ấp trứng gà tự nhiên là sử dụng gà mái để ấp trứng gà. Ấp trứng tự nhiên cũng áp dụng cho các loại đẻ trứng như các loài chim, ngan, vịt… Nhưng việc cho ấp tự nhiên tỉ lệ nở không cao và có rất nhiều nhược điểm.

Ưu, nhược điểm của việc cho ấp tự nhiên

Nhược điểm của ấp tự nhiên:

Phụ thuộc rất nhiều vào con mái ấp tốt hay không?

Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết: Nóng quá hoặc lạnh quá trứng cũng không ở được. Hoặc tỉ lệ nở kém gây thiệt hại trong sản xuất

Giảm năng suất vì con mái đi ấp sớm, phải vỗ béo lại gà mẹ sau ấp

Số lượng trứng mỗi lần ấp ít không áp dụng cho mô hình trang trại được

Con mái tranh ấp làm hỏng trứng

Các giống gà Hồ, gà Đông Cảo, vịt Bầu, ngỗng Sư tử, ngan Trâu… không biết ấp, ấp vụng.

Ưu điểm của ấp tự nhiên

Đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, ít công chăm sóc

Tự sản xuất được con giống vào mùa thích hợp

Lời khuyên: để đảm bảo số lượng và chất lượng con giống cũng như đạt tỉ lệ nở cao, áp dụng trong mô hình lớn bạn nên sử dụng máy ấp trứng. Một số máy ấp trứng cho bạn lựa chọn

Cách ấp trứng gà tự nhiên

Ở trên là những ưu nhược điểm của ấp tự nhiên, nếu bạn cho gà ấp tự nhiên thì cần làm theo một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:

Chọn gà mái ấp

+ Con mái đã phát triển hoàn chỉnh, bộ lông phát triển, nhanh nhẹn, không bị bệnh, cánh rộng, chân cao vừa phải không có lông chân.

+ Gà mái ấp tốt thì ấp sát vào mùa đông (ham ấp, không bỏ ổ, ít ra đi ăn..) vào mùa hè thì con mái thỉnh thoảng bỏ ổ ấp một thời gian ngắn để làm mát trứng.

+ Con mái lên xuống nhẹ nhàng, đảo trứng thường xuyên, biết bảo vệ ổ ấp (mổ khi có người đến hoặc gà khác tranh ổ…)

+ Vì ấp trứng gà tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường nên cần chọn mùa thích hợp để ấp trứng gà tự nhiên. Mùa thích hợp là mùa: xuân và thu

Làm ổ ấp

Ổ ấp có thể làm bằng những vật liệu sẵn có trong nông nghiệp như quấn nùn rơm, sọt tre, thúng, rổ… bên trong có lót rơm, phoi bào. Đặc biệt là về mùa lạnh ổ phải giữ nhiệt tốt. Ổ nên làm tròn, đường kính khoảng 35-40cm. Ổ làm theo hình lòng chảo nhưng không trũng quá để có thể xếp đều trứng trong ổ, trứng không bị dồn đống.

Ổ trứng nên đặt cách mặt đất khoảng 0,5 – 1m, buộc chắc chắn vào giá đỡ ổ đảm bảo không bị đổ, lật ổ.

Vị trí đặt ổ: Đặt ổ nơi yên tĩnh, sạch sẽ thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông, tránh gió lùa. Không nên để trong bếp đun, phòng quá lạnh. Có các biện pháp bảo vệ ổ trứng và con ấp như: đậy ổ bằng rổ thưa, chụp… để thức ăn và nước uống gần ổ ấp.

Số lượng trứng ấp: Số lượng trứng ấp phụ thuộc vào giống gà và con mái. Đối với gà ta số lượng khoảng 15-18 trứng. Gà hồ, gà Đông Tảo từ 13-15 trứng.

Lựa chọn trứng để ấp

Nên chọn trứng có kích thước vừa phải đồng đều vì kích thước trứng khác nhau sẽ có, thời gian và nhiệt độ chênh lệch nhau dẫn đến gà nở không đồng đều, tỉ lệ nở kém. Vậy cần phải loại bỏ những quả trứng quá to, quá nhỏ, vỏ mỏng, méo mó, vỏ sần, rạn dập.

Không chọn trứng quá dài, tròn quá vì tỉ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.

Soi trứng và thời điểm soi trứng

Soi trứng để kiểm tra và loại những trứng không có phôi (không có cồ). Những trứng có phôi không phát triển được…

Cách soi trứng và thời điểm soi trứng đã được chúng tôi trình bày rất rõ và chi tiết ở bài viết: Cách soi trứng và thời điểm soi trứng gà

Chăm sóc mái ấp và ổ ấp

Trong quá trình ấp trứng cần lưu ý một số điểm sau:

+ Không nên thay đổi vị trí đặt ổ ấp vì con mái thường quen với vị trí ổ ấp cũ. Nếu bắt buộc phải thay đổi vị trí ổ ấp thì di chuyển vị trí vào ban đêm, di chuyển nhẹ nhàng, không nên xáo trộn nhiều.

+ Chế độ ăn của mái ấp: Nếu vào mùa đông mái ấp thường ấp sát, ít ra ăn và uống nước nên phải đặt thức ăn và nước uống cạnh ổ ấp. Hoặc bắt mái ấp riêng cho ăn để ăn để ăn được nhiều và nhanh chóng lên ổ.

+ Vệ sinh và thay lót ổ nếu ổ trứng bị bẩn do phân, trứng bị vỡ…

+ Sau 20-21 ngày thì gà con sẽ nở. Khi trứng nở để gà con cho mẹ ấp khoảng 3-4 tiếng cho khô lông, sau khi trứng đã nở hết thì bắt gà con ra úm riêng, tách gà mẹ nhốt riêng để chăm sóc và vỗ béo lại.

+ Kiểm tra các trứng nở muộn, trứng sát vỏ để hỗ trợ nở kịp thời

+ Khi trứng gà nở sẽ xảy ra một số hiện tượng như gà khẻ mỏ không nở được, gà con nở bị khoèo chân, trứng gà sát vỏ….

+ Sau khi ấp nên đốt bỏ chất lót ổ, vệ sinh, khử trùng khu vực ấp, chăm sóc tốt cho gà mẹ để gà mẹ đi để lại

Ấp Trứng Tự Nhiên (Ấp Trứng Bằng Con Mái)

Ấp trứng tự nhiên là dùng con mẹ (đẻ trứng) hoặc con mái khác để ấp trứng. Thí dụ gà đẻ hết trứng là đòi ấp, nếu nuôi nhiều gà đẻ có thể dồn trứng lại cho một con ấp, hoặc cho gà tây ấp, thậm chí cho ngỗng mái ấp…

Khái niệm ấp trứng tự nhiên

Các giống gia cầm (gà, ngan, ngỗng) địa phương như gà ta, ngan Dé, ngỗng Sen sau khi đẻ hết trứng (một lần đẻ) thường có tính đòi ấp cao. Tính đòi ấp phụ thuộc vào giống, tình trạng sức khoẻ và chế độ nuôi dưỡng. Những giống gà địa phương thân hình nhỏ, hướng trứng như gà Ri, ngỗng Sen… thường có tính đòi ấp cao, nuôi con khéo hơn các giống gia cầm có ngoại hình to hướng thịt như gà Hồ, gà Đông Cảo, vịt Bầu, ngỗng Sư tử, ngan Trâu… Các giống gia cầm công nghiệp hầu như mất tính đòi ấp.

Ở nước ta, gia đình nông dân nào cũng có nghề chăn nuôi gia cầm giống địa phương. Gà, ngan hoặc ngỗng sau một lần đẻ hết trứng, nguòi ta cho con mẹ ấp. Ấp tự nhiên không đòi hỏi thiết bị, không tốn công chăm sóc, tỷ lệ nở khả cao, gà hoặc ngan, ngỗng con nở ra khoẻ mạnh, phù hợp với chăn nuôi tiểu nông. Nhưng ấp tự nhiên có nhược điểm: không ấp được nhiều trứng cùng một lúc, phụ thuộc vào thời tiết và sức khoẻ của con mái ấp. Con mái ấp đi kiếm ăn, chểnh mảng ấp làm trứng mất nhiệt ảnh hưởng đến phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở. Con mái sau khi ấp có thể gầy yếu phải mất thời gian dài mới khôi phục lại sức khoẻ và đẻ trứng tiếp, vì thế năng suất trứng rất thấp. Nếu còn phải nuôi con nữa thì số trứng đẻ ra trong một năm không được là bao.

Chọn con mái ấp

Con mái dùng để ấp phải có bộ lông phát triển, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, cánh rộng, chân cao vừa phải và không có lông chân. Những con ấp khéo thường tự điều chỉnh nhiệt độ ập rất tốt như mùa hè nóng con ấp thỉnh thoảng bỏ ấp trong thời gian ngắn để làm mát trứng, nhưng mùa đông lạnh thường chúng ham ấp, hầu như không bỏ ổ, người nuôi phải đặt thức ăn, nước uống kề ổ ấp. Gia cầm ấp khéo còn biểu hiện tính “cẩn thận” như lên xuống nhẹ nhàng đảo trứng thường xuyên từ trong ra ngoài, ngoài vào trong, mặt trên xuống mặt dưới; tính hung dữ như xù lông, mổ khi có người đến hoặc con vật khác vào gần.

Dùng gà tây để ấp trứng gà, trứng ngỗng, trứng ngan rất tốt, ấp được nhiều trứng, tỷ lệ trứng ấp nở cao do gà tây có bộ lông dày, cánh rộng.

Những gia cầm bị bệnh, yếu loại bỏ, không dùng để ấp trứng.

Làm ổ ấp

Ổ ấp có thể làm bằng sọt tre, thúng, rổ… trong lót rơm hoặc phoi bào. Nếu nuôi nhiều gà đẻ và nhiều con ấp thì nên đóng ổ đẻ 2 tầng, mỗi tầng 3 – 5 ổ, khung làm bằng tre hoặc gỗ, xung quanh ghép cót hoặc phên, tre nứa. Kích thước của ổ mỗi chiều 40 x 40cm hoặc 35 x 40cm đối với gà ấp, còn với ngỗng, gà tây – 60 x 60cm.

Mùa rét lót ổ dầy hơn mùa hè. Lót ổ được làm theo hình lòng chảo để giữ trứng, nhưng không được sâu tránh trứng dồn thành đống.

Ổ gà ấp có thể đặt lên cao khỏi mặt đất 0,5 – 1m nhung ổ gà tây, ổ ngỗng, ổ ngan ấp đặt ngang trên mặt đất. Các ổ phải được buộc chặt vào các giá đỡ để con ấp nhảy lên không bị đổ. Nếu ổ ấp đặt liền nhau thì phải có phên ngăn cách giữa các ổ để tránh ấp nhầm hoặc mổ cắn nhau khi tranh nhau ấp.

Đặt ổ ấp nơi yên tĩnh, thoắng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa. Không nên đặt ổ ấp trong bếp đun nấu hoặc phòng quá lạnh.

Phòng đặt ổ ấp phải có nền và tường bao quanh xây gạch hoặc láng xi măng để tránh chuột, rắn vào ăn trứng, cắn chết con ấp.

Số lượng trứng cho một ổ phụ thuộc vào giống: gà Ri 15 – 18 quả; gà Hồ, gà Đông Tảo 13 – 15 quả; gà tây 15 – 20 quả; ngỗng 10 – 12 quả (trứng của con mẹ đẻ ra). Nếu dùng gà tây có thể ấp được 25 – 30 trứng gà hoặc 15 – 20 trứng vịt, 12 – 15 trứng ngỗng.

Trứng ấp được 6 – 7 ngày có thể đem soi qua bóng đèn dầu hoặc đèn điện để loại những trứng sáng (không phôi), trứng chết phôi. Sau khi loại trứng, nên dồn trứng lại để đủ cho một số con ấp. Nếu còn thừa ra, chăm sóc cho chóng lại sức để đẻ tiếp lứa sau.

Chăm sóc con ấp và ổ ấp

Không nên thay đổi vị trí ổ ấp, vì con ấp thường quen ổ áp cũ. Nếu di chuyển ổ ấp phải tiến hành vào ban đêm, đặt ổ nhẹ nhàng, tránh xáo trộn nhiều.

Hàng ngày con ấp thường chỉ rời ổ 1 – 2 lần để kiếm thức ăn và uống nước và thải phân, vì vậy nếu thấy gà xuống ổ phải cho ăn riêng để gà ăn được nhiều, mau chóng lên ổ. Đối với những con say ấp, nhất là gà tây thường không chịu rời ổ để ăn uống và thải phân, vì vậy phải bắt thả ra sân vườn cho thải phân, ăn uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Chú ý cho ăn lượng và chất đầy đủ, đặc biệt cho ăn thêm rau xanh non, nhất là gà tây và ngỗng. Nhặt phân ở ổ ấp, nếu ổ ấp bẩn phải thay chất lót ổ.

Sau khi gia cầm nở hết, bắt mẹ và con ra khỏi ổ. Nhốt riêng và vệ sinh ổ ấp – đốt bỏ chất lót ổ, ngâm thúng, rổ, rửa sạch, phơi khô để dùng làm ổ cho đợt sau.

Những gia cầm sử dụng để ấp (gà, gà tây) sau khi ấp xong (trứng nở) có thể sử dụng để ấp tiếp mẻ khác nếu chúng khoẻ mạnh. Những con sử dụng chuyên để ấp này phải được chăm sóc tốt – ăn uống đầy đủ. Con ấp có khoẻ, béo mới say ấp và có thể tạo nhiều nhiệt cung cấp cho trứng ấp.

Cách Ấp Trứng Gà Thủ Công (Ấp Tự Nhiên). Cách Làm Cho Gà Mái Ấp Trứng

1. Chọn gà mái ấp trứng

Những giống gà ấp tốt nhất là gà lông xù, gà tam hoàng, gà vàng và gà ri.

Con mái dùng để ấp phải có bộ lông phát triển, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, cánh rộng, chân cao vừa phải và không có lông chân.

Để biết con gà mái nào đang muốn ấp trứng, bạn hãy để ý những con nào thường nằm im ở trong ổ, hoặc một mảng da bị trụi lông ở dưới bụng, thường xù lông, mổ khi có người đến gần.

2. Chọn trứng ấp

Nên lấy trứng từ những con gà mái được chăm sóc tốt, khỏe mạnh và đã đẻ được vài lứa

Loại bỏ trứng quá lớn hoặc quá nhỏ, hoặc có hình dạng khác thường. Trứng lớn khó nở con hơn và trứng nhỏ thì cho ra gà con quá bé.

Loại bỏ trứng có vỏ mỏng hoặc bị nứt. Những quả trứng như vậy khó có thể cung cấp độ ẩm cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của gà con. Vỏ trứng mỏng hoặc bị nứt cũng dễ khiến cho vi khuẩn hoặc mầm bệnh xâm nhập vào trong.

Số lượng trứng mỗi lần ấp có thể từ 10-15 trứng.

3. Chuẩn bị ổ ấp

Ổ ấp có thể làm bằng sọt tre, thúng, rổ… trong lót rơm.

Mùa lạnh lót ổ dày hơn mùa hè.

Lót ổ theo hình lòng chảo để giữ trứng, nhưng không được sâu quá để tránh trứng dồn thành đống.

Ổ gà ấp có thể đặt lên cao khỏi mặt đất 0,5 – 1m

Các ổ phải được buộc chặt vào các giá đỡ để gà mái lên xuống không bị đổ.

Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, tối, ít rác và cô lập khỏi đàn gà, không có bọ hay rận, và phải tránh được các kẻ thù tiềm ẩn (VD: chó, mèo nuôi trong nhà có khả năng sẽ đến phá ổ). Không nên đặt ổ ấp trong bếp đun nấu hoặc phòng quá lạnh.

Chừa không gian cho gà mái rời ổ để ăn, uống và đi lại.

4. Xếp trứng vào ổ

Đặt toàn bộ trứng đã tuyển chọn vào ổ cùng một lúc để chúng sẽ nở cùng nhau trong vòng 24 giờ.

Xếp trứng vào ổ vào buổi tối để tránh kích động gà mẹ và tránh làm gà mẹ bỏ ổ trứng.

5. Chăm sóc ổ ấp và trứng ấp

Bạn không cần phải lật, đảo trứng. Gà mẹ sẽ tự lật và điều chỉnh vị trí trứng, trứng sẽ được giữ ẩm và ủ ấm nhờ cơ thể của gà mẹ

Nếu bạn muốn soi trứng để kiểm tra thì cố gắng không làm quá thường xuyên.

Trứng ấp được 1 tuần có thể đem soi qua bóng đèn dầu hoặc đèn điện để loại bỏ những trứng sáng (không phôi), trứng chết phôi.

Chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống cho gà mẹ, nên cho gà mẹ ăn riêng để có thể ăn được nhiều, mau chóng quay lại ổ.

Dọn phân và thay rơm lót ổ nếu thấy ổ ấp bẩn.

Trứng gà cần khoảng 21 ngày để nở khi được ấp trong điều kiện nhiệt độ lí tưởng.

Khi gà con bắt đầu nở, đừng tò mò đến xem hoặc lấy trứng khỏi ổ để xem cho rõ.

Nếu tất cả trứng chưa nở hết, gà mẹ sẽ tiếp tục ấp nằm trong ổ để ấp nở tất cả trứng đồng thời và chăm sóc những con gà con đã nở

Sau khi gà con nở hết, bắt mẹ và con ra khỏi ổ. Vệ sinh ổ ấp, đốt bỏ chất lót ổ, ngâm thúng, rổ, rửa sạch, phơi khô để dùng làm ổ cho đợt sau.

Cách Ấp Trứng Gà Tự Nhiên Bằng Gà Mái Đúng Kỹ Thuật Cho Tỉ Lệ Nở Cao

Nguyên lý ấp trứng gà tự nhiên bằng gà mái Cách ấp trứng gà tự nhiên 1. Thu trứng và bảo quản trứng

Khi gà mái đẻ, các bạn cần chú ý kiểm tra thời gian gà hay đẻ để thu nhặt trứng gà mang đi bảo quản. Do gà đẻ chưa ấp ngay nên việc thu nhặt trứng là rất cần thiết. Khi thu nhặt trứng, các bạn cần bảo quản trứng để trứng giữ được lâu hơn mà không bị hỏng. Cách bảo quản là bạn đặt trứng đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống dưới, trứng để nghiêng một góc 30 độ và ngày đảo trứng một lần. Khi bảo quản trứng, nên đảm bảo độ ẩm khoảng 50% để trứng không bị mất nước. Thời gian bảo quản trứng tốt nhất là khoảng 5 ngày vào mùa hè và 7 ngày vào mùa đông.

Trước khi gà nằm ổ để ấp các bạn phải chuẩn bị ổ ấp cho gà. Thông thường, khi chuẩn bị ổ đẻ cũng coi như là chuẩn bị ổ ấp luôn. Ổ ấp cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

Hình dáng: làm ổ hình lòng chảo tròn để giữ nhiệt tốt nhất

Kích thước: đường kính ổ ấp khoảng 35 – 40cm tùy vào kích thước của gà mái

Chất liệu: có thể dùng nhiều vật dụng khác nhau để tạo hình cho ổ ấp, bên trong nên lót rơm hoặc phoi bào để giúp ổ ấp vừa giữ nhiệt tốt mà lại thông thoáng. Có thể dùng các rổ nhựa sau đó lót rơm bên trong cũng được.

Vị trí: ổ ấp nên làm ở vị trí yên tĩnh để gà ấp trứng được hiệu quả hơn. Ổ ấp không nên làm dưới nền mà nên làm cách mặt đất từ 0,5 – 1m. Chọn vị trí làm ổ ấp nên thoáng mát tránh được gió nóng vào mùa hè ấm áp vào mùa đông. Tốt nhất nên chọn hướng chuồng theo hướng đông nam là tốt nhất.

Chọn mái ấp cũng giống như làm ổ ấp cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định. Mục tiêu chọn mái ấp là cần chọn được con mái phù hợp để ấp, những con mái phù hợp để ấp có những tiêu chí sau:

Con mái cần chọn con nhanh nhẹn, khỏe mạnh

Con mái ham ấp (không hay bỏ ấp, ít khi rời ổ ấp)

Bộ lông dày, không ở trong thời kỳ thay lông, cánh rộng, chân cao vừa phải, không có lông chân

Có tính cảnh giác bảo vệ ổ ấp

Gà ấp khéo: lên xuống ổ nhẹ nhàng, khi vào ổ gà mái sẽ dùng chân đảo trứng

Khi gà mái vào ổ để ấp, các bạn cần chọn trứng để bỏ vào ổ. Mỗi ổ ấp chỉ nên bỏ vào tối đa 15 – 18 trứng tùy theo kích thước của gà mái ấp. Khi chọn trứng để ấp, nên chọn trứng có kich thước đồng đều, hình dáng bình thường không bị dị dạng. Không chọn những trứng bị dập, nứt hay trứng đã rửa nước.

Khi cho gà ấp được khoảng 6 – 7 ngày các bạn nên bắt đầu soi trứng lần đầu. Mục đích soi trứng là để phát hiện các trứng gà không có trống, trứng bị nứt, dập vỏ để loại ra. Cách soi trứng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn vị trí soi hơi tối, dùng đèn soi trứng soi thẳng vào đầu to của quả trứng và nhìn vào quả trứng sẽ thấy ngay tình trạng bên trong có trống hay không. Nếu trứng có trống (có cồ) thì sẽ thấy ngay tim phôi và các mạch máu phát triển bên trong lan rộng ra. Nếu trứng không có trống thì sẽ chỉ thấy trứng sáng trong suốt như khi chưa ấp.

6. Chế độ dinh dưỡng cho gà mái

Khi chăm gà mái ấp, do gà mái ít ra ngoài ăn nên các bạn cần cho gà ăn các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt cần bổ sung nước đầy đủ cho gà vì gà ấp sẽ mất nước tương đối nhiều. Nếu gà mái ham ấp không chịu đi ăn thì bạn cần bắt gà ra cho ăn định kỳ nếu không gà sẽ không đủ sức để ấp. Vào mùa đông, gà sẽ ít khi rời ổ hơn nên nếu bạn không muốn bắt gà ra cho ăn riêng thì có thể thiết kế máng ăn cạnh ổ ấp để gà có thể ăn mà không cần rời ổ.

Trong quá trình gà ấp trứng, ổ ấp có thể bị bẩn do phân gà hay trứng bị vỡ. Khi phát hiện ổ ấp bị bẩn bạn cần vệ sinh ngay để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới các trứng đang ấp. Khi thay lớp rơm lót ổ cho gà, lớp rơm bị bẩn bạn nên bỏ đi chứ không nên tận dụng cho ổ ấp.

Một vài lưu ý

Chọn thời gian ấp: theo kinh nghiệm ấp thì mùa xuân và mùa thu la thời điểm cho gà ấp trứng tốt nhất. Hai mùa này có thời tiết mát mẻ, gà nở ra khỏe mạnh dễ nuôi. Còn nếu ấp trứng vào mùa hè hoặc mùa đông tỉ lệ nở sẽ kém do nhiệt độ môi trường thường quá cao hoặc quá thấp.

Làm mát cho chuồng ấp: nếu bạn cho gà ấp trứng vào mùa hè thì nên chú ý làm mát cho chuồng ấp những lúc nắng nóng cao điểm. Có thể dùng biện pháp che chắn hoặc lắp thêm một bộ phun sương để làm mát cho khu vực ổ ấp.

Giữ ấm cho chuồng ấp: nếu ấp trứng vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp bạn nên có biện pháp giữ ấm cho ổ ấp. Nên che chắn cẩn thận tránh gió lùa và thắp thêm bóng đèn sưởi để trứng ấp không bị mất nhiệt.

Không nên thay đổi vị trí ổ ấp: gà mái thường rất nhớ vị trí ổ ấp của mình, nếu có gà khác vào nhầm ổ rất dễ xảy ra tình trạng gà mổ nhau. Vì thế, không nên thay đổi vị trí đặt ổ ấp, trong trường hợp cần đổi vị trí ổ ấp thì bạn nên đổi vào ban đêm và thực hiện quá trình chuyển ổ nhanh nhất có thể.

Kỹ Thuật Ấp Trứng Bằng Máy Tự Động

ấp trứng nhân tạo là dùng máy ấp để ấp trứng. Nguyên lý của máy ấp là tạo dựng chế độ nhiệt, độ ẩm và thoáng khí giống như trường hợp dùng gà ấp trứng. Nguồn nhiệt dùng cho máy ấp có thể là nguồn điện hoặc hơi nước. Một máy ấp mỗi đợt ấp có thể ấp được 1000 quả (thông thường 300-400 đến 600-700 quả) nếu ấp bằng hơi nước, hoặc ấp vài ba nghìn quả đến 10.000 quả nếu ấp bằng nguồn điện có rơ-le tự ngắt điện.

Trong máy ấp trứng có các bộ phận chính: nguồn nhiệt và quạt điều hòa nhiệt, quạt thông gió, khay đựng nước tạo độ ẩm, giá đỡ khay đựng trứng và thiết bị đảo trứng tự động.

Nếu dùng máy ấp trứng bằng hơi nước, cần theo dõi thường xuyên chế độ nhiệt, ẩm để kịp thời xử lý những trường hợp bất thường xảy ra như tăng giảm nhiệt độ, thiếu độ ẩm v.v….

Trường hợp dùng máy ấp để ấp trứng, cần thực hiện những điểm sau đây:

Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.

b. Các điều kiện cần thiết trong quá trình ấp

Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình ấp. Đối với gà nhiệt độ từ 37,5-37,8oC. Nếu to cao quá gà sẽ khai mỏ sớm, con nở ra thường hở rốn khoèn chân, có lúc quái thai. Nếu to lên đến 41-42oC kéo dài 1-2 giờ phôi sẽ chết. Nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được, ngày nở kéo dài.

Độ ẩm: Trong giai đoạn ấp (1-18 ngày) độ ẩm thích hợp khoảng 55-65%. Giai đoạn nở (19-21 ngày) độ ẩm 80-85%. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp. Độ ẩm vừa đủ gà con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp.

Thông gió: Giống như các sinh vật khác, phôi gà cũng cần oxy của không khí để thở, đồng thời thải thán khí (CO2) và hơi nước ra ngoài. Cường độ trao đổi không khí tăng lên vào thời gian cuối vì cùng với sự phát triển của phôi, yêu cầu về dưỡng khí (oxy) cũng tăng lên. Người ta đã thí nghiệm thấy trong thời kỳ ấp đến ngày 16 yêu cầu về không khí trong một ngày đêm cứ 500 trứng cần 1m3 không khí, đến thời kỳ nở cần 4m3. Trong các máy ấp đều có lỗ thông hơi. Các lỗ này mở rộng hẹp tùy từng giai đoạn ấp có ghi rõ trong quy trình của từng máy.

Đảo trứng: Với máy tự động cứ 2 giờ đảo trứng một lần. Nếu máy tự tạo không có hệ thống tự động đảo trứng thì người điều khiển máy phải đảo bằng tay. Đảo trứng từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Lợi ích của việc đảo trứng là để cho to phân bố đều trên trứng và tránh trứng phải nằm nguyên một vị trí, phôi bị dính vào vỏ trứng không phát triển được, cuối cùng sẽ chết. Lúc trứng đã chuyển sang giai đoạn nở (18 ngày) thôi không đảo trứng.

Soi trứng: trứng gà ấp đến 20-21 ngày sẽ nở. Thường soi 2 lần. Lần 1: (7 ngày) để loại những trứng không phôi hoặc chết phôi sớm. Trứng không có phôi lúc soi vẫn trong như trứng chưa ấp. Còn trứng chết phôi có đường máu đen hay chấm đen dính vào vỏ. Trứng phát triển tốt thì ở giữa có điểm đen, xung quanh có tia máu phát triển hình mạng nhện. Lần 2 (18 ngày) soi loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển quá yếu.

Làm lạnh: Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng, kéo khay trứng ra ngoài một ngày 2-3 lần.

Gà con nở ra, chọn gà loại 1 là những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, không nặng bụng, chân mọng, không hở rốn, khoèn chân, vẹo mỏ. Gà nở ra đưa xuống chuồng nuôi không chậm hơn 24 giờ vì gà để lâu trong máy không ăn uống được sẽ khô chân khó nuôi. ấp tốt, gà con loại 1 chiếm 95-97%.

Kỹ Thuật Ấp Trứng Gà Đông Tảo Bằng Máy Ấp Trứng Mactech

Chào các bạn, nhiều bạn hiện nay thắc mắc về kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy như thế nào và làm thế nào để trứng có tỉ lệ nở cao. Thực ra kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy cũng tương tự như cách ấp trứng gà thông thường chứ không có gì đặc biệt. Về vấn đề làm thế nào để trứng gà Đông Tảo có tỉ lệ nở cao thì các bạn cần chú ý trong những ngày trứng sắp nở và cả chất lượng trứng thì tỉ lệ nở mới cao. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech và một số lưu ý để có tỉ lệ nở cao hơn.

Các nội dung chính trong bài viết

Kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech

Như vừa nói ở trên, trứng gà Đông Tảo hay trứng gà ta thì quy trình và kỹ thuật ấp là tương tự nhau. Khi ấp trứng bằng máy, các bạn cần vệ sinh sạch sẽ sau đó kiểm tra kỹ máy ấp trứng để đảm bảo máy hoạt động bình thường. Các bạn chú ý là trong sách hướng dẫn sử dụng máy ấp trứng của Mactech đã có hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra, test máy nên các bạn hãy làm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo máy vẫn đang hoạt động bình thường. Sau khi đã kiểm tra xong, các bạn hãy cài đặt nhiệt độ và độ ẩm để ấp trứng gà Đông Tảo. Nhiệt độ ấp trứng gà Đông Tảo là 37,5 và độ ẩm các bạn đặt 40 – 50% là được.

Sau khi cài đặt xong máy ấp, các bạn hãy bật máy để máy chạy khoảng 1 – 2 giờ cho ổn định nhiệt độ. Trong thời gian chờ máy các bạn hãy chọn trứng để ấp. Nên chọn các trứng đều nhau, không quá to cũng không quá nhỏ, ngoại hình cân đối, vỏ không bị nứt. Nếu bạn có ít trứng quả to nhỏ không đều và vẫn muốn ấp hết thì cũng không sao nhưng thường quả to sẽ nở muộn hơi quả nhỏ một chút. Nói trước vậy để các bạn không lo lắng khi trứng nở không đều.

Sau khi chọn trứng xong, các bạn thực hiện khử trùng cho trứng hoặc dùng khăn bông lau sạch vỏ trứng bên ngoài là được. Xếp trứng vào trong khay đựng trứng sao cho trứng đứng thẳng đầu to của trứng hướng lên trên đầu nhỏ hướng xuống dưới. Một chú ý nhỏ đó là các dòng máy ấp trứng mini của Mactech thì các bạn xếp trứng mới ở khay trên, trứng cũ chuyển dần xuống khay dưới. Đối với các dòng máy ấp trứng công nghiệp của Mactech thì làm ngược lại, trứng mới đặt khay dưới trứng cũ chuyển dần lên trên.

Trong quá trình ấp trứng, tới ngày ấp thứ 7 bạn cần soi trứng để lọc ra các trứng không có trống, trứng chết phôi, trứng có phôi nhưng không phát triển. Đèn soi trứng gà các bạn chỉ cần dùng đèn pin siêu sáng thôi là được chứ không cần phải dùng các loại đèn soi trứng đắt tiền vì hiệu quả như nhau. Các bạn có thể soi trứng vào các ngày 14 hoặc 18 để kiểm tra sự phát triển của trứng.

Trứng gà Đông Tảo ấp khoảng 19 – 21 ngày thì trứng sẽ nở. Khi trứng sắp nở cách khoảng 1 ngày, hãy chuyển trứng vào máy nở hoặc cho trứng xuống phía sàn dưới cùng của máy. Nếu cho trứng xuống dưới sàn, hãy lót một tẩm thảm mút để gà nở ra đi lại không bị trượt chân dễ gây choãi chân.

Sau khi trứng nở, tiếp tục để gà con ở trong máy để gà con khô lông. Sau khoảng khoảng 4 – 5 giờ, gà con khô lông thì bạn chuyển gà ra chuồng úm để úm gà con.

Một vài lưu ý để tăng tỉ lệ nở của trứng

Chất lượng của phôi trứng ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ nở. Thường gà Đông Tảo có đôi chân to nên đạp mái kém dẫn đến chất lượng trứng không cao. Chính vì thế tỉ lệ nở của trứng gà Đông Tảo không bằng được trứng gà ta chứ không phải do máy ấp trứng kém hay do sai sót về kỹ thuật ấp.

Nếu trứng nở muộn: nguyên nhân do trứng thiếu nhiệt, bạn hãy tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 – 0,2 độ C.

Nếu trứng nở sớm: nguyên nhân do thừa nhiệt, bạn hãy giảm nhiệt độ cài đặt xuống 0,1 độ C.

Nếu trứng bị sùi nước vàng, gà chết bên trong: nguyên nhân do nhiệt độ quá cao, bạn hãy giảm bớt nhiệt độ cài đặt xuống 0,1 – 0,2 độ C.

Nếu trứng khẻ mỏ mà không đạp được vỏ ra chết ngạt bên trong: nguyên nhân thường vẫn là do thiếu nhiệt, bạn hãy tăng nhiệt độ cài đặt thêm 0,1 độ C.

Với kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech vừa nêu trên, nếu bạn còn thắc mắc về kỹ thuật ấp hãy liên hệ ngay với Mactech theo số hotline để được tư vấn cụ thể hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ấp Trứng Gà Tự Nhiên, Kỹ Thuật Cho Gà Mẹ Ấp Trứng Tự Nhiên trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!