Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Luyện Gà Chọi Thành “Chiến Binh” Cho Thu Nhập Tiền Tỷ Ở Bến Tre được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không cần nhiều vốn, cũng không cần phải mất quá nhiều thời gian, vậy mà những người dân ở “vương quốc” gà Chợ Lách lại có thể kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nghề nuôi gà chọi
Xã Vĩnh Thành nói riêng và ở các xã khác ở huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) từ lâu được người dân ở miền Tây gọi là “vương quốc” gà đá. Địa phương này là nơi sản xuất ra nhiều giống gà cự phách từng xông pha trận mạc trên khắp các trường gà trong nước và ở nước bạn Cam-pu-chia. Nói đến gà ở nơi này, dân chơi gà khắp nơi đều lắc đầu ngao ngán vì gà ở Chợ Lách được mệnh danh “thiên hạ đệ nhất gà”. Nghề nuôi gà ở Chợ Lách được xem là một nghề truyền thống và được đầu tư phát triển. Chính nhờ sự quan tâm này mà thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn thoát nghèo thậm chí có người còn trở thành tỷ phú làm giàu từ nghề nuôi gà chọi.
Dạo quanh các xã trực thuộc huyện Chợ Lách, điều ấn tượng đập vào mắt chúng tôi là các con gà chọi được nhốt trong bội với nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau. Trong khuôn viên rộng tầm 50 m 2 đan dày các lồng, bội nhốt gà được sắp xếp ngay ngắn, anh Nguyễn Phúc Bình (42 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thành) cho biết: “Ngoài nghề trồng cây giống, nghề nuôi gà mấy năm qua được xem là nghề chủ lực trong việc phát triển kinh tế vùng. Bà con tận dụng những khoảng đất trống để nhốt bội nuôi gà giống, coi vậy chứ lãi cao lắm, có thể nói là một vốn bốn lời”. Dù không được gọi là trang trại nhưng kiểu chăn nuôi giản tiện ấy lại mang đến lợi nhuận lớn cho bà con.
Đàn gà nhốt bội của anh Út
Là một trong những xã có số lượng hộ dân nuôi gà chọi nhiều nhất, Vĩnh Bình hiện tại là đầu mối gà lớn thu hút dân chơi gà khắp nơi đổ xô về đây để mua gà về làm giống. Tin lành đồn xa, tự dưng gà chọi ở địa phương này đã trở thành một thương hiệu lớn, gà chọi ở đây có sức khỏe tốt, khả năng chịu đòn cao nên trong các trận chọi gà dễ nắm được phần thắng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Bình và nhiều người có thâm niên nuôi gà đá, làm nghề này phải có tay nuôi. “Lúc trước, chưa có kinh nghiệm nên gà thường hay bị bệnh rồi chết, lâu ngày nghề dạy nghề, nói chung là phải “mát tay” mới được”, anh Bình chia sẻ.
Để có được một con gà “cự phách” thì khâu chăm sóc cực kì tỉ mỉ, đó là yếu quyết định đến giá trị của gà. Mỗi sáng thức dậy, dắt gà dạo quanh các bờ cỏ để cho uống sương, tối đến cho ăn lúa ngâm để gà khỏe mạnh, đá “chắc đòn”. Cách một tiếng đồng hồ thì tắm gà bằng cách ngậm nước và phun cho lông ướt đều rồi mang đi phơi nắng. “Lâu lâu, tắm thêm rượu hay nước trà để cho thịt gà đỏ lên tạo sức vóc cần thiết để nghênh chiến đối thủ. Phải thời mình bán được 1 con gà thắng độ có tiếng là xem như bầy gà của mình người ta mua hết sạch với giá cao, sống khỏe lắm. Nhưng nếu đá thua hoài thì giống gà sẽ bị mất tiếng và ế dài dài. Làm nghề này cũng phải nhờ vào chút ít may mắn nhưng quan trọng là phải học cách nuôi gà bình thường thành một chiến binh”, anh Bình tiết lộ.
Căn nhà khang trang của anh Út được cho là nhờ vào số tiền bán gà chọi
Nghe danh gà Chợ Lách có tiếng, dân chơi gà nườm nượp kéo đến cố mong tìm một cặp gà ưng ý nhất để làm giống và cũng để lấy tiếng với mọi người. Cũng chính vì vậy mà giá thành gà chọi ở đây “sốt”, có bao nhiêu cũng không đủ bán. Bà con địa phương thấy vậy, cũng dựa vào tiếng tâm và bắt đầu nghề nuôi gà góp phần thúc đẩy làng nghề gà chọi ở địa phương phát triển. “Gà ở Chợ Lách có tiếng lâu rồi, không biết nó ăn gì mà thịt da cứng ngắt, cựa sắt đâm không muốn thủng, các giống gà bình thường luôn bại trận khi đối đầu với giống gà này”, một dân chơi gà chọi ở Thành phố Bến Tre nói.
Dạo quanh các địa bàn thuộc huyện Chợ Lách, không khó để bắt gặp các ngôi nhà khang trang nằm hun hút trong các con hẻm nhỏ. Gần như nhà nào cũng có vài chục con gà chọi được nhốt cẩn thận trong lồng, bội phía sau nhà. Theo sự chỉ dẫn của bà con, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Út (45 tuổi, Trưởng ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành), một tay nuôi gà “khét tiếng” ở địa phương. “Tôi mê gà từ nhỏ và bắt đầu nuôi số lượng lớn cũng gần 20 năm nay. Tuy nhiên, nuôi chỉ để bán giống chứ chư từng ôm gà đi đá bao giờ”, anh Út mở đầu câu chuyện.
Theo lời anh Út, gà nòi ta có đặc điểm là gà thả vườn nên dễ nuôi nhưng loại gà này hơi chậm chạp, “ra đòn” ít hiểm nên giá không cao bằng các loại gà lai khác. “Sau nhiều năm nuôi gà nòi bán không được giá lắm nên tôi đi học hỏi khắp nơi, cuối cùng tôi quyết định chọn giống gà lai Mỹ hoặc lai Pê-ru và tôi đã thành công với các giống gà này. Loại gà có ưu điểm là đá cao chân lại lì đòn thích hợp cho những cuộc chiến đỉnh cao với giá đặt cược cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, loại gà này rất khó nhân giống và khâu chăm sóc khá cầu kỳ nên rất ít ai thành công với nó. Sau nhiều phen thất bại, tôi cũng có ít vốn liếng về cách chăm sóc cũng như lai tạo giống giới thiệu cho bà con khắp nơi mua về nuôi”, anh Út chia sẻ.
Nói về kỷ thuật nuôi gà độ, anh Út cho hay, con gà trống khoảng từ 9 tháng đến 1 năm tuổi là có thể mang đi úp bội. Mỗi tuần như vậy phải mang đi đá thử một vài lần để gà tập quen dần trước khi bước vào những cuộc “thượng đài” chính thức. Trong quá trình nuôi cần theo dõi sát sao và cho uống thuốc định kỳ phòng ngừa các bệnh như: tụ huyết trùng, cản cúm…. Đặc biệt, muốn gà có sức đề kháng tốt phải cho uống nước suối mỗi ngày. Đến ngày gà “thượng đài” cần phải tẩm bổ bằng các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá… Khi nhân giống cần phải chọn gà mái chân cao, gà trống lai nhiều để khi nở sẽ có được đàn gà lai đảm bảo yêu cầu cho khách hàng.
Anh Út chia sẻ bí quyết nuôi gà chọi
Trước đây, người dân ở Chợ Lách chủ yếu phụ thuộc vào kình tế vườn nhưng thời gian gần đây, người ta lấy nghề nuôi gà độ làm nguồn thu nhập chính. Anh Út giải thích: “Nuôi gà đá cần phải biết xem chân chút đỉnh để nhận biết gà nào hay, gà nào dở mà định giá cho tương xứng. Ở địa phương này, con gà độ có màu đẹp, hình dáng cân đối, chân cẳng sạch sẽ có giá tầm 5-7 triệu một con. Thậm chí có các con gà có đặc điểm dị thường như móng cổ, móng cánh… có con bán trên chục triệu đồng. Mỗi năm xuất bội trăm con gà đá kiếm bạc tỷ là chuyện bình thường. Nhiều hộ dân ở đây đã vươn lên thành tỷ phú nhờ nghề nuôi gà đá này”. Căn nhà khang mà anh Út đang sở hữu cũng gom góp bằng tiền bán gà mấy năm trước.
Hiện tại, ở xã Vĩnh Thành người ta còn đang phát triển một giống gà nhỏ con và bán rất chạy, đó là gà che. Loại gà này dễ nuôi, ăn ít nhưng nguồn tiêu thụ khá mạnh nhờ vào hình dáng đẹp, ngoài việc nuôi đá còn có thể nuôi để làm cảnh chơi. Tuy nhiên, các địa phương lân cận đều biết đến Chợ Lách là nơi cung cấp gà nòi có tiếng ở miền Tây và cả miền Đông Nam Bộ. Để gà có giá trị, trong quá trình nuôi cần phải chọn lọc trước lúc đưa vào úp bội. Dân chơi gà chuyên nghiệp thường nhìn vào chân tướng gà để đoán biết được kỷ thuật cũng như khả năng ra đòn khi tác chiến. “Muốn bán được gà chục triệu cần phải tạo được “thương hiệu” cho gà, chấp nhận cho người ta mượn gà đi đá, khi nào thắng độ mới lấy tiền gà. Từ đó danh tiếng của gà sẽ được nâng cao và bán gà rất dễ”, anh Út nói. Theo chia sẻ của một dân chơi gà tên Thức (xã Vĩnh Thành), trước đây địa phương này từng sản sinh ra các “Thần kê” (tức gà đá giỏi) từng đi “chinh phạt” các trường gà. Gà độ ăn tầm 10 độ trở lên có giá bán rất cao, có gà được định giá cả trăm triệu đồng.
Nuôi gà cũng phải có “thời” “Chơi gà cần phải biết chọn màu để đổ gà cho đẹp. Nếu là gà cú thì phải đổ chân cam, gà khét vàng thì đổ chân trắng, gà chuối thì phải chân xanh… Dân chơi gà sẽ nhìn màu sắc gà tương phản với màu chân để định giá. Nói chung, nuôi gà cũng phải có hiểu biết và phải thật sự đam mê, theo dõi từng ngày để chọn ra những chú “Thần kê” có giá trị. Làm nghề này cũng phải có “thời”, gà thắng độ liên tục thì tha hồ mà bán gà hốt bạc”, Trưởng ấp Nguyễn Văn Út cho biết.Bí Quyết Thành Công Kĩ Thuật Nuôi Gà Chọi Hiệu Quả
Giới thiệu Bí Quyết Thành Công Kĩ Thuật Nuôi Gà Chọi Hiệu Quả
T ừ xa xưa, phong trào chơi gà chọi đã trở thành bộ môn giải trí dân gian và là thú vui tao nhã được nhiều người dân Việt Nam say mê và yêu thích. Nó ngấm vào da thịt, vào máu của người dân ta từ hàng trăm năm qua và là thú tiêu khiển lành mạnh đem lại niềm vui đơn sơ mà bình dị. Từ vua chúa cho tới tầng lớp thường dân, từ người già cho tới người trẻ, từ thành thị cho tới nông thôn, ở đâu người ta cũng chơi chọi gà. Chọi gà là thú vui dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng tham gia, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dưỡng và huấn luyện gà chọi thì lại thuộc về một tầng lớp khác – những người có điều kiện kinh tế cao hơn trong xã hội.
Trong chiều sâu tâm tưởng của người dân Việt, trò chơi chọi gà vừa mang tính giải trí lành mạnh, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại một thời gian khá dài trong các hội làng xưa. Có lẽ bởi gà chọi không chỉ là loài động vật gần gũi thân quen với người dân xứ ta, mà còn được gắn liền với hình tượng của những vị mãnh tướng gan dạ, bền bỉ và cũng đầy tài trí thời xưa, luôn được người dân tôn kính và ngưỡng mộ.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, thú chơi gà chọi vẫn có chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn người dân Việt. Biểu hiện rõ nét nhất là các dịp lễ hội, ở đó chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh hàng ngàn người cùng tụ tập say mê dõi theo những chú gà chọi đang khoe tài song đấu. Nhiều xới gà theo đó cũng mọc lên làm nơi để mọi người giao lưu, học hỏi và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, niềm đam mê và thú vui tiêu khiển trong môn gà chọi. Vì vậy có thể nói nghề nuôi gà chọi hiện nay đang là một nghề triển vọng, không phải chỉ một sớm một chiều, khác hẳn với những nghề chủ yếu rộ lên theo phong trào, không chú trọng tới nhu cầu và không đảm bảo được đầu ra nên chóng suy tàn khi nguồn vốn dần cạn kiệt. Nghề nuôi gà chọi là nghề triển vọng vì ba lý do sau, thứ nhất là đầu vào không tốn kém, thứ hai là cách nuôi không quá phức tạp và cuối cùng là đầu ra luôn ổn định. Chỉ cần đáp ứng được ba yếu tố không quá khó ấy cùng với niềm say mê sẵn có là bạn có thể bước vào nghề chăn nuôi gà chọi, là một nghề vốn đang rất “hot” trên thị trường.
Gà chọi hiện nay có rất nhiều loại, có những giống gà hay và đẳng cấp nhưng bên cạnh đó cũng có những con gà thường không được đánh giá cao. Người nuôi gà chọi tài giỏi không chỉ là người chăm sóc tốt mà còn phải biết cách huấn luyện để biến những chú gà bình thường thành những chiến kê thực thụ. Họ cần phải tìm hiểu và học hỏi để nắm vững những kỹ thuật cốt yếu trong việc huấn luyện gà, như kỹ thuật vận dụng chân và sức vì ông cha ta đã nói “nhất lực, nhì tài”. Kỹ thuật này đòi hỏi người chăn nuôi và huấn luyện gà chọi phải có niềm đam mê, lòng nhiệt huyết để dành thời gian cho nó, có như thế mới đảm bảo được thành công và thu hái kết quả tốt.
Ngày nay, không chỉ dừng lại ở một thú chơi, nuôi gà chọi đang được xem là một trong những hướng phát triển kinh tế khá hiệu quả, giúp nhiều hộ gia đình đổi đời bởi một con “gà hay” giá có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Nghề nuôi gà chọi, vì thế cũng là nghề triển vọng và hiệu quả, không ngừng tăng nhanh mấy năm gần đây để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Từ lợi ích, hiệu quả và những tính năng kinh tế vượt trội của nghề nuôi gà chọi, công ty sách Khang Việt xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách ” Kĩ Thuật Nuôi Gà Chọi Hiệu Quả “.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Năm Bí Quyết Thành Công Khi Chơi Gà Đá
2. Đầu tư vào cơ sở vật chất. Tôi luôn tự hỏi làm thế nào mà hàng xóm của mình cứ mãi vay mượn lồng và bội mỗi khi họ đá cáp hay đá giải derby và than vãn hoài mỗi khi họ thua một trận. Nhưng đấy là những người sẽ đặt cược mười ngàn [peso] mà chẳng màng cho gà nghỉ trong tủ dưỡng tiện nghi trước trận đấu sinh tử. Cơ sở vật chất của trại không nhất thiết phải đắt tiền, chúng có thể được làm bằng bất cứ vật liệu sẵn có nào ở địa phương để hợp với túi tiền của bạn. Tôi chưa từng thấy trang trại nào trang bị yếu kém và vô tổ chức mà lại thắng trận. Gà của bạn biết một khi bạn keo kẹt với chúng.
3. Tự học hỏi cơ bản về biệt dưỡng và ốp. Bạn có biết tại sao một số tay biệt dưỡng đòi nâng tiền công hay tiền thưởng mỗi lần bạn thắng một giải derby? Nếu bạn không biết cách làm thế nào để biệt dưỡng hay ốp gà của chính mình, họ biết rằng bạn phải phụ thuộc vào họ và họ biết rằng bạn không thể thắng mà thiếu “kỹ năng” của họ. Tôi từng thấy nhiều đội làm tốt năm này và hoàn toàn sụp đổ năm sau bởi vì tay biệt dưỡng rời bỏ họ. Nếu bạn biết cách tự biệt dưỡng và ốp gà của mình, bạn sẽ thắng nhiều hơn mà không phụ thuộc vào các tay biệt dưỡng hay trợ lý của mình. Tin tôi đi, bạn có nhiều cảm nhận chung hơn hầu hết các tay biệt dưỡng siêu sao. Bạn cũng sẽ hiểu gà mình hơn khi bỏ thời gian cùng với chúng trong quá trình biệt dưỡng.
4. Nên nhớ lối đâm là tên gọi của cuộc chơi. Đây là điều được lặp lại hàng trăm lần nhưng đa số đều hiểu sai. Một đồng nghiệp của tôi chuẩn bị đá giải derby 6-gà. Đó là ngày xổ các ứng viên lần cuối và tôi được yêu cầu giúp đỡ anh tuyển chọn gà để thi đấu. Tôi thấy có bốn con đá chân sâu hết mực và bay lên mỗi lần chúng đá. Tôi hỏi xem chúng từ đâu ra và được biết rằng chúng từ dòng gà cũ của ông bác anh mà tôi biết là đâm tốt. Tôi hỏi người bạn về lựa chọn của anh và tôi thấy sáu con thật xinh đẹp với lông đuôi phụng vĩ mà tôi nghĩ là chúng đá như mưa và đều trớt quớt. Tôi hỏi tại sao anh lại muốn đá chúng trong khi chúng chỉ xổ nhiều lắm là ở mức trung bình. Anh bảo tôi chúng sẽ trông rất tuyệt khi bước vào sới chọi. Tôi chưa từng thấy bạn mình thắng ở một giải derby chất lượng nào nhưng anh luôn sở hữu những chiến kê xinh đẹp nhất ngoài trường đấu.
5. Sức khỏe là vàng. Cần lặp đi lặp lại rằng chế độ biệt dưỡng không chỉ bắt đầu từ ngày thứ nhất của bài biệt dưỡng 21 ngày mà vào ngày đầu tiên khi gà con ra đời. Lượng chăm sóc mà gà nhận được trong toàn bộ cuộc đời chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chúng thể hiện ra sao ngoài trường đấu. Điều đó làm nên sự khác biệt giữa thắng, hòa và thua. Sử dụng loại thức ăn tốt nhất theo túi tiền của bạn, thiết lập một chương trình tiêm chủng khắt khe, sát trùng trang trại của bạn thường xuyên, tạo điều kiện để gà tập luyện, giữ để chúng khỏi mập, và cho chúng cơ sở vật chất và môi trường tốt nhất khi bạn có thể và nếu bạn có thể. Một số đội có chất lượng ổn định mà tôi từng thấy thậm chí còn không sở hữu một chế độ biệt dưỡng và ốp xuất sắc bên mình, nhưng sức khỏe tuyệt vời của các chiến kê đã đưa họ đến thắng lợi biết bao lần.
Bí Quyết Chọn Gà Chọi Hay
Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.
CÁCH TUYỂN GIỐNG GÀ CHỌI Chọn giống bố mẹ:
Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
+ Cách chăm sóc:
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau:
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v…
Lưu ý: – Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
Một số màu lông và chân gà không nên chơi: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.
Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.
Chọn giống gà chọi
Chọn giống là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.
Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Luyện tập cho gà chọi – Nhất khỏe nhì tài
Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi – gà đá đòn
Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
Các giống gà
Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.
Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà
mộcautolinker.com autolinking image Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc sông kônautolinker.com autolinking image (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Cách chọn gà
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.
Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.* Cổ to, dài, thẳng.* Lưng rộng, cánh dài.* Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.* Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:
Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:
Gà ô chân trắng mỏ ngà, đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra.
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộcautolinker.com autolinking image loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….
Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
Dinh dưỡng cho gà chọi
Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi – gà đá đòn
Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ
Bí quyết chọn gà quý – Kinh nghiệm dân gian. Những con gà quý:
1. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh … Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.
2. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ.
3. Lục đinh: Gà 6 cựa.
4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra.
5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con.
6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh.
7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi.
8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng.
9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái.
10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. Chân có 2 màu khác nhau.
11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng.
12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết
13. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt.
14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất.
15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối.
16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu.
17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ)
18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím.
19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ.
20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu.
21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.
22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc.
23. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng”
24. Lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy
25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội.
26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím.
27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân
28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở
29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên.
29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình.
30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui)
31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi
32. Gà có móng trên mòng.
33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng)
34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay.
Ngoài ra còn những con gà rất lạ, rất hiếm (nghe dân đá gà kể lại):
Gà tử mị dơi: Khi ngủ trên cây thì treo mình như con dơi.
Gà có mụt ruồi, trên mụt ruồi có lông như tóc quăn.
Nguồn: Sinh Vật cảnh
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Luyện Gà Chọi Thành “Chiến Binh” Cho Thu Nhập Tiền Tỷ Ở Bến Tre trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!