Bạn đang xem bài viết Bí Ẩn Thế Võ Được Sáng Tác Trên Sới Gà Chọi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Võ sư Lâm hướng dẫn vận động viên Nguyễn Thị Oanh Tú (26 tuổi) bài Hùng kê quyền. Từ năm 2010 đến nay, Tú nhiều lần đạt Huy chương vàng giải võ cổ truyền cấp tỉnh, toàn quốc với bài biểu diễn Hùng kê quyền.
Hùng kê quyền đang được chính các con của “huyền thoại võ thuật”, cố võ sư Ngô Bông (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) truyền giữ và phổ biến. Ít ai biết hơn 200 năm trước, Hùng kê quyền được sáng tác ngay trên sới gà chọi, trở thành bài quyền hội tụ đầy đủ tinh hoa võ thuật cổ truyền Việt Nam, đòi hỏi công phu, sự khổ luyện của những người đam mê võ đạo.
Là con “nhà nòi” trong gia đình truyền thống võ thuật, 5-6 tuổi cậu bé Ngô Lâm (47 tuổi, ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa) được bố là ông Ngô Bông truyền dạy các bài quyền theo kiểu “cha truyền con nối” và biểu diễn thành thục bài Hùng kê quyền trong các đêm võ trăng rằm tại huyện Tư Nghĩa do chính ông Bông phát động. Tuy nhiên, theo võ sư Lâm, nguồn gốc bài tinh võ này chỉ nghe qua những lời kể chắp vá của bố. Hành trình bài Hùng kê quyền đầy thăng trầm suốt hơn 200 năm được biết đến do Đông Định Vương Nguyễn Lữ – người em út trong nhóm Tây Sơn Tam Kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) – sáng tạo ra để nghĩa quân rèn tập trong giai đoạn khởi binh.
Sử sách võ nhân Bình Định còn ghi lại: Nguyễn Lữ được bậc trượng phu văn võ song toàn Trương Văn Hiến (từ xứ Nghệ An lưu lạc vào đất An Thái, nay là huyện An Nhơn, Bình Định) chân truyền các thế võ. Tương truyền rằng, trong một lần xem đấu gà chọi dịp Tết, Nguyễn Lữ thấy con gà nhỏ tưởng chừng yếu thế, thất thủ trước gà lớn cường mạnh bất ngờ triệt hạ đối phương bởi sự linh hoạt, nhu chế cương và ra những đòn quyết định. Vốn là người có dáng mảnh khảnh, hài hòa, ưa thanh tịnh, Nguyễn Lữ chiêm nghiệm và sáng tạo ra bài Hùng kê quyền. Chính các đòn võ này giúp Nguyễn Lữ đánh hạ một võ sư to lớn thách đấu trên sàn đấu.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, võ sư Bùi Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Bình Định lược sử cho biết: Hùng kê quyền được phổ biến cho binh sĩ dưới chướng của Nguyễn Lữ. Sau đó, theo thời gian và sự suy vi của triều đại Tây Sơn, bài quyền được lưu truyền một cách bí mật và hạn chế trong một số dòng tộc. Được biết, dượng của võ sư Ngô Bông là võ sư Mười Diệp được võ sư Lý Trường Xuân – một người lính tin cẩn dưới trướng Nguyễn Lữ truyền lại toàn bộ những chiêu thức tuyệt kỹ của Hùng kê quyền và truyền lại cho những người trong gia đình, trong đó có ông Lê Thùy, Lê Chót (cậu ruột của võ sư Bông).
Những biến cố cuộc đời đưa võ sư Ngô Bông đến với Hùng kê quyền như định mệnh. Năm 1926 (theo xác nhận của võ sư Lâm, có chỗ ghi năm 1925 – PV), khi mới ba tháng tuổi, bố của võ sư Bông bị giặc Pháp bắt giam, đầy ra đảo. Mẹ ông Bông nghe tin đã bỏ con lại để đi tìm chồng rồi bặt vô âm tín, đến giờ chưa tìm thấy tung tích, mồ mả. Lâm cảnh mồ côi, tuổi thơ cậu bé Bông sống nương nhờ bên nhà ngoại (cùng ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa), sau đó ngược xuôi Trung – Nam mưu sinh, học võ. Những lần về quê, ông Bông được hai cậu ruột là Lê Thùy, Lê Chót trực tiếp truyền lại bài tinh võ chọi gà này. Theo võ sư Ngô Lâm, những năm khoảng 1960, khi về hẳn ở quê, võ sư Ngô Bông cũng thọ giáo thêm nhiều danh võ sư khác như: Bảo Truy Phong, Lâm Hổ… để trau dồi thêm trình độ võ thuật của mình. Nhưng bài Hùng kê quyền được ông tâm huyết nhất.
Võ sư Bùi Trung Hiếu cho hay: Cùng thời ông Bông, bài Hùng kê quyền cũng được nhiều võ sư Bình Định và Quảng Ngãi lưu truyền, như võ sư Sáu Nghê, võ sư Hồ Sắt (quê ở Phù Mỹ), võ sư Hồ Nguyệt (quê ở Tây Sơn), Hòa thượng Thích Đại Long (quê ở Tuy Phước)… Do tuổi cao, chiến tranh nhiều người ra đi, duy chỉ có võ sư Ngô Bông còn lại.
Bài Hùng kê quyền từng được võ sư Bông biểu diễn tại Liên hoan Võ cổ truyền Quảng Ngãi nhưng phải đến năm 1993, tại Đại hội liên hoan Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Hùng kê quyền mới tỏa sáng sau khoảng 200 năm định danh và được vinh danh ở võ thuật cổ truyền trong nước và thế giới. Năm đó, trực tiếp biểu diễn Hùng kê quyền, võ sư Ngô Bông gây được tiếng vang lớn. Bài tinh võ chọi gà này ngay lập tức được chọn là một trong 10 bài thi đấu chính thức của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Võ sư Ngô Bông trở thành truyền nhân chính thức của Hùng kê quyền, có trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn cho bài quyền phổ biến. Hơn chục năm sau, Hùng kê quyền được “huyền thoại võ thuật” Ngô Bông mang ra thế giới ở Hàn Quốc (năm 2004), và được nước này mời truyền thụ bài quyền cho các võ sinh ở đây…
Võ sư Ngô Lâm – truyền nhân Hùng kê quyền sau huyền thoại võ thuật Ngô Bông biểu diễn đòn thế của tinh võ gà chọi.
Cả thảy 8 người con đều được võ sư Ngô Bông truyền thụ võ thuật. Nhưng sau khi ông mất (năm 2011), hiện chỉ ba người con nối nghiệp võ. Trong đó, võ sư Ngô Lâm và em gái là võ sư Ngô Thùy Dung hiện đang là huấn luyện viên Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Quảng Ngãi. Riêng em trai – võ sư Ngô Sỹ mở võ đường tại quê nhà. Cả ba được xem như những truyền nhân Hùng kê quyền dưới huyền thoại Ngô Bông.
“Ba thường căn dặn chúng tôi học võ để lấy cái đạo. Bài Hùng kê quyền hội tụ đầy đủ tinh hoa của võ thuật, cốt cách của người luyện võ. Bởi, đòn đánh của bài Hùng kê quyền chuẩn xác, biến ảo. Đồng thời, dạy đức tính cương – nhu hài hòa, sự kiên trì, quyết tâm, vươn lên trong mọi thử thách, biết người biết ta”, võ sư Lâm nói.
Để đạt được những thái cực này, người học phải khổ luyện, tĩnh tâm. Võ sư Lâm bảo: Khó nhất với Hùng kê quyền chính là luyện cho được công phu “nhất dương chỉ”, tam công, nhãn pháp… Bản thân cố võ sư Ngô Bông là tấm gương về sự nhiệt huyết, khổ luyện trong võ thuật, đức tính hiền lành, chất phác. Gia đình võ sư Lâm vốn quen với cảnh võ sư Ngô Bông khi còn sống ngày nào cũng dậy thật sớm, nhìn mặt trời mọc để luyện nhãn pháp; Lấy cát để khổ luyện ấn công, các thế trung bình tấn, đinh tấn. Học trò của ông có hàng trăm người, nhưng võ sư Ngô Bông ngày đó chỉ nhận võ sinh có trí đức, tư cách đúng mực…
Đưa Hùng kê quyền vào trường họcTheo võ sư Bùi Trung Hiếu, tháng 10/2016, UBND Bình Định phê duyệt đề án sưu tầm, phát huy võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, Hùng kê quyền từ lâu được xác định như bài võ đặc trưng của Bình Định, nguồn gốc nhà Tây Sơn được các đơn vị chức năng sưu tầm, lưu giữ. Năm 2016, tỉnh này lần đầu tiên triển khai đưa Hùng kê quyền vào trường học, tập huấn cho gần 1.000 giáo viên thể dục các trường trên địa bàn để phổ biến và dạy cho các em học sinh.
Theo Xuân Huy/Báo Giao Thông
Mua Gà Chọi Trên Mạng – Tác Giả Minh Nhí
Mua gà chọi trên mạng
Tỉnh đi bạn hữu anh hào. Đừng nên sống ảo mơ sao xa vời. Đam mê theo đuổi cuộc chơi. Thực tại cuộc sống biển trời dối gian. Bán gà đồn thổi vô vàn. Bên mua mù mịt miên man gật đầu. Đồ quý thì chẳng rẻ đâu. Giá rẻ vớ phải “cứt trâu” mạ vàng. Gà hay xuất hiện ao làng. Nhưng được tuyển chọn kĩ càng mới ra. Chiến thắng tuyệt đối thôn nhà. Thi đấu thuyết phục thêm ba bốn kì. Tự tin C1 dự thi. Đồng tiền khó kiếm dễ gì cho không. Ếch ngồi đáy giếng viển vông. “Gà hay mà chủ lại không có tiền” Kêu gọi bằng hữu bạn hiền. Năm ba đứa góp đủ liền để chơi. Nhân đây nhắn gửi đôi lời. Anh em buôn bán ngẫm đời về sau. Trong hội là bạn của nhau. Lừa vài ba triệu không giàu được đâu. Buôn ngay bán thật bền lâu. Người mua- xin nhắn mấy câu chân tình. Tiền còn đang ở túi mình. Đừng nên mua vội linh tinh làm gì. Chúng ta hóng để làm chi. Học hỏi kinh nghiệm rồi đi tuyển gà. Ưu tiên những trại gần nhà. Lánh giềng hàng xóm rồi là người quen. Đừng nghe trên mạng họ khen. Vội vàng mua lấy thêm phen mất tiền. Để cho hội được bình yên. Mua bán lừa đảo bỏ liền đi cho. Minh nhí.
Rate this post
Đánh giá bài viết này
Một Số Giống Gà Chọi Trên Thế Giới
Giống gà sumatra bắt nguồn từ đảo Sumatra, Inđônêsia. Đây là một trong những giống gà chọi lâu đời nhất và có ảnh hưởng di truyền đáng kể lên những giống gà đá khác. Tuy nhiên, có những nghi vấn về nguồn gốc thực sự của giống gà này bởi giống gà sumatra ngày nay và những con gà chọi trong quá khứ không hề có quan hệ huyết thống.
Ở Anh, gà sumatra trắng được tạo ra bằng cách lại xa với yokohama trắng; tuy còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng những con gà trắng này. Ba Cá thể đầu tiên được nhập vào Mỹ từ năm 1847. Nhờ màu lông ánh kim và vẻ ngoài duyên dáng mà chúng trở nên rất phổ biến.
Vào năm 1883, giống gà sumatra được ghi nhận trong tiêu chuẩn gia cầm Mỹ. Vào cùng thời điểm, chúng du nhập vào Đức và năm 1900, du nhập vào Anh.
Ở Sumatra, giống gà chọi này vẫn được duy trì dưới tên ayam sumatra. Ở các nước phương Tây, gà sumatra được lai tạo chủ yếu với mục đích làm. Ở Pháp giống gà này được tái lại tạo cho mục đích chọi gà.
Gà sumatra có kích thước trung bình với bề ngoài giống như chim trĩ. Lưng có chiều dài vừa phải, mã dày. Đuôi dài và rậm. Lông phụng cong tại hà phân ba chiều dài và cụp xuống. Lông phụng không lết trên mặt đất được chuộng hơn. Gà mái đuôi tương đối dài nhưng chỉ những lông phụng trên cùng mới cong. Gà sumatra trống có màu xanh bang. Gà mái cũng có đuôi tương đối dài, những lông trên cùng hơi cong ở đầu cuối.
Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) với mồng dâu ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đó đến tím. Màu mắt càng sẫm càng tốt. Nhưng con người và tròng mắt phải rõ ràng.
Ở Hà Lan, chỉ có màu đen ánh kim mới được coi là màu chuẩn, ánh đỏ hay tím cũng tồn tại nhưng bị coi là lỗi. Ngoài ra còn có những màu khác nữa. Ở bán đảo Scandinavia người ta duy trì cả sumatra xám tro.
Ở Hà Lan, chỉ một số ít người duy trì màu xám tro. Ở Đức có một số cá thể màu đen – đỏ hay nâu sậm. Ở Anh và Mỹ có một số gà sumatra xám trắng nhưng đến nay chúng vẫn chưa được đưa vào tiêu chuẩn. Ở Bỉ có một số gà sumatra bờm đỏ (màu điều) được triển lãm nhưng những màu này cũng chưađược cập nhật thành tiêu chuẩn. Hành vi ở sumatra cho thấy chúng vẫn duy trì những đặc điểm của tổ tiên. Chúng thực sự thích đi dạo loanh quanh và và cũng rất cảnh giác. Nếu cảm thấy bị đe dọa thì ngay lập tức chúng có thể bay qua hàng rào cao một cách dễ dàng. Nếu được lựa chọn giữa chuồng gà với một cành cây thì hầu hết gà sumatra đều chọn cách thứ hai. Bởi hành vi như vậy mà gà sumatra cần chuồng nuôi rộng rãi và chạc cây cao. Chúng cũng cần chạc để giữ cho bộ lông sạch sẽ và cơ bắp mạnh khỏe. Gà sumatra không đòi hỏi loại thức ăn cầu kỳ nào khác. Đôi khi chỉ cần tăng cường thêm một lượng chất đạm để kích thích lông phát triển.
Gà sumatra là giống gà mạnh mẽ với khả năng kháng bệnh cao. Bạn chỉ cần theo dõi bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay CRD (Chronic Respiratory Disease), một loại bệnh di truyền ở gà. Để giúp gà mạnh khỏe, tốt nhất nên giữ môi trư khô ráo và che chắn vào ban đêm.
* Giống gà chọi Nhật Bản
Giống gà satsumadori bắt nguồn từ Nhật Bản. Giống gà này xuất hiện từ thời Edo (1603 – 1867). Satsuma là tên gọi cũ của tỉnh Kagoshima. Vào thời đó, giống gà được gọi là ojidori (gà lớn). Tên gọi hiện tại (xuất hiện từ những năm 1920) đơn giản ám chỉ giống gà địa phương của tỉnh Satsuma. Đôi khi giống gà còn được gọi là gà chọi Kagoshima. Vào năm 1943, giống gà được chính thức công nhận và bảo vệ theo luật di sản của Bộ Văn hóa Nhật Bản.
Giống gà satsumadori được phát triển bằng việc lai xa với shamo và shoukoku (và một số giống gà địa phương khác). Những con gà chọi nhanh nhẹn này đá nhau bằng cựa sắt gắn vào hai chân. Có lẽ người Nhật học hỏi lối chọi gà và sử dụng cựa dao từ người Philippine. Một thời gian sau giống gà được du nhân vào châu Âu nhờ dàn đuôi dài và hấp dẫn giống như gà sumatra và yokohama. Các nhà lai tạo Hà Lan và Bỉ đặc biệt ưa chuộng giống gà này, các nhà lai tạo Đức cũng nhanh chóng theo sau.
Về căn bản, không ngạc nhiên khi các nhà lai tạo phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, chàng hạn như đồng huyết. Do vậy, họ lại xa satsumado với các giống gà khác, điều này dễ hiểu nhưng không may đó thường là những giống gà mang các đặc điểm trôi rất khó loại bỏ. Chẳng hạn, một trong những giống này là kraienkoppe (gà twente). Thoạt nhìn, cả hại trông khá giống nhau nhưng kraienkoppe mang gen trội, do đó các đặc điểm điển hình của satsumadori bị biến mất.
Là Nhờ vậy mà những cá thể gà satsumadori với màu sắc “châu Âu” mới xuất hiện.
Trọng lượng gà trống khoảng 3.5kg và gà mái khoảng 2.5kg. Tương tự như gà sumatra, gà satsumadori có đầu nhỏ và mồng trích ba khía. Mồng càng nhỏ càng tốt, mông lớn không được ưa chuộng . dễ bị cắn.
Tai màu đỏ. Chân màu vàng, trừ gà màu đen Màu mắt vàng rực cũng được chuộng hơn. Điểm da. trưng của gà satsumadori là mạnh mẽ, chân xon. rộng, lưng dài và đuôi xòe. Lông phụng dài rộng cũng là một đặc điểm chính. Đuôi phải bó gọn lúc bình thường, nhưng khi gà trong trạng thái kích thích thì ngay lập tức đuôi xòe ra..
Một đặc điểm nữa là gà tăng trưởng chậm. Độ tăng trưởng chỉ ngừng vào năm thứ hai, đặc biệt là khi gà trống trưởng thành. Một nhà lai tạo hay trong tài phải cân nhắc đến yếu tố này.
Màu sắc theo thuật ngữ của Nhật Bản khác xa so với châu Âu. Màu là đặc điểm phụ, nhất là với gà chọi. Họ gọi theo màu của lông cổ. Màu sắc cũng khác chút so với gà châu Âu mặc dù vẫn là những màu cơ bản mà chúng ta biết.
Shirozasa: nghĩa là “bờm trắng”. Shiro=trắng và zasa (hay sasa) = lông cổ. Đây là gà chuối, nhưng gà mái hơi khác một chút với ngưc xám.
Akazasa: nghĩa là “bờm đỏ”. Gà mái cũng không có ngực nâu, hơi khác so với những gì mà chúng tôi biết ở gà điều.
Kinasa: nghĩa là “bờm vàng”. Đây là gà chuối lửa L; màu sẫm và cô vàng
Người Nhật lý tưởng hóa mọi thứ. Điều này cũng sở với các giống gà nội địa. Gà satsumadori gốc có Lộ cao và thanh thoát, nhờ vậy chúng di chuyển rất nhanh.
* Gà rừng đỏ ở bán đảo Malaysia
Màu nền của gà rừng trống trưởng thành là màu đen cùng với đủ mọi sắc độ đỏ và vàng ở cổ, cánh và lưng. Lông đuôi hẹp về phương ngang, lông phụng tá đều và ngắn hơn nhiều so với lông phụng chủ. Độ dài trung bình lông đuôi từ 14.3 đến 19.9cm. Tổng số lông đuôi của một con gà trưởng thành hoàn toàn là 12, mỗi bên có 6 cái. Số lượng lông phụng tá là 4 cái mỗi bên.
Ở cá thể lại điển hình, lồng phụng tá dài hơn và nhiều cái cong xuống chụm vào lòng phụng chủ. Màu của các lông phụng chủ và phụng tá là ánh kim đen với tông xanh. Đầu gà rừng tương đối nhỏ. Mồng lá, cứng cáp nhưng tương đối nhỏ, mỏng và răng cưa.
Chiều dài mồng trung bình, đo từ gốc trước đầu Cho đến gốc sau đầu trong tầm từ 7 đến 9.2cm. Độ cao nông trung bình, đo từ chớp gai cao nhất đến gốc mông là 3.9 đến 5.1cm. Số gai mông trung bình (kể cả Các thùy nhỏ) là từ 6 đến 13. Tích và dái tai cũng phát triển nhưng thường nhỏ hơn gà lai và mặt có màu đỏ tía giống như mồng. Hai tích khi quan sát t. phía trước thường nằm sát hơn so với gà lai, vốn tương đối rộng. Chiều dài trung bình của dái tai là + 1.5 đến 3,5cm, chiều rộng trung bình của dái tai là từ 1.7 đến 3.4cm. Chiều dài trung bình của tích là từ 3 đến 3.4cm, chiều rộng trung bình của tích là từ 2.6 đến 3.7cm.
Mồng gà mới bẫy được chuyển thành màu phớt xanh trong môi trường nuôi nhốt. Dái tại có nhiều màu và kích cỡ, màu đỏ tuyền, trắng tuyền hay trăng phớt đỏ. Màu phớt đỏ phổ biến nhất. Màu xung nhanh tròng đen ở hầu hết cá thể là hành đỏ khác với đa số cá thể lại vốn trắng hay hanh vàng. Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi.
Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ tầm từ 63 đến 76cm. Chiều rộng trung bình của cánh là từ 20 đến 23.6cm. Màu lông trước ngực là màu đen ánh xanh, cánh vai màu đỏ sẫm, lông bao màu đen, một số lông có những chỉ phớt đỏ, lông bay thứ nửa đen, nửa nâu vàng và lông bay Sơ màu đen với chỉ ngắn hanh vàng ở chính giữa. Số lông bao đầu tiên ở mỗi bên là 3, số lông cánh sơ ở mỗi bên từ 9 đến 11 trong khi số lông cánh thứ ở mỗi bên từ 12 đến 14. ( Lông bờm chuyển từ cam hanh đỏ ở đầu cho đến đó hanh vàng gần xuống đến làng. Màu lưng đỏ sẫm. Thân gà rừng khá mảnh dẻ và thuôn như chiếc thuyền, chân mảnh khảnh và trơn láng. Chiều dài trung bình của thân là từ 35 đến 38.1cm. Chiều dài trung bình của cẳng chân là từ 8.1 đến 9.4cm. Đường kính trung bình của đùi từ 3.4 đến 3.9cm.
Cẳng chân gà rừng có màu xanh ngọc trong khi cẳng chân gà lại có màu đen xanh, hanh lục hay hanh vàng. Cựa có hình tam giác và có xu hướng cong lên ở gà già. Chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2cm.
Gà rừng trống lại thường nuôi hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với gà rừng rặt. Đầu thường lớn hơn, mông và tích cũng lớn, nhám và dày hơn. Lồng ngực có những vệt hanh hay vàng hay nâu trên nền đen. Một những khác biệt quan trọng giữa gà rừng và gà lai gáy. Tiếng gáy của gà lai hoặc kéo dài hơn hoặc lên quá cao trước khi ngắt đột ngột so với gà rặt. Gà lai cũng gáy nhiều hơn so với gà rặt. Tuy nhiên, gà lại có tiếng gáy gắt hơn.
* Gà nòi Việt Nam
Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà nòi khác đều khan hiếm.
Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi băm trợn như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Inđônêsia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sông ở Hoa Kỳ cũng đã đem được trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công.
Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. gà nòi có hai loại là gà nòi đòn và gà nòi cựa:
Gà nòi đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mà mái) và gà mã chỉ. .
Theo nghiên cứu thì gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc thì người dân miền Bắc đã chọi gà mã lại từ thời Pháp thuộc. Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều được gọi chung là gà xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:
Nhất xám khô, nhì Mã Chỉ
Gà mã chỉ là loại gà có lông mã (trên lưng gần A. dài và nhọn. Gà mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn. Cả hai thứ này đều khác với gà “mã lại”. Ngoài ra, gà mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính.
Đây là một loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngăn và nhỏ lăn tăn như là nên còn được gọi là “mã kim”.
Đặc điểm chung của gà đòn:
+ Gà không có cựa
Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa nhú như hạt ngô. Gà này được dùng theo thuật đá. đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung được dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các
loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền Nam có cựa dài và biết sử dụng cựa. Ở miền Trung chọi gà là thú vui tiêu khiển của người dân, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Người miền Trugn thích chơi gà đòn-một độ dùhay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ hó khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên người dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa bị mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới nhú n bị chủ gà bấm cựa, không nhú ra được.
Nhìn chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cưa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa.
+ Đầu và diện mạo
Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xương gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các loại gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thoải mái và tự tin, khi có người lạ đến gân gà nòi sẽ ngâng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn.
Khi đối diện một con gà khác, đôi mắt gà đòn sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi nộ lên sát khí.
+ Cổ lớn, dạ dày và nhăn
Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc.
Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc không biết gà nòi trụi lông một cách tự nhiên hay do tác động của con người.
Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những loại gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những loại có lông phủ đầy mình.
Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 3, nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu ấm như nước ta. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. H, tay chơi gà thường ding các thủ thuật làm cho án sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại hiến cho các chân lông bị khô nên lông khó mọc lại.
Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi.
Chân gà nòi thường có hai hàng vay với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vày. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn. không mạnh.
Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một loại gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay loại gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà.
+ Mắt ếch
Nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận.
Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách nên rất quý. Các tay chơi ga thường truyền tụng câu ca dao: “Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”.
+ Những đặc tính khác
Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quảng
Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường được các sư kê ưa chuộng.
Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển.
Da: Dày và đỏ. Thịt: thịt gà nòi là loại có cơ bắp lớn nở nang do 8 vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai.
Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do n có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường đấu.
Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, ngã. Gà có lông “Mã chỉ thường có thêm lớp lông vũ phú thêm bên ngoài lớp lông ống.
Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có loại gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột nhà đầu định nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Định”,… “Lục Định”. Đây là những loại gà nòi dòng khác biệt.
Bộ lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, giòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.
Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 2.8kg tới 5kg.
Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các loại gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng.
Tính nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất.
Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngoài Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh Vũng tàu, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp…
* Gà nòi cựa: – Gà cưa là loại gà nhỏ và nhẹ hơn với bộ lông phát triển đầy đủ, cựa sắc nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng chọi gà theo lối gà cựa. 9 Gà cựa Nam Bộ có lông bờm rộng, lông mã (lưng) phủ kín xuống, lông đuôi dài. Con gà tốt cần “đồng thân, đồng thủ”, nghĩa là đầu, mình cân xứng, cổ liền lạc, phao câu nở, đuôi xòe, không dị tật. Thêm các tiêu chuẩn chi tiết như: đầu nhỏ, mỏ ngắn chắc, khỏe miệng cao, mồng thẳng, mắt sâu, mí mỏng, con người nhỏ, đùi dài hơn cẳng… Cẳng gà đá rất quan trọng vì nó mang cặp vũ khí quyết định trận đấu. Cắng phải tròn, hình tháp bút hay ba góc rõ ràng. Vảy phải khô, đông sát, sờ nhám tay… nằm trong tiêu chuẩn quy fe. Các vảy tốt như An thiên (trên ba ngón chân), hù địa (dưới ba ngón chân), Liên giáp nội (vảy lớn 5 ngang hàng cựa), Huyền châm (vảy nhỏ xen giữa các váy ngang cựa). Cặp cựa gà tốt nhất được đặt các tên: Nhật nguyệt, Siêu đao, Song đao…, chủ luôn chăm sóc cho sắc lõm. Con gà ngủ cũng có các… quý tướng như: ngủ tử mị (ngủ như chết), ngủ móc (treo chân giống loài dơi, hiếm thấy), ngủ tử hình (dạng gà chết). Riêng loại gà dáng lệt bệt, lom khom giống vịt được xếp loại “bần kê chi tướng”, chắc chắn không ai nuôi để đá. Đặt tên gà theo hình dạng, màu lông như: gà khét, ô hoe, điều, nhạn, chân xanh, mắt ếch…, có khi gây giống qua mấy đời vẫn gọi theo tên chủ nuôi ví dụ như “bổn gà điều Năm Chà, bổn gà xanh Tám Niên…”
Mắt: mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.
Cổ: cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.
Chân: ngắn và nhỏ.
Đuôi: đuôi gà cựa là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng.
Trọng lượng: gà cựa cân nặng từ 2.2kg đến 3.2kg. Trong truyền thuyết về đời vua Hùng Vương thứ 18 khi kén rể đã truyền rằng “Ai sắm đủ các thứ sau: Tín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…” thì vua sẽ gả công chúa.
Những tưởng gà nhiều cửa chỉ có trong truyền thuyết, thế nhưng trên thực tế vẫn tồn tại loại gà này.
‘Linh Kê Dị Tướng’ Trên Đất Võ Bình Định
Nghe dân chơi gà chọi ở miền Bắc kháo nhau rằng, muốn kiếm gà chọi tốt thuộc hàng linh kê, thì nên tìm đến mua giống gà chọi ở Bình Định.
Người dân Bình Định sở hữu giống gà chọi cổ xưa gắn liền với miền đất võ, nổi tiếng bởi các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm đến độ trác tuyệt. Tương truyền từ thời Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã quan sát gà chọi và sáng tạo ra bài Hùng kê quyền.
Ngày nay, không chỉ dân chơi gà chọi ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam tìm về đây mua giống gà chọi, mà trường gà ở các nước Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia… cũng săn lùng những chú linh kê xuất xứ từ Bình Định.
Gà chọi Bình Định
Nghe dân chơi gà chọi ở miền Bắc kháo nhau rằng, muốn kiếm gà chọi tốt thuộc hàng linh kê, thì nên tìm đến mua giống gà chọi ở Bình Định.
Thoát nghèo, làm giàu từ gà chọi
Nắm bắt nhu cầu gà chọi thương hiệu Bình Định, từ vài năm gần đây trên địa bàn huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn nở rộ phong trào gây nuôi sinh sản, cung cấp giống gà chọi. Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước có gần 400 hộ chuyên nuôi chăn nuôi, huấn luyện gà chọi để bán cho khách hàng từ khắp mọi miền đất nước đến mua.
Tại nhà ông Bùi Văn Nhi, hiện có 50 con gà mái sinh sản, và hơn 80 con gà trống ở độ tuổi 8 tháng đến 1,5 năm, đã huấn luyện thành thục đang chờ xuất bán. Trong vườn đã quây kín, lốc nhốc một lũ những con gà trống choai to cao lộc ngộc, đầu công, mình cốc, mào hoa dâu, mào hoa hồng, cùng rướn cong cần cổ gáy ồ ồ trong những chiếc lồng thép hoặc ô chuồng trên bủa lưới thép cao chót vót. Dưới chân lũ “thần kê” này mang một thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho bất kỳ kẻ thách đấu nào: Dàn cựa khủng to tổ bố, đâm xiên nhọn hoắt.
Ông Nhi cho biết, mỗi năm ông xuất bán ra thị trường từ 150 – 200 con gà chọi đã huấn luyện thành thục, đạt doanh thu khoảng 500 – 700 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Giá bán của mỗi con gà khác nhau tùy thuộc vào khả năng thi đấu, ngoại hình và sự mặc cả giá với khách hàng, thường dao động từ 3 – 10 triệu đồng. Những con thuộc hàng “linh kê dị tướng”, có thế đá hóc hiểm, được khách hàng từ tận Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên tìm vào mua, sẵn sàng trả giá 10 – 15 triệu đồng.
Công phu huấn luyện
Giống gà chọi Bình Định có thân thể cao lớn, con trống trưởng thành đạt trọng lượng 3,5 – 5kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3,0 – 3,8kg là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay.
Quy trình nuôi gà chọi rất khắt khe, gà trống từ 4 tháng tuổi phải nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này; đồng thời cắt tai, tích. Cho gà đá thử vài trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán thịt.
Con gà trống nào có ngoại hình tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này tiếp tục chọn theo các tiêu chí: Có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ, có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm, khả năng tránh đòn. Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
Kể về quy trình luyện gà, ông Nhi cho hay, rất công phu với các bí kíp: Quần sương, xát nghệ, dầm cẳng. Hàng ngày phải quần sương, cho gà vận động vào sáng sớm. Khâu xát nghệ là dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. Dầm cẳng là, trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
Ông Bùi Văn Nhi huấn luyện gà chọi
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình tốt sẽ được giữ lại làm mái sinh sản. Gà mái giống chọi Bình Định sinh sản rất kém, mỗi năm chỉ đẻ 14 – 16 quả trứng, bởi vậy với 50 con gà mái trong đàn nhà ông Nhi, mỗi năm chỉ ấp nở được khoảng 700 gà con, trong đó chỉ khoảng 150 con gà trống choai đạt tiêu chuẩn gà chọi bán được tiền triệu mỗi con, còn lại là bán thịt với giá 120 nghìn đồng/kg.
Ghé thăm gia đình hai cha con ông Phạm Đình Sáu và Phạm Thanh Lịch, tuy đàn nuôi không nhiều, chỉ với 10 con gà mái, mỗi năm cho ra lò 20 – 30 con gà trống chọi, và hơn 100 con bán thịt, nhưng chủ nhà là bậc kỳ cựu về chơi gà chọi.
Ông Sáu chia sẻ: “Gà chọi Bình Định có ý chí thi đấu mãnh liệt, đấu cho đến chết hoặc khi chủ cho hồ kết thúc chứ không bao giờ bỏ chạy trước đối thủ. Và khi một chú gà nào đó nổi hứng “sanh thế” – ra một thế mới mà ngay chủ kê cũng không biết, làm đòn hay đến mức đối thủ bỗng dưng thua ngược, thì thật là không còn hạnh phúc nào hơn. Mỗi con đá mỗi thớ. Người ta nói đấu trí và đấu cơ (kê), không chỉ ở gà đá hay, mà thắng hay bại trong mỗi cuộc đấu còn là ở cuộc đấu trí giữa những chủ gà nữa”.
Ông Sáu kể, hồi xưa, gà chọi chưa trở thành nghề chăn nuôi hàng hóa, ông cũng như người nơi đây chỉ nuôi 1 – 2 con để chơi cho vui. Bởi vậy, thuở đó vợ chồng thường xuyên hục hặc, vợ hay “ghen” vì chồng chăm sóc gà kỹ quá. Chọi gà cá độ cũng gây tiêu hao tài chính gia đình. Nhưng nay khi nghề nuôi gà chọi trở thành sinh kế, thì cả vợ chồng, con cái cùng ham mê.
Anh Phạm Thanh Lịch, con trai của ông Sáu khoe: “Qua nhiều năm chọn gà, tôi đã luyện được con mắt nhìn gà. Từ một bầy gà con, sau vài tuần chăm sóc theo dõi, căn cứ vào dáng đi, vảy chân, cựa… để chọn ra những con nổi trội. Vảy gà có nhiều loại, thường gà chiến có kiểu vảy “áng thiên” (trực trời) hoặc “áng địa” (trực đất). Cựa gà rất quan trọng, quý ở những con gà có cựa “nhật nguyệt” (một cựa đen, một cựa trắng); gà tam cựa, mỗi chân có 3 cựa.
Cựa gà đóng ở vị trí cao trên chân thì vứt, bởi khi đá đâm vào đầu đối phương dù có khiến bị toác đầu thì đối phương vẫn còn đá. Cựa càng đóng thấp càng tốt, để khi đá sẽ đâm vào cổ đối phương, cứa từ mang tai xuống cổ là chắc thắng.
Bảo tồn gìn giữ nguồn gen quý
Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu ở Viện Chăn nuôi Quốc gia là Lý Văn Vỹ và Hoàng Văn Trường đã đầu tư nhiều thời gian, công sức để thực hiện đề tài về “Bảo tồn và khai thác nguồn gen gà chọi Bình Định”, trong khuôn khổ Đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia” của Viện Chăn nuôi Quốc gia.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, cơ bắp phát triển, xương to chắc thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Các phần đầu, cổ, ngực, đùi đều rất thưa lông, nhưng hai cánh có bộ lông phát triển giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Ngực gà chọi Bình Đình rộng với cơ ngực nổi rõ, tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp từ 1,5 – 3,0cm ở gà trống. Phao câu và lông đuôi phát triển, lông đuôi có thể dài tới 30cm.
Anh Phạm Thanh Lịch với con gà cồ chọi
Các nhà khoa học cũng đánh giá cao gà chọi Bình Định, đặc biệt hai dòng gà nổi tiếng là dòng “Ngân hàng” và dòng “Bảy Quéo”, với sức mạnh vô song trong họ hàng nhà gà. Tông Bảy Quéo nổi danh từ thời Nguyễn Huệ Tây Sơn, là niềm tự hào của người chơi gà Bình Định. Còn tông “Ngân hàng” tuy xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 nhưng cũng nổi danh không kém vốn là một loại gà nổi tiếng đá ăn nhiều quá – “gửi tiền vào ngân hàng không xuể”.
CHU KHÔI
Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Ẩn Thế Võ Được Sáng Tác Trên Sới Gà Chọi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!