Bạn đang xem bài viết Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Với con đường lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe. Và gián tiếp thông qua môi trường thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng.
Muốn trị bệnh tụ huyết trùng gà phải hiểu rõ từng triệu chứng gà bị tụ huyết trùng. Hiện nay có thể bệnh, mỗi thể có một triệu chứng khác nhau.
Ở thể này, gà bị tụ huyết trùng không biểu hiện triệu chứng gì mà gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân. Có trường hợp đang ăn cũng lăn ra chết
Biểu hiện tụ huyết trùng ở gà ở thể cấp tính là gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp, mào tím tái. Quan sát thấy miệng có nhớt màu đục, thở khò khè. Phân loãng từ màu nhạt chuyển dần sang màu xanh sẫm có chứa dịch nhầy. Ở thể này tỷ lệ chết là 50% và gà chết sau 24-72 giờ phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Thể mãn tính gà thường bị tiêu chảy kéo dài, các khớp sưng tấy, tích gà sưng, gà đẻ trứng kém. Nghe kỹ thì thấy có tiếng ran ở vùng khí quản của gà.
Bệnh tích tụ huyết trùng gà
Gà chọi bị tụ huyết trùng khi giải phẫu cơ quan nội tạng bên trong thường có một số đặc điểm như sau:
Các cơ bắp của gà tụ huyết trùng tím bầm, thịt nhão
Tim sưng to, dịch thẩm xuất màu vàng do viêm ngoại tâm mạc, lớp mỡ vành tim xuất huyết
Phổi tụ máu màu nâu thẫm, phế quản có nhiều dịch nhớt có bọt hồng
Gan hơi sưng xuất hiện các vết hoại tử màu trắng xám hoặc trắng vàng
Viêm lan từ phúc mạc đến buồng trứng và ống dẫn trứng
Khớp sưng to có chứa nhiều dịch màu xám đục
Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Đối với bệnh tụ huyết trùng ở gà thì cách tốt nhất là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh kết hợp với công tác vệ sinh môi trường. Và cách ly gà bệnh với gà khỏe để tránh lây lan và tiện chăm sóc.
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà bằng thuốc kháng sinh
Các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà phổ biến đều được dùng trong điều trị bệnh ecoli ở gà hoặc bạch lỵ đều dùng được cho phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà. Một trong các loại thuốc thường được sử dụng là:
Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Enro-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Colivit: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Avimycin: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Flox. C: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
T. Umgiaca: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày
Bên cạnh đó thuốc trị tụ huyết trùng gà, cần bổ sung điện giải, men tiêu hóa, vitamin (vitamin K) cần thiết để tăng lực và giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Nếu thấy tình trạng xuất huyết cần bổ sung thêm thuốc chống xuất huyết để không làm sức khỏe của gà bị kiệt quệ không vực lại được.
Phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng
Đối với phương pháp phòng bệnh thì chú ý đến 3 yếu tố: vệ sinh, sức đề kháng và uống thuốc phòng bệnh.
Bước 1: Vệ sinh: Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị nhiễm khuẩn tụ huyết trùng, các máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại theo định kỳ:
Dùng IOGUARD – 300 hoặc BESTAQUAM – S sát trùng tuần 1 – 2 lần
Dùng ULTRAXIDE phun sát trùng định kỳ 2 – 3 lần/ tháng
Bước 2: Tăng sức đề kháng cho gà
Dùng AMILYTE hoặc UNISOL hoặc VITROLYTE để tăng lực, cung cấp điện giải cho cơ thể gà
Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận
Dùng ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME để bổ sung men tiêu hóa
Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phòng bệnh cho gà như Moxcolis, Amoxy 50, Nexymix, Sultrimix Plus. Sử dụng liên tục trong 3 ngày trong thời điểm giao mùa hoặc thời tiết ẩm thấp.
Hiểu Biết Về Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Đông Tảo
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà đông tảo
Trực khuẩn Pasteurellaviseptica chính là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà đông tảo.Loại vi khuẩn này phát sinh trong điều kiện nhiều mưa, độ ẩm nhiều, ánh sáng ít. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ gà bị bệnh sang gà khỏe qua đường hô hấp và tiêu hóa. Thường thì Pasteurellaviseptica sẽ bị chính cơ thể gà kháng bệnh khi xâm nhập vào cơ thể gà. Tuy nhiên, với những chú gà đông tảo đang bị cảm, yếu thì vi khuẩn này sẽ dễ dàng phát triển, xâm nhập và phát bệnh ở gà.
Bệnh này rất nguy hiểm, có thể khiến gà chết ngay sau khi bị nhiễm bệnh. Và trước khi chết, gà sẽ xuất hiện những biểu hiện như bị liệt chân, di chuyển chậm, miệng, mũi gà chảy dịch nhờn, gà khó thở, mào tím tái, mệt mỏi. Quan sát phân gà sẽ thấy có màu xanh hoặc trắng, mùi hôi
Bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng ở gà đông tảo
Khi mổ gà bị bệnh tụ huyết trùng ra sẽ thấy nội tạng của gà, đặc biệt là gan và ruột sưng to, phổi tụ máu đen, gan có những đốm trắng, ruột bị viêm
Giải pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà đông tảo
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng tốt nhất hiện nay là tiêm phòng vắc xin theo định kỳ cho gà.
Và trong quá trình nuôi gà đông tảo, bạn cần giữ chuồng gà thật sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo và thoáng mát. Cần quét dọn và khử trùng chuồng gà thường xuyên.
Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống của gà. Cho gà ăn đủ thức ăn có các chất dinh dưỡng cần thiết để gà có sức đề kháng tốt nhất, có thể bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải và B – complex trong chế độ ăn của gà.
Giải pháp trị bệnh tụ huyết trùng ở gà đông tảo
Để điều trị bệnh tụ huyết trùng cho gà đông tảo, bạn có thể cho gà uống hoặc ăn thức ăn thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin
Phòng Và Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng Cho Gà Đông Tảo
Ngoài một số điểm đặc biệt so với các giống gà khác thì suy cho cùng Gà Đông Tảo vẫn được xếp vào nhóm động vật gia cầm nên việc Gà Đông Tảo thường xuyên mắc những căn bệnh gia cầm là điều không thể tránh khỏi. Và nếu đem so sánh những căn bệnh này với nhau thì trong số đó nổi bật lên một căn bệnh có tên tụ huyết trùng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với Gà Đông Tảo, người nuôi sẽ cần phải hết sức đề phòng bởi khi gà mắc phải bệnh thường khó rất chữa trị, nguy cơ gà sẽ bị chết nếu không có sự phát hiện và chưa trị kịp thời
Nguyên nhận của bệnh tụ huyết trùng ở Gà Đông Tảo
Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm là loại bệnh sinh ra từ một loại vi khuẩn có tên tiếng Anh là Pasteurella multocida. Nguyên nhân của bệnh không bắt nguồn nhiều từ gà mà do sự ảnh hưởng từ căn nguyên của chuồng trại. Tình trạng sức khỏe của gà cùng các yếu tố stress không gây ảnh hướng quá lớn đến quá trình phát bệnh. Một khi bệnh tụ huyết trung đã phát triển và trở thành dịch thì tất các các vật nuôi gia cầm ở mọi lứa đều có nguy cơ mắc bệnh cao do bệnh này được lan truyền của đường miệng.
Bệnh tụ huyết trùng có thể xâm nhập vào chuồng trại của bà con bằng nhiều con đường khác nhau như từ nguồn thức ăn, xác các loài động vật ở gần khu vực trang trại, hay các vật nuôi mang mầm bệnh về như chó, mèo hay cả chuột
Con đường lây nhiễm của bệnh tụ huyết trùng
– Gà Đông Tảo mắc bệnh do lây nhiễm trực tiếp cho nhau
– Nguồn thức ăn, nước uống hay các dụng cụ trong chắn nuối dính phải mầm bệnh mà không bị phát hiện
– Các loại động vật gặm nhấm mang mầm bềnh từ bênh ngoài về chuồng nuôi
– Vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong máu, phổi và các chất tiết từ đường hô hấp của gà
– Vi khuẩn kí sinh trên cơ thể của gà, khi có điều kiện về thời tiết, khí hậu, vệ sinh chuồng trại kém. . . chúng sẽ phát triển thành bệnh tụ huyết trùng, sau thời gian sẽ trở thành dịch
Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng
– Triệu chứng ở thể mãn tính: Gà bị khó thở, khí quản âm rale, gà sút ký nhanh chóng, ốm, ít ăn hẳn đi, xương chân, xương cánh bắt đầu xưng phồng
– Triệu chứng ở thể cấp tính: Gà bắt đầu bỏ ăn, lông xù, nhịp thở tăng nhanh, kết hợp với tiêu chảy phân xanh, nhiệt độ cơ thể gà rơi vào khoảng 42 đến 43 độ C. Đặc biệt ở thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng này, triệu chứng sẽ chỉ được phát hiện vài giờ trước khi gà chết
Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà đông tảo
– Vệ sinh chuồng trại thường xuyên không để các mầm bệnh tồn tại, có cơ hội phát triển
– Thường xuyên tiêm phòng vắc xin cho Gà Đông Tảo
– Nuôi các lứa Gà Đông Tảo ở những khu vực khác nhau trong trang trại, tránh việc mầm bệnh có thể phát triển thành dịch
– Không sử dụng các chế phẩm còn sống làm thức ăn cho gà
– Xác trùng định kì cho chuồng trại bằng các loại thuốc xác trùng
– Cung cấp thêm các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho gà vào các loại thức ăn, nước uống
Trị bệnh tụ huyết trùng cho Gà Đông Tảo
Khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bà con sẽ cần phải chuẩn bị những loại thuốc sau:
– NOVA -TICOGEN
– NOVA FLOX 20%
– NOVA ENRO 10%
– NOVA-TRIMEDOX
– NOVA-TRIMOXIN
Ngoài những loại thuốc trên thì việc sử dụng kết hợp các loạt vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết nhằm giúp Gà Đông Tảo cải thiện sức đề kháng, mau chóng hồi phục sau thời gian mắc bệnh tụ huyết trùng
Bệnh Cầu Trùng Ở Gà
Nhà tôi có đàn gà 2000 con , cứ gần 1 tháng tuổi là thấy gà có biểu hiện rù rù, có phân sáp, hoặc phân đỏ như máu tươi, vậy cho tôi hỏi gà nhà tôi bị gì và điều trị như thế nào. xin cảm ơn
Theo như bác mô tả thì đàn gà nhà mình đang bị cầu trùng.
Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con, làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ.
Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.
Triệu chứng Thể cấp tính:
Gà bị đi ỉa, phân lẫn máu.
Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.
Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
Thể mạn tính:
Gà chậm lớn.
Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.
Bệnh tích
Gà gầy, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu (nếu cầu trùng manh tràng). Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chất chứa lẫn máu.
Phòng và trị bệnh Phòng bệnh
Xây dựng chuồng trại phù hợp, nền chuồng cao ráo
đảm bảo độ thông thoáng chuồng nuôi
Vệ sinh chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng bằng SAFE FARM với liều 2,5ml/ 1l nước định kỳ 1 tuần 1 lần
Dùng thuốc phòng:
COCCICOX WS định kỳ 11-12 ngày tuổi và lúc 23-26 ngày tuổi liều dùng 1g/ 15 lít nước uống, hoặc 1g/ 15kg thể trọng.
Không thả gà ra vườn vào những ngày mưa gió, vườn ẩm ướt
Sử dụng vaxcin vào 2-4 ngày tuổi
Điều trị
Bước 1: vệ sinh
Tạo độ thông thoáng chuồng nuôi, giảm mật độ gà trên chuồng
Phun sát trùng SAFE FARMLiều : 3,3 ml/1 lít nước.
Dùng thuốc điều trị
Sáng: COLIMOX 50S liều: 1g/30kg thể trọng hoặc 1g/ 5-6 lít nước
Cho uống 3-5 ngày
Trưa: VITAMIN K SOLOLUBLE : 1g/1-2 lít nước
BIO-ACTIVE : 1ml/ 20kg thể trọng, hoặc 1ml / 4l nước uống
Chiều: COCCICOX WS liều : 1ml/20kg thể trọng hoặc 1ml/4l nước uống
Cho uống chiều: 3 ngày nghỉ 2 ngày cho uống lại 2 ngày
Hoặc chiều cho uống AMPROLIUM 20S liều 1g/10kg thể trọng hoặc 1g/ 2 lít nước uống
Cho uống chiều: 3 ngày nghỉ 2 ngày cho uống lại 2 ngày.
Công ty VMC Việt Nam xin cảm ơn câu hỏi của quý nhà chăn nuôi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!