Bạn đang xem bài viết Bệnh Marek Trên Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh Marek được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1907 bởi ông Marek người Hungari. Đây là một bệnh sinh khối u nguy hiểm ở gà do nhóm virus Herpes type B và là một ARN virus gây ra. Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó.
Bệnh Marek không lây sang người. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60-70%. Tính chất nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở chỗ là sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, thì virus này mãi tồn tại trong cơ thể gà (nguồn lây bệnh) và hiện nay chúng ta vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này. Do vậy, việc nhận biết căn bệnh và các biện pháp phòng chống là vô cùng quan trọng.
Virus gây bệnh Marek
Do herpes virut gây ra. Là một loại ARN virut, có vỏ bọc.
Có 3 serotype:
- Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao vàthay đổi.
- Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.
– Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Tỷ lệ mắc bệnh từ 10 – 60%.
Tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Tất cả các loại gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 – 24 tuần tuổi. Ngoài gà còn có ghi nhận bệnh sảy ra trên thủy cầm và các loại chim.
Đặc trưng của bệnh là tăng sinh các tế bào lâm ba ngoại vi tạo thàng các khối u trên các cơ quan, tổ chức. Bệnh lây chuyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Những biểu hiện bên ngoài
Bệnh thường có những biểu hiện
- Liệt chân và cánh, giai doạn đầu có thể thấy xã cánh, chân đi tập tễnh. 3 ngón chân chụp lại với nhau. Sau nặng dẫn tới liệt.
- Mắt có phản xạ kém, nặng có thể dẫn tới mù mắt.
– Gà có hiện tượng hô hấp khó khăn.
– Gà chết có xác chết khô, gầy. Tư thế chết một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân duỗi vè phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên.
Những biểu hiện khi mổ khám
Sau khi mổ khám bệnh marek ta cần chú ý những biểu hiện sau để có thể đưa ra kết luận chính sác và đưa ra các quyết định mang lại hiệu quả điều trị nhất.
Các dây thần kinh sưng to, dễ đứt và không đồng đều
Khi mổ khám gà bị bệnh marek ta dễ nhận thấy các khối u màu trắng sám nổi rõ trên các cơ quan như gan, tim, phổi . . các u này luôn nổi dõ viền chân giới hạn .
Khối u nổi lên ở nội tạng khi mổ khám
U ở gan
U ở gan
U ở tim
U ở ruột
Cần chú ý phân biệt u marek với bệnh leucocis, bệnh do Histomonas.
Gan gà mắc bệnh Marek
Gan gà mắc bệnh leucocis
Kiểm soát bệnh Marek
– Bệnh marek là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc diều trị đặc hiệu.
– Chủ yếu là phòng bệnh.
– Sử dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng đúng quy trình, có bước để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi.
– Cần sử dụng vaccine mareck được bảo quản tốt trong vòng 24h đầu sau khi gà ấp nở.
– Vaccine marek có rất nhiều loại nhưng vaccine ni tơ lỏng đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.
Hiệu giá sử dụng vaccine marek:
Bảng hiệu giá bảo hộ của vaccine
Type
Hiệu giá bảo hộ
CVI 988 (Serotype 1)
76%
SB 1 (Serotype 2)
39%
HVT (Serotype 3)
32%
CVI 988 + SB1
67%
CVI 988 + HVI
73%
SB1 + HVI
66%
CVI 988 + SB1 + HVI
79%
<<< Phân biệt Marek với bệnh Leucosis
(Còn nữa …)
VietDVM team
Cơ Chế Gây Bệnh Marek (Bệnh Ung Thư) Ở Gà Và Thuốc Điều Trị
hay còn được gọi bệnh ung thư ở gà, được phát hiện lần đầu năm 1907. Bệnh do virus gây ra và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Bệnh Marek hay còn được biết đến với tên gọi bệnh bại liệt ở gà, bệnh đem đến những hậu quả rất nặng nề với đàn gà, chúng thường bị liệt chân, xã cánh, tiêu chảy, dần dần gây ốm và tỷ lệ chết 100%.
Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh marek
Bệnh Marek ở gà do một loại RNA virus có vỏ bọc thuộc nhóm Herpes virus gây ra, có 3 serotype:
Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao.
Serotype 2: Những chủng không gây khối u.
Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu nhiễm trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%. Tất cả các loài gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà có thể mắc bệnh ngay từ khi mới nở ra nhưng phải đến 45 ngày tuổi trở lên gà mới bắt đầu chết. Gà chết mạnh nhất vào giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi (giai đoạn chuẩn bị thu hoạch) nên thiệt hại vô cùng lớn.
Bệnh Marek ở gà lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Bệnh không lây truyền ngang qua trứng. Tuy nhiên có thể lây lan trong không khí với khoảng cách hàng kilomet giữa gà mắc bệnh và gà khỏe.
Thời gian ủ bệnh có thể rất dài từ 28 – 60 ngày tuổi.
Trong thời gian ủ bệnh, gà đa phần không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, triệu chứng thường rất nặng khi phát bệnh và tỷ lệ chết rất cao.
Bệnh Marek ở gà có biểu hiện khó thở, mù mắt, gục đầu xã cánh, gà bị cúm chân, chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụm lại với nhau. Sau nặng dẫn tới gà bị liệt chân và cánh. Gà nằm ở tư thế duỗi một chân trước một chân sau, đôi khi gà chết trong tư thế “vũ công ba-lê”.
Xác chết của gà gầy, khô
Khi mổ khám gà bị Marek có nhiều khối u ở da, cơ, các cơ quan nội tạng và tổ chức thần kinh ngoại biên.
Chẩn đoán gà mắc bệnh Marek
Bệnh tích đặc trưng của bệnh Marek ở gà khiến cho mọi người thường chủ quan chẩn đoán chỉ dựa vào triệu chứng, bệnh tích. Tuy nhiên, bệnh rất dễ nhầm lẫn về mặt lâm sàng với bệnh Leukosis. Trong thực tế rất hiếm trường hợp có thể dựa vào hình dạng khối u của bệnh để chẩn đoán phân biệt hai bệnh này. Việc chẩn đoán lâm sàng cũng không có giá trị pháp lý trong trường hợp cần khiếu nại.
Hiện nay, chẩn đoán phi lâm sàng chỉ cần 3 – 5 tiếng đã có kết quả chính xác với phương pháp chẩn đoán POCKIT iiPCR (1 kỹ thuật PCR cải tiến mới rút ngắn thời gian hơn trước).
Kỹ thuật POCKIT iiPCR cho phép mang trang thiết bị đến tận trang trại để xét nghiệm, chỉ cần sử dụng nguồn điện 220v hoặc sử dụng pin để có thể xét nghiệm bệnh. Người sử dụng máy không cần chuyên môn sâu để thực hiện thao tác, đọc kết quả của máy. Tất cả các thao tác đã được tối giản hóa và chuyển sang bán tự động, kết quả cuối cùng của máy sẽ cho biết con vật dương tính hay âm tính với bệnh. Trong khi phương pháp PCR thông thường cần có chuyên môn để hiểu được kết quả cuối cùng thu được từ máy.
Phòng và điều trị bệnh Marek
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh Marek, khi gà mắc bệnh không thể can thiệp điều trị. Để hạn chế thiệt hại gây ra việc phòng bệnh được đặt lên hàng đầu với nhiều phương pháp:
Nuôi các giống gà thịt đạt yêu cầu giết mổ trước khi bệnh nổ ra.
Nuôi gà trong điều kiện cách ly hoàn toàn với các nguy cơ mầm bệnh từ bên ngoài, phương pháp này rất tốn kém chưa thể áp dụng tại Việt Nam.
Tiêm phòng vacxin Marek từ giai đoạn mới nở 1 ngày tuổi (nhiều nơi trên thế giới có thể tiêm vaccine cho gà từ khi còn trong trứng). Phương pháp tiêm vaccine cho gà con đang áp dụng phổ biến tại Việt Nam, đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt cho những đàn gà được làm vaccine đúng kỹ thuật.
HappyVet đồng hành cùng người chăn nuôi, Chúng tôi cung cấp hệ thống POCKIT iiPCR với kỹ thuật hiện đại cho phép người dùng xét nghiệm, chẩn đoán bệnh Marek ở gà ngay tại trang trại với các thao tác đơn giản, mức giá hợp lý, cho kết quả chính xác. Liên hệ ngay số Hotline 0983 600 953 để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Cách Phòng Và Chữa Bệnh Marek Ở Gà Chọi
Bệnh Marek ở gà chọi là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh này ra sao, cách phòng và điều trị bệnh cho gà như thế nào?
Nguồn gốc của bệnh Marek
Bệnh Marek được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1907 bởi ông Marek người Hungari. Đây là một bệnh nguy hiểm ở gà do nhóm virus Herpes type B và là một ARN virus gây ra. Khi gà bị nhiễm virus sẽ có thời kỳ ủ bệnh dài trong khoảng 28 ngày và kéo dài đến 2 tháng sau đó.
Khi gà chọi mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao lên tới 70 – 80%. không lây sang người nên mọi người có thể yên tâm khi chăm sóc hay cho chúng ăn. Tính chất nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở chỗ là sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, virus này mãi tồn tại trong cơ thể và hiện nay vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này. Vì thế, việc nhận biết căn bệnh và các biện pháp phòng chống là vô cùng cần thiết cho mọi người trong cách nuôi gà chọi.
Virus gây ra bệnh Marek ở gà chọi
Virus gây ra bệnh Marek ở gà chọi là một loại ARN virut, có vỏ bọc và thường được chia làm 3 loại như sau:
Serotype 1: Có độc lực cao và thay đổi, thường gây nên khối u
Serotype 2: Không gây khối u và xuất hiện ngoài tự nhiên
Serotype 3: Có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây
Đặc trưng của bệnh Marek là tăng sinh các tế bào lâm ba ngoại vi tạo thành các khối u trên các cơ quan như: gan, thành ruột, phổi…. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là thời kỳ đầu chăn nuôi khi mới nhập gà con từ cơ sở giống hoặc ấp nở từ máy ấp trứng. Bệnh lây chuyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa nên tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
Gà chọi thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 – 24 tuần tuổi nên mọi người nên lưu ý điều này trước khi trị bệnh cho gà. Ngoài gà ra, các loại thủy cầm như: cá, tôm…hay các loại chim cũng rất dễ mắc bệnh Marek.
Cách phòng bệnh Marek ở gà chọi khi bắt đầu chăn nuôi
Theo một số tài liệu có nói rằng virut Herpess có thể tồn tại ở môi trường ngoài tới 6 tháng và có thể đi xa trong không khí tới 1 km. Vì thế để phòng bệnh tốt cần có biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Bệnh Marek ở gà chọi khi đã phát hiện ra bệnh thì có thể nói là đã muộn để chữa trị, bởi khi đó các khối u bên trong đã phát triển mạnh và có thể dẫn tới suy yếu một số bộ phận như: phổi, lá lách, gan….
Cần phải cách ly ngay gà bị bệnh với đàn khỏe mạnh càng xa càng tốt
Đối với những con gà đã chết hoặc sắp chết cần phải tiêu hủy ngay bằng cách đốt cháy bởi virut Herpess sẽ chết ở nhiệt độ trên 70 độ C
Không được đem chôn gà bị bênh Marek vì virut gây bệnh có thể tồn tại trong nước, trong đất.
Cần để chuồng trống trong thời gian nhất định giữa các lứa gà.
Nên sử dụng vôi bột hoặc các chất khử trùng chuyên dụng để tiêu diệt các mầm bệnh trước khi thả gà.
Cần nuôi riêng rẽ các lứa gà khác nhau để tránh bệnh lây lan.
Sử dụng vacxin Marek tiêm ngay cho gà con khi mới bắt đầu nuôi, vacxin này có thể tiêm trứng đã ấp 18 – 19 ngày hoặc tiêm dưới da cho gà 1 ngày tuổi
Bệnh chưa có thuốc điều trị, mọi người nên chủ động phòng tránh cho gà chọi trước khi nó mắc phải bệnh.
Nguồn: chúng tôi
Bệnh Marek Ở Gà: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Thứ hai – 30/09/2019 14:11
Bệnh Marek ở gà do nhà khoa học Hungary phát hiện năm 1907. ở Việt Nam, bệnh Marek ở gà xuất hiện vào năm 1978 với tên gọi “teo chân gà, “ung thư gà, “hội chứng khối u”… Bệnh gây nên bởi virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm còn qua dụng cụ chăn nuôi hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng nuôi này sang khu chuồng nuôi khác.
Trọng lượng giảm, gà bỏ ăn, đi ngoài lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết 20- 70% ở đàn gà không tiêm vắc -xin. Khi thần kinh mề bị tổn thương, gà có mề và ruột rất nhỏ, gần như vô tác dụng.Cách nhận biết bệnh marekMổ khám thấy các khối u ở gan, thận, phổi, buồng trứng và trong các tổ chức phần mềm khác.
Cách chữa gà bị liệt chânDùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Gentacostrim pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60 – 120 mg/1kg trọng lượng cơ thể; Synavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/1lít nước uống; Cosmixforte pha 1g/1 lít nước uống.Phòng bệnh marek ở gàDùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm.Các loại thuốc để phòng bệnh gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn; B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn; Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. Đối với gà thịt 600 – 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 – 1.000g/250 kg thức ăn.Đây là căn bệnh thường gặp gà ở mọi lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm.
Nguồn tin: kinhtenongthon.com.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Marek Trên Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!