Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Gà Rù (Newcastle): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Chữa Trị # Top 14 Xem Nhiều | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Gà Rù (Newcastle): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Chữa Trị # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Gà Rù (Newcastle): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Chữa Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên bệnh gà rù là do một loại virus thuộc nhóm Paramyxo gây nên. Loại virus này chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp. Gà có khả năng bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với gà bệnh khác hoặc các vật dụng có chứa mầm bệnh.

Bệnh gà rù có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của gà và có tỷ lệ lây bệnh khá cao. Một khi đã dính bệnh, gà có khả năng tử vong rất lớn. Ngoài gây bệnh trên gà, virus này còn có thể phát sinh bệnh trên các loài chim và các loài gia cầm khác.

Triệu chứng của bệnh gà rù

Thời gian ủ bệnh gà rù khá ngắn, khoảng 3 – 5 ngày. Bệnh sẽ tiến triển theo 3 thể chính và mỗi thể sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Đây là giai đoạn đầu phát bệnh của ổ dịch. Khi gà mắc bệnh Newcastle ở thể quá cấp tính, chúng thường ủ rũ và sẽ chết sau vài giờ phát bệnh. Bệnh thường phát triển rất nhanh và không có những dấu hiệu rõ ràng. Do đó, những người nuôi gà thường khó nhận biết và trở tay không kịp.

Thể cấp tính

Ở thể cấp tính, gà mắc bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng và bạn sẽ dễ nhận biết hơn. Lúc này, chúng sẽ có biểu hiện ủ rũ, chán ăn, lông xù, sốt cao đến 43 độ, hắt hơi, khò khè khó thở, chảy nước mũi và dịch nhầy. Ngoài ra, phần mào và yếm của gà bị bầm tím. Gà dễ bị chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu. Diều cứng và có mùi hôi khó chịu. Một dấu hiệu nữa là gà bị tiêu chảy. Khi đi ngoài, phân gà có màu nâu sẫm, có bọt hoặc máu. Khi sốt cao, gà thường dễ bị chết. Nếu gà sống sót, bệnh có thể để lại di chứng thần kinh sau này như trẹo cổ, mổ không được thức ăn, đi vòng quanh,…

Thể mãn tính

Gà bị rù ở thể mãn tính thường có những biểu hiện như đi giật lùi, vòng tròn hoặc nghẻo đầu ra sau. Gà thường lên cơn co giật và dễ bị kích thích khi có tiếng động hoặc va chạm.

Cách phòng và chữa bệnh

Để phòng bệnh gà rù cho gà, bạn có thể sử dụng vacxin Newcastle định kỳ cho gà:

Gà 3 ngày tuổi: Nhỏ Newcastle hệ 2 vào mũi và mắt cho gà.

Gà 21 ngày tuổi: Nhỏ Newcastle hệ 2 vào mắt cho gà.

Gà 2 tháng tuổi: Tiêm Newcastle hệ 1 dưới da gà.

Ngoài vacxin Newcastle, bạn có thể sử dụng một số loại vacxin khác như: Lasota, Restos, Imopest (mỹ), sotasec (pháp),…

Bên cạnh đó, bạn đừng quên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên, tách riêng gà bệnh và gà khỏe ra hai khu vực khác nhau. Ngoài ra, bạn phải luôn đảm bảo đầy đủ thức ăn và nước sạch cho gà mỗi ngày và phun thuốc sát trùng cho chuồng trại định kỳ.

Đến nay, bệnh gà rù ở gà vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng biệt. Nếu nhận thấy gà chọi của mình có dấu hiệu của bệnh, bạn có thể bổ sung vitamin C, chất điện giải và kháng thể Gumboro cho gà chọi.

Pha các chất Vitamin B, C, các chất điện giải vào nước uống hằng ngày của gà.

Tiêm kháng thể Gumboro cho gà dưới 500g-1000g. Tiêm liên tục trong 5 ngày với liều lượng 1ml-2ml.

Pha các kháng sinh như Tylo-50, Colidox – plus, Ampi – Septol, Neotestol, Genta-costrim, K.C.N.D vào nước cho gà uống.

Bệnh Gà Rù, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh gà rù, gà ít ăn, chậm lớn dẫn đến gà bị chết. Đừng lo hãy dùng thuốc thú y Biovet để điều trị các bệnh về gà rù, gà cúm, gà kém ăn Dấu hiệu nhận biết bệnh gà rù :

Kém ăn, bỏ ăn, lông xù , xã cánh , ỉa chảy phân xanh , phân vàng , màu thâm. Chảy nước mắt nước mũi. Diều càng phồng nước và thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chả ra.

Điều trị bệnh gà rù :

khi cá thể gà đầu tiên có dấu hiệu mắc bệnh nhanh chóng đưa vaccin Lasota vào cho toàn đàn gà kể cả đàn gà vừa mới được làm vaccin

tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh

Bổ sung thuốc bổ và chất điện giải nâng cao sức đề kháng cho con vật. Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát. Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh

Bệnh gà rù, ủ rũ , Cách điều trị dùng thuốc thú y

Điều trị bệnh sưng phù đầu và bệnh gà rù

Gà đông tảo bị sưng phủ vùng đầu, mắt có nước chảy ra từng giọt, gà ủ rũ

Trường hợp này ta chưa kết luận được gà mắc bệnh gì . Chỉ có thể nghi ngờ mắc bệnh ” Sưng phù đầu ở gà ”

Tiến hành xử lý vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng máng ăn, máng uống, chất độn chuồng phải thu gom đốt bỏ

Dùng thuốc kháng sinh thế hệ mới đặc trị trên đường hô hấp để điều trị . Dùng kháng sinh đặc trị bệnh do Ecoli như Colimox hoặc Ampi -Coli để điều trị bệnh kế phát

Sau khi dùng kháng sinh cần bổ sung thuốc bổ gan , thận, giải độc gan thận để giúp cho gà ổn định sức khỏe, đào thải lượng kháng sinh còn thừa trong cơ thể con vật .

Khuyến cáo : Bà con không lên tự chuẩn đoán bệnh gây hậu quả nặng hơn . Mà hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi

Địa chỉ : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU BIOVET

Nhà máy sản xuất : KCN PHÚ THỊ- GIA LÂM – HÀ NỘI

Email : [email protected]

Cách Chữa Bệnh Gà Rù: Nguyên Nhân Và Thuốc Trị Gà Rù Hiệu Quả 100%

1) Nguyên nhân gây ra bệnh gà rù.

Nguyên nhân gà bị rù do virus newcastle gây nên, có 3 nhóm phân theo độc lực.

– Nhóm động lực mạnh gây bệnh nặng, chết nhiều.

– Nhóm động lực vừa gây bệnh ở mức độ vừa.

– Nhóm động lực yếu ít gây chết gà đông tảo.

Bệnh Newcastle còn gọi là dịch tả gà hay bệnh rù. Là bệnh quan trọng và thường gặp nhất ở gà, vịt, ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm.

Bệnh gà rù lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp người, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây do chim trời hoặc vaccin nhiễm virus.

2) Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán bệnh gà rù:

Bệnh gà rù gây do virus chủng độc lực mạnh có thể làm gà đông tảo chết nhanh trong vòng 3-4 ngày.

Triệu chứng bệnh gà rù thường gặp là gà đông tảo thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng trắng đôi khi lẫn máu, mào tím.

Nếu kéo dài bệnh chuyển sang thể mãn tính và xuất hiện triệu chứng thần kinh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn.

Đối với gà đông tảo đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều.

Tỷ lệ chết có thể rất cao 40-80%.

Bệnh tích nhìn chung xuất huyết đường tiêu hoá từ miệng tới hậu môn. Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm, có nhiều bọt khí.

Chẩn đoán bằng phương pháp phản ứng huyết thanh, nuôi cấy virus kết hợp triệu chứng bệnh tích.

3) Phòng bệnh và điều trị bệnh gà rù:

* Phòng bệnh gà rù: bằng vaccin đối với gà đông tảo thịt phải dùng tới 3-4 lần. Đối với gà đông tảo trống, gà đông tảo đẻ trứng cần 5-6 lần. Gà đông tảo thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.

Tuy nhiên, không phải khi nào dùng vaccin cũng cho kết quả tốt.

Đối với gà đông tảo thịt nuôi theo hướng công nghiệp nuôi đến 50-60 ngày tuổi đã xuất bán thịt có thể dùng kháng thể gumboro tiêm 0,5ml ở ngày thứ 5 để phòng bệnh. Đến ngày thứ 10 dùng vaccin Lasota. Chỉ dùng vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh.

Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.

Gà rù cho uống thuốc gì? Cách trị bệnh gà rù? * Điều trị bệnh gà rù:

– Kháng thể Gumboro do Hanvet sản xuất có hàm lượng kháng thể newcastle cao, bình quân cho phản ứng với hiệu giá 4 log2. Được sử dụng để điều trị bệnh có hiệu quả tốt.

– Liều lượng 1ml – 2ml cho gà dưới 500g – 1000g.

Có thể tiêm lặp lại sau khi gà khỏi bệnh 5 ngày.

– Kết hợp với cho uống nước có pha Hanmivit, Multivit, Bcomplex, Bột điện giải.

– Kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng như Genta-costrim, Tylo-50, Ampi – Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus.

(Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau, vì vậy nếu Quí vị tìm không được loại thuốc như trong bài thì Quí vị có thể nhờ Bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng).

Bệnh Marek Ở Gà Chọi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh Marek

Bệnh Marek là một bệnh ung thư truyền nhiễm hết sức nguy hiểm thường xảy ra ở gà chọi. Bệnh phát triển rất nhanh và làm gà tử vong trong thời gian ngắn, khiến người chăn nuôi vô cùng lúng túng.

Bệnh Marek được xác định có nguyên nhân gây bệnh là từ một nhóm virus Herpes type B. Sau khi xâm nhập vào cơ thể của gà, virus này phát triển rất nhanh, tạo các khối u và sẽ lớn dần theo thời gian. Những khối u này thường xuất hiện ở khu vực phổi, thành ruột, gan và phần da, khiến gà gặp khó khăn trong vận động.

Bệnh Marek rất dễ lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua đường hô hấp. Nếu sử dụng chung thức ăn, nước uống hay dụng cụ chăn nuôi thì gà cũng có khả năng mắc bệnh cao. Thời gian ủ bệnh Marek ở gà khoảng từ 3 – 4 tuần. Thời gian gà phát bệnh trong khoảng từ 4 – 8 tuần. Một khi gà mắc bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 80%.

Trong điều kiện thích hợp, ổ dịch có thể lây lan trong không khí có bán kính hàng km. Tuy nhiên, bệnh này không lây truyền qua phôi.

Triệu chứng của bệnh

Do những khối u nằm bên trong nội tạng gia cầm nên người nuôi rất khó nhận biết. Hơn nữa, những biểu hiện bên ngoài thường không rõ ràng. Sư kê rất dễ bị nhầm sang các bệnh cúm thông thường khác, dẫn đến gà vẫn tiếp tục phát triển bệnh cho đến chết.

Bệnh Marek ở gà chọi thường có những triệu chứng theo từng thể như sau:

Thể cấp tính

Thể cấp tính xảy ra đối với gà từ 4 – 8 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn. Lúc này bệnh có rất ít triệu chứng để nhận biết. Một số dấu hiệu có thể bao gồm gà không đi lại bình thường vì dây chằng cơ đùi bị sưng. Gà bỏ ăn, sụt cân nhanh chóng. Khi bệnh trở nặng, chân và cánh gà bị liệt, cổ vẹo, mắt mù. Đồng thời gà bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng liên tục. Tỷ lệ gà chết thường từ 15 – 30%.

Thể mãn tính

Ở thể mãn tính, gà thường có các dấu hiệu như: Đi lại khó khăn, có con còn bị liệt hoàn toàn. Đuôi và cánh gà rủ xuống. Mắt gà bị viêm, thậm chí mù. Gà ủ rũ, bỏ ăn. Con trống mắc bệnh thường chậm chạp, không đạp mái. Gà mái thì ít đẻ trứng hơn.

Cách điều trị và phòng tránh

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng cho bệnh Marek ở gà chọi. Do đó, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh Marek cho gà bằng những biện pháp như sau:

Dùng Povidine hoặc Antivirus – FMB để khử trùng chuồng trại theo tỷ lệ 2 – 3ml/ lít nước. Phun ướt bề mặt và sử dụng vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

Tách biệt gà khỏe và gà bệnh sang hai khu vực cách nhau. Với gà bệnh bị chết, tiêu hủy gà bằng cách đốt để tiêu diệt virus gây bệnh. Tuyệt đối không được vứt xác gà chết bừa bãi.

Trước khi chăn nuôi một lứa gà mới, bạn nên để trống chuồng khoảng nửa tháng.

Các dụng cụ chăn nuôi, máng đựng thức ăn và nước uống phải được khử trùng sạch sẽ thường xuyên.

Tiêm vacxin Vaxxitek HVT + IBD để phòng bệnh cho gà.

Bổ sung các loại vitamin và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.

Gà Chọi Ăn Không Tiêu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu ở gà chọi

Bệnh khó tiêu ở gà được chẩn đoán đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn là do chế độ cho ăn của người nuôi chưa hợp lý. Một số trường hợp gà chọi bị khó tiêu do đường tiêu hóa của chúng có vấn đề.

Tình trạng khó tiêu dễ xảy ra khi gà chọi ăn quá nhiều thức ăn khô, uống ít nước làm thức ăn vón thành cục. Trường hợp gà ốm, bị bội thực, nghẽn ruột khiến sức ăn của gà giảm sút trầm trọng.

Những triệu chứng thường gặp

Khi gà chọi bị chứng bệnh ăn khó tiêu, chúng thường có những biểu hiện như sau:

Gà luôn trong tình trạng ủ rũ, mệt mỏi. Đi ngoài ra phân có lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa.

Gà lắc đầu liên tục giống như bị hóc một thứ gì đó.

Diều căng cứng vì thức ăn không được chuyển xuống dạ dày. Sờ vào diều lúc thấy cứng nhưng cũng có khi rất mềm.

Tình trạng thức ăn tồn tại lâu trong diều có thể khiến mỏ gà có mùi khó chịu (do thức ăn trong diều lúc này đã bị lên men).

Gà khó đứng với tư thế thăng bằng, hay há mỏ và nghẻo đầu ra sau.

Cách chữa bệnh khó tiêu ở gà

Một khi nhận thấy chiến kê của mình có những dấu hiệu như trên, bạn cần tiến hành điều trị ngay cho gà. Tránh để tình trạng khó tiêu kéo dài, khiến gà suy nhược sức khỏe, nặng hơn có thể là tử vong. Có 2 cách chữa trị bệnh khó tiêu ở gà được nhiều sư kê áp dụng, đó là sử dụng thuốc thông thường hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian.

Sử dụng thuốc thông thường

Nếu diều của gà bị chướng to, bóp vào thấy mềm thì bạn chỉ cần cho gà uống chất điện giải với multivitamine, men tiêu hóa sống. Sau từ 1-2 ngày, gà sẽ nhanh chóng hồi phục. Trong trường hợp gà vẫn không khỏi, bạn cần thông diều cho gà thật kỹ lưỡng. Đồng thời kết hợp với uống men tiêu hóa và điện giải để gà khỏe lại.

Lưu ý, trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý kiểm soát gắt gao bữa ăn của gà. Tốt nhất nên ngâm cám cho mềm, sau đó chia thành nhiều bữa ăn cho gà. Bên cạnh đó, bạn cần châm nước và xoa bóp diều cho gà thường xuyên. Dùng xi lanh đưa xuống họng gà và bơm nước. Cần thận không bơm vào lỗ thở của gà. Sau đó, lật ngửa gà để thức ăn không bị trào ra và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng cho gà.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Không ít người nuôi gà chọi sử dụng tỏi tươi để chữa bệnh khó tiêu cho chiến kê của họ. Phương pháp này có cách thực hiện cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần giã nhuyễn tỏi, sau đó trộn với thức ăn và cho gà ăn hàng ngày. Duy trì thực hiện sẽ thấy gà tiêu hóa tốt hơn.

Bài thuốc dân gian này đặc biệt nên áp dụng khi bạn phát hiện chiến kê của mình hay khò khè không tiêu. Biểu hiện khò khè ở gà là do chúng bị nhiễm lạnh, mà tỏi lại chính là nguyên liệu làm giảm lạnh hiệu quả nhất cho gà. Tỏi cũng được coi là “thần dược” để trị một số bệnh vặt do thời tiết gây nên ở gà.

Bệnh khó tiêu chỉ là một bệnh vặt trong rất nhiều các loại bệnh thường gặp ở gà chọi. Khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn chỉ cần áp dụng theo những phương pháp trên là có thể giúp gà nhanh chóng khỏe lại ngay. Chú ý theo dõi khẩu phần ăn và nắm vững kiến thức về các loại bệnh ở gà để các chiến kê luôn khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Gà Chọi Bị Đau Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt ở gà, tiêu biểu là một số nguyên nhân sau:

Do điều kiện môi trường sống của gà không được đảm bảo. Làm vi khuẩn phát triển gây bệnh ở gà.

Không khí chứa nồng độ khí độc như H2S, NH2, CO2,… cao, dễ gây nên các bệnh về mắt và hô hấp cho gà.

Gà không được tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Không tẩy giun, sán cho gà chọi định kỳ.

Gà có thể bị đau mắt nếu trong quá trình thi đấu nhưng không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi gà đưa chân lên đầu để gãi, chúng cũng có thể vô tình gây tổn thương mắt của chính mình.

Cách chữa các bệnh đau mắt thường gặp ở gà chọi

Thông thường, gà bị đau mắt sẽ có 4 trường hợp phổ biến là: Gà chảy nước mắt liên tục; gà bị sùi bọt, lên đờm; gà mắc bệnh sâu mắt; gà mắc bệnh hoáng gà. Tùy từng trường hợp mà các sư kê sẽ có cách chữa trị khác nhau.

Gà chảy nước mắt liên tục

Dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy nhất là mắt gà luôn ướt và chảy nước mắt liên tục. Nếu chủ quan không điều trị sớm, mắt gà chọi có thể bị nhiễm trùng, thậm chí hỏng cả mắt.

Cách đơn giản nhất để chữa bệnh chảy nước mắt liên tục cho gà là dùng nước muối pha loãng (bạn có thể mua dung dịch nước muối sẵn có ở các tiệm thuốc tây) để vệ sinh hằng ngày cho gà. Sau mỗi lần vệ sinh, bạn nên dùng thuốc mỡ bôi mắt cho gà. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi gà khỏi bệnh hoàn toàn.

Gà bị sùi bọt và lên đờm

Dấu hiệu để nhận biết gà bị sùi bọt và lên đờm là trên mắt gà xuất hiện các bọt nhỏ. Đồng thời, gà thở khò khè, rất nặng nề và có mùi hôi khó chịu.

Để trị bệnh, bạn có thể tiêm hoặc cho gà uống trực tiếp Tysolin. Khi họng gà đã hết đờm, bạn có thể dùng thêm thuốc hen PH cho gà uống. Như vậy, gà sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại.

Bệnh sâu mắt

Nếu để ý thấy mắt gà bị sưng, đỏ và có giun hoặc sán thì gà chọi đã bị bệnh sâu mắt, hay còn gọi là bệnh giun mắt.

Lúc này, bạn hãy mua thuốc LEVAMISOLE tại các tiệm thuốc thú y để nhỏ cho gà. Nhỏ liên tục từ 3 – 5 ngày. Sau đó, khi bệnh gà đã thuyên giảm, bạn cần giảm liều lượng nhỏ thuốc cho gà.

Bệnh hoáng gà

Gà chọi bị bệnh hoáng gà khi mắt bị mờ, nhìn không rõ mọi thứ xung quanh. Bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Nếu các sư kê không chữa trị kịp thời hay điều trị không đúng kỹ thuật, gà chọi có thể bị mù vĩnh viễn.

Đầu tiên, để chữa trị, bạn cần dùng natri 0,9 % để rửa mắt cho gà với tần suất 3 lần/ngày. Sau đó, nhỏ 2-3 giọt mật ong nguyên chất vào mắt của gà. Đồng thời trong quá trình này, bạn cần cho gà uống dầu cá (khoảng 4 ngày) và theo dõi tình hình bệnh của gà.

Lưu ý khi chữa bệnh đau mắt cho gà chọi

Khi chữa bệnh đau mắt ở gà chọi, bạn cần để ý các biểu hiện để tìm được cách điều trị phù hợp cho gà. Hơn nữa, trong quá trình điều trị cần kiên trì thực hiện và tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh sạch sẽ môi trường chuồng trại, mang lại không gian thoáng mát cho gà dưỡng thương. Khi gà bị bệnh nặng, tốt nhất bạn nên đưa chiến kê đến các trạm thú y để kiểm tra và điều trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Gà Rù (Newcastle): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Chữa Trị trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!