Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi # Top 14 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

13/04/2020

An Nga

BỆNH CRD (HEN GÀ) TRÊN GÀ CHỌI

 Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà chọi hay còn gọi là bệnh “hen” gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.

1. Nguyên nhân:

  Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà.

  Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gà và gây bệnh. Khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày, trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.

 Những thuốc sát trùng như:

BIOXIDE, HANKON WS; HANLUSEP BGF; UV-GLUTACID; FORMADES…

đều có khả năng diệt được Mycoplasma và các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn, bào tử và nấm ở xung quanh môi trường.

2. Đường truyền lây:

  Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh.

  Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD.

 Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress: thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, vận chuyển, chuyển chuồng, nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí độc CO2, NH3, H2S quá cao, chuồng không thông thoáng …

 Đối với bệnh do Mycoplasma, khi gà khỏi bệnh chúng có thể mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.  

3. Biểu hiện bệnh

– Nếu gà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 -6 tuần tuổi.

– Gà ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn, chậm lớn. Có thể ỉa chảy phân xanh, phân trắng.

– Bệnh nặng gây viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.

– Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè). Gà luôn luôn há mồm thở, nhưng ko há to, chỉ bán mở ( khác bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gà hen ngạt từng cơn, rướn cao cổ, há to mồm hít khí và thải đờm). Triệu chứng này rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.

– Trường hợp nặng gà luôn vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm nghiền, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, có dịch chảy ra từ mỏ.

– Bệnh CRD thường ghép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), gumboro … làm tăng tỉ lệ chết.

– Ghép với chúng tôi rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với chúng tôi (C.CRD) thì gà thường sốt cao, tiêu chảy kéo dài, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.

4. Bệnh tích

– Các bệnh tích khi mổ khám gà mắc CRD tập trung chủ yếu ở đường hô hấp.

– Đường hô hấp trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi tích dịch nhầy, đặc.

– Thanh quản xuất huyết; khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí; trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản. Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch.

– Túi khí dầy lên, mờ đục, có bọt khí.

– Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.coli: màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.

 

5. Phòng bệnh

Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:

– Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.

– Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo, sát trùng định kỳ, tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi , muỗi.

– Bổ sung đầy đủ các loại vitamin sử dụng

EFFERVITA-AMINO

; men tiêu hóa 

HAN – LACVET

hoặc

NEOLIFE;

sử dụng thuốc bổ, tăng lực:

CATOVET INJ

 và chất điện giải

NOPSTRESS

nhằm nâng cao sức đề kháng.

6. Điều trị

– Cần phân biệt rõ triệu chứng hen do MG hay do các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

– Tuy nhiên khi ta xác định chính xác nguyên nhân là do MG gây ra ta cũng nên xem xét việc MG ghép với vi khuẩn hay virut để có phương án sử lý sao cho hiệu quả. Xử lý các triệu trứng cấp thiết :

* Bước 1: Hạ sốt, dùng một trong các thuốc sau:

HAN-PARA C; BIO ANAGIN-C …

*

Bước 2: 

Giảm ho, long đờm, giãn phế quản, sử dụng một trong các thuốc:

BIO-BROMHEXINE W.S.P; BROMHEXINE 0,3%;  MENTOFIN; ECO BROM C…

*

Bước 3: 

Sử dụng các Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, khoáng, acid amin thiết yếu giúp tăng lực, sức đề kháng cho gà sau:  

EFFERVITA-AMINO + CATOVET INJ  +

NEOLIFE

*

Bước 4: 

Giải độc gan thận sử dụng  một trong các thuốc:

 HAN-SOBITOL; BIO-SORBITOL +B12 …

*

Bước 5: 

Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh phổ rộng điều trị cũng như phòng kế phát như:

FLOSAL D; TILMICOSIN-UV, DOLOSIN-200 W.S.P, TYLODOX PRO (HÀN QUỐC); ANTI.CRD.LA;

hoặc

S

UPER DOXY 50% + TIMICIN WS …

– Phun khử trùng tiêu độc chuồng nuôi bằng:

BIOXIDE, HAN-IODIN 10%…

– Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng…

Bệnh Hen Crd Ghép Với Gà Rù ( Crd Combinated Nd)

Gà ốm chảy nước mũi, mắt, ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc, ăn kém, sốt nhẹ, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng

– Gà xù lông, chân khô quắt, gầy rộc, lúc đầu chết rải rác về đêm sau thì chết cả ban ngày

– giảm đẻ, vỏ trứng mềm, kích thước bé.

1.Nguyên nhân

Bệnh hen là do Mycoplasma gây ra còn gà rù là do Myxovirut gây ra.

– Gà ốm chảy nước mũi, mắt, ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc, ăn kém, sốt nhẹ, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng

– Gà xù lông, chân khô quắt, gầy rộc, lúc đầu chết rải rác về đêm sau thì chết cả ban ngày – giảm đẻ, vỏ trứng mềm, kích thước bé.

– Mào thâm, xác gà gầy, thịt thâm, , bóp mỏ không thấy nhầy mũi chảy ra

– Viêm xuất huyết đường tiêu hóa ( xuất huyết dạ dày tuyến,ruột non, van hồi manh tràng, và niêm mạc xung qunh hậu môn).

– Túi khí bị viêm bã đậu Fibrin dính liền vào các cơ quan nội tạng

– Buồng trứng bị thoái hóa, trứng non dập vỡ gây viêm phúc mạc.

– Tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học.

– Nghiêm túc thực hiện chương trình phòng bệnh Niu- cát-xơn

+ Lần 1: lúc gà 3-4 ngày tuổi nhỏ mắt, mũi,mồm vacxin Lasota hoặc ND-IB 1 liều /1 con pha với 0,3 – 0,4ml nước cất /gà.

+ Lần 2: cho uống Lasota hoặc ND-IB lúc gà 18-21 ngày tuổi (1 liều pha với 20ml nước cho 1 gà uống).

+ Lần 3: Tiêm dưới da cánh vacxin H1 lúc 35-40 ngày tuổi lần 1, và lần 2 lúc 90 ngày tuổi, lần 3 lúc trước khi gà lên đẻ 2-3 tuần.

– Chủ động phòng bệnh hen gà – 1gam CCRD Năm Thái hoặc 1gam Gentafam -1 (hoặc 1gam Tylosin) Pha với1 lít nước cho, dùng liên tục 3 ngày theo tuổi của gà như sau:;9-11;18-20;28-30;38-40; 48-50 ngày tuổi.

Để cứu chữa đàn bệnh ta điều trị bệnh theo phác đồ sau:

Dùng ngay vacxin Niu- cat- xơn vào đàn bệnh.

Đối với gà dưới 20 ngày tuổi

Chưa được dùng vacxin thì tiêu hủy ngay.

Nhỏ ngay Lasota hoặc ND-IB rồi chuyển sang nơi an toàn nuôi tiếp (nếu đàn gà đó chưa tiếp xúc với bệnh).

Nếu đã dùng 1 lần vacxin Lasota hoặc ND-IB thì cho uống ngay lại vacxin Lasota hoặc ND-IB , tiếp sau đó 10-15 ngày thì tiêm ngay H1.

b, Đối với gà trên 20-30 ngày tuổi

Nếu đã được dùng vacxin Lasota hoặc ND-IB 1-2 lần , tiêm hoặc chưa tiêm H1 thì tiêm ngay H1.

Cách 1: 10gam CCRD Năm Thái + 10g Gentafam -1, hoặc Tydox -TA kết hợp với thuốc bổ: 20g Doxyvit thái hoặc 20g Super -vitamin. Pha với 20 lít nước cho 100 kg gà uống /ngày. Dùng liên tục trong 4-5 ngày là khỏi.

Cách 2: Dùng điều trị ghép chúng tôi tạo màng trong xoang bụng – tiêm bắp: Spracin. Thái 1ml + Vidan T 1ml/10kgP/lần hoặc Marcavet 1ml/7kgP/lần/ ngày. Tiêm 3-4 ngày và đồng thời cho uống liên tục 3-4 ngày là khỏi.

Tìm Hiểu Bệnh Crd Ở Gà Đông Tảo Giống

1. Biểu hiện của bệnh CRD ở gà đông tảo:

Khi gà đông tảo bị bệnh CRD , biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở gà là thở khò khè và mặt sưng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi gà nhưng tập trung nhất vào gà đông tảo khoảng 1-2 tháng tuổi, với những gà không được vệ sinh đúng cách cũng sẽ dễ bị mắc bệnh này.

Một số biểu hiện khác của bệnh CRD ở gà đông tảo mà bạn có thể nhận biết như sau: gà ủ rũ, mắt nhắm, sưng mặt, nước mũi chảy sủi bọt, gà vẫy mỏ. Gà sẽ chậm ăn, chậm lớn, với gà mái sẽ giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở thấp, gà con khi nở ra sẽ yếu và khó phát triển.

2. Biện pháp phòng và chữa trị bệnh CRD ở gà đông tảo:

Bệnh CRD xảy ra thường xuyên vào lúc thời tiết thay đổi, lúc giao mùa, đây là thời điểm sức đề kháng của gia cầm bị giảm sút. Vì vậy, để phòng bệnh, người nuôi gà cần thực hiện các bước sau:

Nên mua gà giống tại những cơ sở uy tín, gà được ấp bởi bố mẹ không bị bệnh CRD.

Với những gà đã khoảng 2,5 tháng tuổi, bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp, giữ cho chuồng lại luôn thông thoáng

Bổ sung cho đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho gà.

b. Cần dùng kháng sinh để phòng bệnh cho gà:

Nếu bạn nghi ngờcủa mình bị bệnh CRD có kết hợp với E.coli, thì bạn nên sử dụng thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS để điều trị cho gà, thuốc này sẽ cho hiệu quả tốt với bệnh CRD và E,coli. Ngoài ra bạn cần dùng thêm chất điện giải để làm tăng sức đề kháng cho gà đông tảo.

Nguồn: chúng tôi

Bệnh Hen Khẹc Ở Gà Và Cách Chữa Trị

Trường hợp 1 có thể gà bị bệnh CRD hay còn được gọi là bệnh viêm đường hô hấp mãn tĩnh. Trường hợp này gà hen khẹc liên tục. Ngoài ra gà còn bị chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt lỏng chảy nhiều sau đó đặc, lâu ngày gây ra mù mắt. Gà bị tiêu chảy phân xanh lẫn trắng hoặc có thể gà bị viêm khớp.

Trường hớp thứ 2 có thể gà bị IB hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng gây ra hiện tượng hen khẹc. Gà bỏ ăn, dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, thận sưng to,… Trạng thái cơ thể gà giảm sút rất nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ gà chết rất cao.

Trường hợp thứ 3 có thể gà bị viêm thanh phế quản truyền nhiễm. Bệnh này chủ yếu gà ở độ tuổi hậu bị, sinh sản mắc bệnh nhiều hơn. Gà cũng có biểu hiện hen khẹc nhưng kiểm tra ở mũi và miệng có dịch nhầy màu hồng, kiểm tra vách tường hay nền chuồng có vệt màu thâm đen.

Trường hợp thứ 4 gà có thể mắc bệnh ORT hay gọi là bệnh viêm đa xoang. Biểu hiện gà bị hen khẹc, đớp ngáp khí.

Trường hợp thứ 5 gà bị bệnh Newcastle. Dấu hiện gà hen khẹc, vảy mỏ, hay kêu toác, diều thường chướng, diều đầy hơi, khi dốc ngược gà lên thấy nước có màu xám và mùi hôi.

Làm thế nào để biết gà bị bệnh hen khẹc

Các biểu hiện ho hen bắt đầu nhẹ dần nặng hơn do ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E. Coli hoặc những chủng khác gây tử vong cao.

Gà rướn cổ há mồm kèm theo những tiếng thở khò khè và xuất hiện đờm, bọt khí trong cổ họng.

Gà bị kéo màng mắt, lâu dần sẽ sưng phồng lên.

Gà chậm lớn, kém ăn, xuất hiện vảy ở mỏ.

Đối với gà đẻ thì bệnh hen khẹc còn làm cho năng suất trứng giảm, đẻ trứng bị non,..

Nếu bệnh gà bị hen khẹc lai với cả chúng tôi thì sẽ gây nên triệu chứng tiêu chảy kéo dài.

Phòng bệnh hen khẹc ở gà

Luôn giữ chuồng trại đảm bảo vệ sinh, định kỳ sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh, giữ ấm cho gà trong những ngày giá lạnh, nuôi đúng mật độ theo chuyên gia khuyến cáo.

Phun khử trùng bằng thuốc IOGUARD hoặc BESTAQUAM phun quanh vào khu vực chuồng trại 1-2 lần/ tuần. Ngoài ra chúng ta nên phun thuốc sát trùng định kì Ultraxide 2-3 lần/ tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tăng cường sức đề kháng cho gà nhờ thuốc bổ, giải độc và men tiêu hóa.

Thuốc đặc trị bệnh hen khẹc

Dùng Tyloguard (1g/10kg) kết hợp với Doxycline (10mg/kg) lượng thuốc sẽ tương đương phải thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Sử dụng thay thế Doxycline bằng Moxcolis 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày

Có thể dùng thêm Amoxy 1g/25kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày

Hoặc Nexymix 1g/10kg thể trong gà. Dùng liên tục trong 5 ngày

Cách chữa bệnh hen khẹc ở gà

Ta có thể áp dụng phác đồ điều trị tổng hợp cho các trường hợp gà bị hen khẹc:

Cho gà uống nước tỏi: 100 gam tỏi giã nhỏ hòa cùng với 10 lít nước. Sau đó gạn lấy nước trong cho gà uống, bã tỏi trộn lẫn với thức ăn cho gà ăn.

Tiếp theo là dùng kháng thể GUM tiêm cho đàn gà trong 3 ngày liên tục. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì của sản phẩm.

Sau 3 ngày tiêm kháng thể GUM dùng vaxcin ND-IB Hòa với nước cho toàn đàn uống với liều lượng gấp 2 lần tiêm phòng.

Đồng thời dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm ví dụ như doxy 50 hoặc doxcy 75 hoặc tymycosin hoăc tetramycin. Một trong 3 loại thuốc trên kết hợp với Flor 30 hoặc thiamphenicol 20% hoặc enrocin 10% trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cho ăn liên tục 5-7 ngày và kết hợp với vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa giúp gà mau chóng hấp thụ và hồi phục.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Crd (Hen Gà) Trên Gà Chọi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!