Xu Hướng 12/2023 # Bệnh Cầu Trùng Trên Gà Và Cách Phòng Và Trị Bệnh Hiệu Quả # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Cầu Trùng Trên Gà Và Cách Phòng Và Trị Bệnh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh cầu trùng trên gà là một trong những bệnh thường gặp và gây tỉ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời sẽ gây chết và thiệt hại lớn đến kinh tế và sản xuất. Bài viết này Máy ấp trứng Mactech sẽ chia sẻ cho các bạn về triệu trứng, bệnh tích, nguyên nhân và cách phòng trị đúng cách để có hiệu quả cao. 

Triệu trứng của bệnh cầu trùng trên gà

Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn hoặc  kém ăn, thường uống nhiều nước. Bị ỉa chảy, phân lầy nhầy vì niêm mạc ruột bị tróc ra, bệnh ngày càng nặng lên. Gà sẽ ỉa nhiều lần, phân có máu tươi hoặc có màu nâu như màu Sô-cô-la.

Bệnh cầu trùng có 2 dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, có khi cả hai dạng này cùng kết hợp 1 lúc. Các dạng của bệnh cầu trùng:

Cầu trùng manh tràng: Thường xảy ra lúc được 3 đến 7 tuần tuổi (phổ biến ở độ tuổi này). Nếu bị cầu trùng manh tràng gà thường có biểu hiện là kêu nhiều, giảm ăn, uống nước nhiều, gà còn bị xệ cánh, lông xù, phân có màu đỏ nâu, có máu tươi.

Cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà từ giò với các biểu hiện: Gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm có khi kèm máu tươi.

Bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà

Bệnh tích của bệnh cầu trùng sẽ rõ ở từng loại cầu trùng

Cầu trùng manh tràng: Bệnh tích rất rõ ràng đó là 2 manh tràng sưng to

Cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột có những chấm trắng và bị dày cộm lên. Ruột phình to từng đoạn. Nếu bị cả hai dạng kết hợp thì manh tràng và tá tràng sẽ sưng to và có màu đỏ sẫm.

Nguyên nhân của bệnh cầu trùng trên gà

Nguyên nhân gay bệnh cầu trùng ở gà có 2 loài: Eimeria tenella thường gây bệnh cho gà con từ 1-7 tuần tuổi. Và Eimeria Maxima gây bệnh cho gà từ 8-12 tuần tuổi. Các loại cầu trùng này sẽ ký sinh ở ruột và manh tràng và gây ra các loại cầu trùng ở manh tràng và ở ruột. Gây tổn thương niêm mạc ruột và viêm ruột nhiễm khuẩn do các tạp khuẩn có sẵn ở ruột gà như vi khuẩn chúng tôi vi khuẩn Salmonella spp.).

Con đường lây bệnh

Bệnh lây qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ các mạch máu ở thành ruột gây ra tình trạng xuất huyết nặng dẫn đến phân gà có máu.

Gà bị cầu trùng hoặc gà đã khỏi nhưng vẫn có cầu trùng trùng. Những con gà này sẽ bài thải cầu trùng theo đường phân ra nền chuồng, đó là nguồn gốc lây lan bệnh trong trang tại.

Trứng của cầu trùng có trên nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống, trứng cầu trùng sẽ đi vào ruột gà qua đường ăn, uống và gây bệnh cho gà.

Phòng bệnh

Lịch và thuốc phòng bệnh cầu trùng

+ Phòng bệnh bằng thuốc: Trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn và nước uống để phòng bệnh cầu trùng phát lại…

+ Hoặc Sử dụng Esb3: Pha 01 gam thuốc với 01 lít nước, cho gà uống 2-3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Cùng với dùng thuốc cần thực hiện vệ sinh và tiêu độc chuồng trại để diệt mầm bệnh, phòng lây nhiễm sang gà khoẻ; đồng thời nuôi dưỡng gà với thức ăn có chất lượng đảm bảo, đặc biệt là cung cấp đủ các vitamin A, D, E, C~ Bi để tăng sức đề kháng của gà với bệnh.

+ Khử trùng, tiêu độc, vệ sinh thú Y

– Nuôi gà trên nền thì lớp độn chuồng, hút ẩm và khô ráo, khử trùng, tiêu độc lớp độn chuồng

– Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại với các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOSEPT và thay lớp độn chuồng mới

– Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh cũng không quá nóng

Điều trị bệnh  cầu trùng

Sử dụng chế phầm Esb3 : Pha 02 gam thuốc Esb3 với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 – 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 – 90%. Điều trị cho gà đang bị bệnh : Pha 02 gam thuốc với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 – 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 – 90%.

Sử dụng các thuốc dùng để phòng bệnh ở trên. Nên dùng luân phiên các loại thuốc để tránh nhờn thuốc.

Cho gà sử dụng thêm các chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà mau khỏe như: BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES

Lưu ý: Một số địa phương khác nhau, phân phối các loại thuốc khác nhau do đó có tên thuốc khác nhau nhưng có dược tính giống nhau. Bà con sử dụng cho phù hợp

Bệnh Cầu Trùng Trên Gàcách Phòng Trị Hiệu Quả Nhất

Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng → bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại

Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống → khi gà nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh

Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng → làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu

​TRIỆU CHỨNG Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.+Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.+Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.

BỆNH TÍCH +Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to+Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.

Cầu trùng ở manh tràng Cầu trùng ở tá tràng

PHÒNG BỆNH 1. Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.2. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:

Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE ®, BIOXIDE, BIOSEPT ®, sau đó thay lớp độn chuồng mới

Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.

Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát

ĐIỀU TRỊ: Dùng một trong các loại thuốc như thuốc phòng bệnh cầu trùng ở trên để điều trị khi có bệnh xảy ra. Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc trên sau mỗi 2 tháng để tránh bị lờn thuốc. Kết hợp thêm chất điện giải và vitamin như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng, giúp gà mau lành bệnh. Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày 1 lần trong suốt thời gian có bệnh.

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Các Biện Pháp Phòng, Trị

 Trước diễn biến thời tiết phức tạp đang trong giai đoạn chuyển mùa, ẩm độ cao, chuồng trại môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y. Đồng thời qua quan sát lâm sàng và kết quả xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi Thú y cho thấy, hiện nay trên đàn gà tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng rất cao. Để chủ động phòng và trị bệnh Cầu trùng cho gà, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc hướng dẫn bà con về bệnh Cầu trùng ở gà và các biện pháp phòng, trị.

Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, tuy nhiên giống cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài : Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non). Bệnh Cầu trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn,  suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30% ). Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bệnh  xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên  gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiêp có nguy cơ mắc cao nhất).

*Gà mắc bệnh Cầu trùng thường có những biểu hiện như sau:

 - Gà mắc bệnh cấp tính:  Ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), sau phân có lẫn máu, gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông,  niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.

-  Gà mắc bệnh mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường… Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh (thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường), gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…

 * Khi mổ khám gà bị bệnh Cầu trùng chủ yếu thấy tổn thương ở ruột. Nếu do ký sinh ở manh tràng- ruột già thì thấy 2 manh tràng trương to và xuất huyết.  Mổ manh tràng ra bên trong có xuất huyết lấm tấm và đầy máu. Nếu gà bị mắc cầu trùng nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen.Trong trường hợp gà bị bệnh  cầu trùng ký sinh ở ruột non thấy ruột non phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có lợn cợn bã đậu rất thối. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ. Nếu gà bị bệnh nặng thường thấy phân lẫn máu tươi. 

 Các biện pháp phòng, trị

* Phòng bệnh: Là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất, có 2 cách:

-Vệ sinh phòng bệnh :

+ Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng, nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo, thường xuyên vệ sinh , máng ăn, máng uống sạch sẽ; thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng; Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.

+ Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Han-IODINE, BENKOCID, BIO-IODINE…

– Phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc:

+ Sử dụng vắc xin nhược độc phòng bệnh Cầu trùng đa giá ở gà ( do Công ty cổ phần Thuốc thú y TW1 -sVI NAVECO sản xuất ) bằng cách hòa nước uống hoặc trộn thức ăn ( theo hướng dẫn của nhà sản xuất) sử dụng cho gà từ 3- 7 ngày tuổi, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng

+ sử dụng thuốc: Dùng Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc… liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 ngày. Kết hợp bổ sung vào thức ăn, nước uống Bcomplex , các chất điện giải để tăng sức đề kháng của gà. Định kỳ mỗi tháng 1 lần và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng.

* Trị bệnh: Khi phát hiện gà bị mắc bệnh cầu trùng có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

 - Vinacoc, Han coc hoặc Sulfacoc: liều lượng hòa 4g/lít nước, uống liên tục trong 3 ngày. Trường hợp bệnh chưa  khỏi hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một đợt thuốc 2 ngày nữa.

– Vime anticoc: liều lượng 1g/1lít nước sạch cho uống hoặc 5g/4,5kg thức ăn dùng liên tục trong 5 ngày.

–  Nova-coc: liều lượng  2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt và bổ sung chất điện giải, vitaminK, ADEcomplex để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh./. 

Nông nghiệp Việt Nam.VN

Bệnh Marek Ở Gà Chọi, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất

Bệnh marek ở gà chọi là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở gà chọi và gia cầm. Căn bệnh này có độ nguy hiểm khi có thời gian phát bệnh nhanh chóng. Nên nếu các sư kê không có biện pháp phòng bệnh, nhận thức và chữa bệnh sớm. Thì có thể khiến cho gà chọi chết nhanh chóng.

Nguồn gốc của bệnh Marek

Bệnh Marek là một bệnh ung thư truyền nhiễm ở gà. Bệnh Marek được phát hiện bởi một người Hungari tên là Marek vào năm 1907. Bệnh marek là bệnh thường gặp ở các giống gia cầm. Nguyên nhân gây bệnh là domột loại ARN virus có vỏ bọc có tên là virus Herpes type B gây ra.

Gà bị mắc bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 1 -2 tháng. Bệnh marek ở gà chọi có nhiều giai đoạn, thể bệnh khác nhau. Với những triệu chứng bệnh cũng khác nhau.

Căn bệnh này khiến cho các tế bào Lympo trong cơ tthể gà hình thành nên các khối u. Tồn tại trong các dây thần kinh ngoại biên, da, cơ bắp và các cơ quan nội tạng của gà. Khiến gà khó khăn trong việc vận động và có thể khiến gà bị liệt trước khi chết.

Được biết đến vơi tên gọi là căn bệnh thế kỷ ở gà. Bởi mức độ nguy hiểm, những hậu quả lớn đến gà và kinh tế. Và đặc biệt là do bệnh marek chưa hề có thuốc điều trị. Vì thế việc phòng bệnh là điều quan trọng nhất đối với các sư kê.

Các giai đoạn của bệnh marek ở gà chọi và triệu chứng Thể cấp tính:

Ở thể này, thì bệnh thường xuât hiện ở những con gà chọi ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. Hoặc có thể ở độ tuổi sớm hơn. Giai đoạn này, bệnh thường không có những triệu chứng chính xác và rõ ràng. Vì thế các sư kê sẽ khó khăn trong việc nhận thức được bệnh ở gà chọi.Một số triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này:

– Gà chọi ủ rũ và gầy yếu.

– Gà chọi bỏ ăn, uể oải.

– Gà gặp khó khăn khi đi đứng, xả cánh và có thể bị bại liệt.

– Mồng gà và tích gà nhạt màu.

– Gà tiêu chảy và xuống sức nhanh.

– Gà chết đột ngột với tỉ lệ chết tới 20-30%

Thể mãn tính:

Thể mãn tính của bệnh marek ở gà thường xảy ra với gà chọi khoảng 4-8 tháng tuổi. Các biểu hiện ở giai đoạn này là:

+ Đi lại khó khăn. Có thể bị liệt nhẹ và nặng dần thành bại liệt hoàn toàn.

+ Đuôi rũ xuống hoặc liệt. Cánh gà xả xuống có thể là 1 cánh hoặc cả 2 cánh.

+ Gà chọi có thể bị viêm mắt, rối loạn thị giác. Và thậm chí có thể bị mù.

+ Gà trống giảm khả năng đạp mái và gà mái giảm việc đẻ trứng.

Cách phòng bệnh marek ở gà chọi

Khi gà chọi hay gia cầm bị bệnh, sư kê và chủ kê cần lưu ý việc cách ly. Và các phương pháp phòng bệnh,

– Cách ly những con gà bị bệnh và gà khỏe mạnh. Với gà chết thì phải tiêu hủy bằng cách thiêu với nhiệt độ trên 70 độ C. – Không chôn dưới đất hay thả gà bệnh xuống nước. – Với chuồng gà thì cần vệ sinh sạch sẽ, khử trùng. Và nên để trống khoảng 3 tháng trước khi tiếp tục nuôi gà tiếp. – Vệ sinh và đốt tất cả các lông gà còn sót lại trong chuồng. Vì virus gây bệnh có thể tồn tại trong lông gà. – Nuôi riêng các lứa gà, gà trống, gà mái, gà con để dễ chăm sóc và ngăn ngừa lây bệnh. – Bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin C, glucozơ cho gà. – Tiêm vacxin marek ở vùng gà dưới cổ gà.

Với căn bệnh marek ở gà chọi.Thì các sư kê nên chú trọng việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà. Để cho virus gây bệnh không có môi trường sống và tồn tại. Với những con gà chết do bệnh thì cần tiêu hủy đúng cách. Vì virus gây bệnh merek ở gà chọi có thời gian tồn tại khá lâu trong điều kiện thường. Nên đặc biệt không nên chông hay thả sông các con gà chết do bệnh. Đó có thể trở thành môi trường sinh trưởng cho ổ bệnh marek ở gà chọi.

Phòng Và Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng Cho Gà Đông Tảo

Ngoài một số điểm đặc biệt so với các giống gà khác thì suy cho cùng Gà Đông Tảo vẫn được xếp vào nhóm động vật gia cầm nên việc Gà Đông Tảo thường xuyên mắc những căn bệnh gia cầm là điều không thể tránh khỏi. Và nếu đem so sánh những căn bệnh này với nhau thì trong số đó nổi bật lên một căn bệnh có tên tụ huyết trùng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với Gà Đông Tảo, người nuôi sẽ cần phải hết sức đề phòng bởi khi gà mắc phải bệnh thường khó rất chữa trị, nguy cơ gà sẽ bị chết nếu không có sự phát hiện và chưa trị kịp thời

Nguyên nhận của bệnh tụ huyết trùng ở Gà Đông Tảo

Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm là loại bệnh sinh ra từ một loại vi khuẩn có tên tiếng Anh là Pasteurella multocida. Nguyên nhân của bệnh không bắt nguồn nhiều từ gà mà do sự ảnh hưởng từ căn nguyên của chuồng trại. Tình trạng sức khỏe của gà cùng các yếu tố stress không gây ảnh hướng quá lớn đến quá trình phát bệnh. Một khi bệnh tụ huyết trung đã phát triển và trở thành dịch thì tất các các vật nuôi gia cầm ở mọi lứa đều có nguy cơ mắc bệnh cao do bệnh này được lan truyền của đường miệng.

Bệnh tụ huyết trùng có thể xâm nhập vào chuồng trại của bà con bằng nhiều con đường khác nhau như từ nguồn thức ăn, xác các loài động vật ở gần khu vực trang trại, hay các vật nuôi mang mầm bệnh về như chó, mèo hay cả chuột

Con đường lây nhiễm của bệnh tụ huyết trùng

– Gà Đông Tảo mắc bệnh do lây nhiễm trực tiếp cho nhau

– Nguồn thức ăn, nước uống hay các dụng cụ trong chắn nuối dính phải mầm bệnh mà không bị phát hiện

– Các loại động vật gặm nhấm mang mầm bềnh từ bênh ngoài về chuồng nuôi

– Vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong máu, phổi và các chất tiết từ đường hô hấp của gà

– Vi khuẩn kí sinh trên cơ thể của gà, khi có điều kiện về thời tiết, khí hậu, vệ sinh chuồng trại kém. . . chúng sẽ phát triển thành bệnh tụ huyết trùng, sau thời gian sẽ trở thành dịch

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng

– Triệu chứng ở thể mãn tính: Gà bị khó thở, khí quản âm rale, gà sút ký nhanh chóng, ốm, ít ăn hẳn đi, xương chân, xương cánh bắt đầu xưng phồng

– Triệu chứng ở thể cấp tính: Gà bắt đầu bỏ ăn, lông xù, nhịp thở tăng nhanh, kết hợp với tiêu chảy phân xanh, nhiệt độ cơ thể gà rơi vào khoảng 42 đến 43 độ C. Đặc biệt ở thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng này, triệu chứng sẽ chỉ được phát hiện vài giờ trước khi gà chết

Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà đông tảo

– Vệ sinh chuồng trại thường xuyên không để các mầm bệnh tồn tại, có cơ hội phát triển

– Thường xuyên tiêm phòng vắc xin cho Gà Đông Tảo

– Nuôi các lứa Gà Đông Tảo ở những khu vực khác nhau trong trang trại, tránh việc mầm bệnh có thể phát triển thành dịch

– Không sử dụng các chế phẩm còn sống làm thức ăn cho gà

– Xác trùng định kì cho chuồng trại bằng các loại thuốc xác trùng

– Cung cấp thêm các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho gà vào các loại thức ăn, nước uống

Trị bệnh tụ huyết trùng cho Gà Đông Tảo

Khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bà con sẽ cần phải chuẩn bị những loại thuốc sau:

– NOVA -TICOGEN

– NOVA FLOX 20%

– NOVA ENRO 10%

– NOVA-TRIMEDOX

– NOVA-TRIMOXIN

Ngoài những loại thuốc trên thì việc sử dụng kết hợp các loạt vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết nhằm giúp Gà Đông Tảo cải thiện sức đề kháng, mau chóng hồi phục sau thời gian mắc bệnh tụ huyết trùng

Bệnh Đậu Gà Và Cách Phòng Trị

Hiện nay, thời tiết khô hanh, trên đàn gà xuất hiện các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh mắt… Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đậu gà.

Đậu gà là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Gà mắc bệnh ăn uống kém và là nguyên nhân sinh ra các bệnh khác, làm bệnh trở nên nặng hơn, có thể làm gà bị chết. Để giúp người chăn nuôi nhận biết, phòng trị bệnh hiệu quả, xin nêu ra một số vấn đề sau:

Triệu chứng:

Gà bị bệnh thường ở 1 trong 2 thể sau:

– Thể ngoài da: Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông như mào, mép, xung quanh mắt… và đôi khi ở cả chân, hậu môn, phần da bên trong cánh. Mụn ở khóe mắt làm cho gà viêm kết mạc mắt, không mở mắt được gây khó nhìn. Nếu ở khóe miệng làm gà khó lấy thức ăn.

Mụn đậu mới xuất hiện là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vẩy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại sẹo. Gà mắc ở thể này có thể vẫn ăn uống bình thường.

Đôi khi gà bị cả hai thể kết hợp làm bệnh tiến triển nhanh hơn và dễ chết hơn.

Phòng bệnh:

– Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà, bảo đảm đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Bổ sung thường xuyên các loại vitamin, chất khoáng, điện giải… để tăng cường sức đề kháng cho gà.

– Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu chăn nuôi (ít nhất 1 tuần/lần) để tiêu diệt mầm bệnh.

– Dùng vaccin phòng bệnh cho gà từ 7-10 ngày tuổi.

Pha viên vaccin đông khô vào dung dịch pha vaccin hoặc dung dịch nước sinh lý 0,9%, lắc đều, dùng kim khâu hoặc ngòi bút nhúng ngập, sau đó chích vào vùng dưới da mỏng của mặt trong cánh gà.

Bệnh đậu gà thường lây truyền từ muỗi và các loài côn trùng ký sinh khác khi di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ kia, chẳng hạn như bét đỏ (red mite). Nó cũng có thể lây lan trong bầy từ con mang mầm bệnh sang con lành hay từ gà đã khỏi bệnh truyền virus (qua không khí) hay gián tiếp qua thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm nơi gà bệnh truyền sang. Virus đậu gà có thể chịu đựng tốt trong điều kiện khô ráo và có thể tồn tại trong môi trường từ nhiều tháng cho đến cả năm qua những vảy khô và vụn lông gà.

Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm.

Các mụn đậu ngoài da thì dùng bông thấm nước muối pha loãng rửa sạch, rồi bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%, ngày 1-2 lần, bôi liên tục 3-4 ngày. Nếu mụn quá to thì dùng dao sắc gọt cắt, sau đó bôi thuốc. Nếu gà bị đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt (sử dụng thuốc nhỏ mắt của người). Dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxycol, Genta- costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày.

Ngoài ra, dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng sức đề kháng cho gà như B Complex, vitamin C, đặc biệt là vitamin A… pha thuốc vào nước cho gà uống trong quá trình điều trị.

BSTY Hoàng Thị Nguyệt (Trạm Thú y Nam Sách) Nguồn: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cầu Trùng Trên Gà Và Cách Phòng Và Trị Bệnh Hiệu Quả trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!