Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Các Biện Pháp Phòng, Trị # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Các Biện Pháp Phòng, Trị # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Các Biện Pháp Phòng, Trị được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Trước diễn biến thời tiết phức tạp đang trong giai đoạn chuyển mùa, ẩm độ cao, chuồng trại môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y. Đồng thời qua quan sát lâm sàng và kết quả xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi Thú y cho thấy, hiện nay trên đàn gà tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng rất cao. Để chủ động phòng và trị bệnh Cầu trùng cho gà, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc hướng dẫn bà con về bệnh Cầu trùng ở gà và các biện pháp phòng, trị.

Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, tuy nhiên giống cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài : Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non). Bệnh Cầu trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn,  suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30% ). Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh, bệnh  xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên  gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiêp có nguy cơ mắc cao nhất).

*Gà mắc bệnh Cầu trùng thường có những biểu hiện như sau:

 - Gà mắc bệnh cấp tính:  Ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), sau phân có lẫn máu, gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông,  niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.

-  Gà mắc bệnh mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường… Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh (thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường), gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…

 * Khi mổ khám gà bị bệnh Cầu trùng chủ yếu thấy tổn thương ở ruột. Nếu do ký sinh ở manh tràng- ruột già thì thấy 2 manh tràng trương to và xuất huyết.  Mổ manh tràng ra bên trong có xuất huyết lấm tấm và đầy máu. Nếu gà bị mắc cầu trùng nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng mảng đen.Trong trường hợp gà bị bệnh  cầu trùng ký sinh ở ruột non thấy ruột non phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có lợn cợn bã đậu rất thối. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ. Nếu gà bị bệnh nặng thường thấy phân lẫn máu tươi. 

 Các biện pháp phòng, trị

* Phòng bệnh: Là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất, có 2 cách:

-Vệ sinh phòng bệnh :

+ Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng, nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo, thường xuyên vệ sinh , máng ăn, máng uống sạch sẽ; thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng; Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.

+ Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Han-IODINE, BENKOCID, BIO-IODINE…

– Phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc:

+ Sử dụng vắc xin nhược độc phòng bệnh Cầu trùng đa giá ở gà ( do Công ty cổ phần Thuốc thú y TW1 -sVI NAVECO sản xuất ) bằng cách hòa nước uống hoặc trộn thức ăn ( theo hướng dẫn của nhà sản xuất) sử dụng cho gà từ 3- 7 ngày tuổi, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng

+ sử dụng thuốc: Dùng Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc… liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 ngày. Kết hợp bổ sung vào thức ăn, nước uống Bcomplex , các chất điện giải để tăng sức đề kháng của gà. Định kỳ mỗi tháng 1 lần và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng.

* Trị bệnh: Khi phát hiện gà bị mắc bệnh cầu trùng có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

 - Vinacoc, Han coc hoặc Sulfacoc: liều lượng hòa 4g/lít nước, uống liên tục trong 3 ngày. Trường hợp bệnh chưa  khỏi hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một đợt thuốc 2 ngày nữa.

– Vime anticoc: liều lượng 1g/1lít nước sạch cho uống hoặc 5g/4,5kg thức ăn dùng liên tục trong 5 ngày.

–  Nova-coc: liều lượng  2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt và bổ sung chất điện giải, vitaminK, ADEcomplex để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh./. 

Nông nghiệp Việt Nam.VN

Bệnh Cầu Trùng Trên Gàcách Phòng Trị Hiệu Quả Nhất

Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng → bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại

Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống → khi gà nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh

Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng → làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu

​TRIỆU CHỨNG Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.+Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.+Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.

BỆNH TÍCH +Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to+Bệnh cầu trùng tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.

Cầu trùng ở manh tràng Cầu trùng ở tá tràng

PHÒNG BỆNH 1. Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.2. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:

Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE ®, BIOXIDE, BIOSEPT ®, sau đó thay lớp độn chuồng mới

Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.

Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát

ĐIỀU TRỊ: Dùng một trong các loại thuốc như thuốc phòng bệnh cầu trùng ở trên để điều trị khi có bệnh xảy ra. Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc trên sau mỗi 2 tháng để tránh bị lờn thuốc. Kết hợp thêm chất điện giải và vitamin như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng, giúp gà mau lành bệnh. Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày 1 lần trong suốt thời gian có bệnh.

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Phòng Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà

Bệnh nhiễm trùng máu ở gà hay còn gọi là bênh nhiễm trùng huyết Do chúng tôi hoặc bênh Colibacilocis là bệnh khá hay thấy ở gà. Bệnh này gây ra do vi khuẩn Echerichia coli (E. coli), xuất phát từ nguồn nước hay thức ăn. Gà mắc bệnh nhiễm trùng máu sức đề kháng bị giảm sút, tiêu hoá khó khăn. Nếu vi khuẩn phát triển với số lượng lớn thì khả năng gà bệnh bị ốm, chết sẽ rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu ở gà

E.coli có thể là nguyên nhân chính hoặc kế phát sau bệnh CRD. Bệnh có thể truyền dọc từ bố mẹ, nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp.

Bệnh nhiễm trùng máu ở gà do vi khuẩn Echerichia coli (E. coli) rất sẵn trong các nguồn nước, thức ăn. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá và khi sức khoẻ giảm sút sức đề kháng yếu sẽ gây bệnh. Bệnh phát ra nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm chết cao. E. coli gây bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và khi phát triển có số lượng lớn vi khuẩn thì nhiễm vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Gà con thường bị bệnh nặng, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, phân trắng (dễ nhầm với bệnh bạch lỵ).

Gà lớn có triệu chứng nhưng không rõ rệt như gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi chết rất gầy.

Bệnh tích điển hình

Gà bị bệnh có những biểu hiện bệnh tích như:

Chủ yếu là viêm và xuất huyết gần như toàn thân: dưới da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách. Các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết (fibrin), hoặc chất bã màu vàng.

Tạo bọt ở các màng treo ruột, màng túi khí, viêm fibrin ở các màng trên và màng bao tim.

Gà đẻ ngoài bệnh tích trên thì buồng trứng viêm, xuất huyết, trứng non thoái hóa thành dạng bã đậu.

Để gà luôn khoẻ mạnh bạn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh:

Kiểm soát sự lây nhiễm mầm bệnh từ gà bố, mẹ, trứng, lò ấp, dụng cụ chăn nuôi.

Kiểm tra nguồn nước.

Tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

Dùng một trong các loại kháng sinh có thành phần sau để uống phòng định kỳ: Enrofloxacin, Fosfomycin, Oxytetracyclin, Amoxicillin, Cefalexin5.

Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước hoặc TKS- Men tiêu hóa sống cao tỏi 1g/lít nước uống suốt quá trình nuôi. Khi thấy phân khô thì có thể giảm liều.

Thuốc chữa trị nhiễm trùng máu ở gà

Bệnh này ở gà thường ghép với CRD nên biện pháp điều trị hiệu quả là sử dụng một trong các phác đồ sau để tiêm.

Dùng Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau 2h ta tiêm

Đối với gà con: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamycin + Tylosin. Tiêm dưới da cổ liều gấp 2 lần nhà sản xuất trong 2-3 ngày.

Đối với gà lớn, gà đẻ ta nên kết hợp thuốc như sau: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin kết hợp với thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycinlin hoặc Gentamycin + Tylosin.

Dùng TKS- Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày liên tục.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Gà ( Dấu Hiệu Và Phương Pháp Trị Bệnh)

Dịch bệnh là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với anh em nuôi gà. Bởi gà bệnh thường dễ dẫn tới chết hàng loạt. Vậy các bệnh thường gặp ở gà là gì? dấu hiệu và cách phòng tránh chúng ra sao? Cùng daga247 khám phá qua bài viết các bệnh thường gặp ở gà !

1. Bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở các giống gà chọi. Thời điểm dễ mắc thường xảy ra khi giao mùa hoặc những lúc thời tiết thay đổi đột ngột. Khiến gà không thích ứng kịp. Những chú gà từ 2 tháng tuổi trở lên dễ mắc bệnh này nhất.

Dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện ở 2 dạng sau:

Ở thể quá cấp tính: Gà sẽ bỏ ăn, lên cơn sốt cao, ủ rủ và lông xù lên. Mào gà tím tái và miệng thì chảy nhớt và máu.

Ở thể mãn tính: Gà sẽ sụt cân nhanh, có thể bị viêm khớp. Quan sát phân gà lỏng có dạng bột vàng.

Cách chữa trị: Hiện tại vẫn chưa có thuốc chuyên trị bệnh này ở gà. Bởi thế, người nuôi nên chủ động phòng bệnh để tránh các thiệt hại xảy ra. Tham khảo các các sau:

Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống sạch sẽ.

Sử dụng các loại kháng sinh như: Streptomycin, Enrofloxaxin, Neomycin để điều trị cho gà bệnh.

Bổ sung thêm điện giải, vitamin C và B-Complex để tăng sức đề kháng cho gà.

2. Bệnh nấm phổi ở gà

Bệnh nấm phổi thường xuất hiện ở cả gà con và gà đã trưởng thành. Gà bệnh sẽ có biểu hiệu sau:

Với gà trưởng thành: Gà chọi sụt cân nhanh, khó thở nếu thở phải há mỏ để thở, hay khát nước. Khi giải phẫu gà thì thấy túi khí và phổi có nhiều chấm màu trắng, vàng, xanh lá.

Với gà con: gà thường mệt mỏi, chảy nước mũi, khó thở, mắt lờ đờ, lúc nào cũng đứng tách đàn.

Cách chữa trị:

Dùng kháng sinh Tricomycin, Nystatin, Mycostatin, Amphotericin B cho gà bị bệnh.

Bổ sung thuốc B-Complex hoặc Multi-vitamin hòa vào nước uống của gà hằng ngày.

Dùng các loại hóa chất diệt nấm Brillian green, Crystal-violet,Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để hạn chế sự lây lan của những tế bào nấm.

Thưởng xuyên sát trùng, vệ sinh chuồng trại bằng Pividine hoặc Antivirus-FMB với tần suất đều đặn 2-3 lần/ ngày.

3. Bệnh Newcastle

Biểu hiện của bệnh Newcastle như: gà biếng ăn, lông xù, mào bị thâm, sã cánh. Gà liên tục chảy nước mũi, nước mắt, phân sẽ có màu vàng hoặc xanh. Khi cầm gà dốc ngược sẽ có nước chảy ra.

Những biện pháp sau sẽ giúp chúng nhanh khỏi bệnh:

Bổ sung các thuốc bổ, vitamin các loại và điện giải trong nước uống hằng ngày của gà.

Sử dụng vacxin Lasota cho cả đàn gà cả những con không bị bệnh).

Thưởng xuyên dùng vôi hoặc thuốc chuyên dụng để khử trùng chuồng trại và dụng cụ ăn uống của gà.

Sau khi gà khỏe trở lại, nên cho gà uống thêm sản phẩm giải độc gan và thận.

Cách phòng các bệnh thường gặp ở gà

Xây dựng chuồng chăn nuôi cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại cần tránh được gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Chuồng trại phải thường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.

Thức ăn cho gà phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin các loại, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh, và mồi ngon.

Nguồn nước cho gà phải đảm bảo vệ sinh, lượng nước cần đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị các bệnh như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Và Các Biện Pháp Phòng, Trị trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!