Xu Hướng 6/2023 # Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Ít Bệnh Tật Hiệu Quả Cao # Top 14 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Ít Bệnh Tật Hiệu Quả Cao # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Ít Bệnh Tật Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phù hợp với bà con chăn nuôi có diện tích đất nhỏ hoặc nuôi quy mô công nghiệp.

Phòng chống và quản lý dịch bệnh được tốt hơn.

Việc vệ sinh chuồng trại dễ dàng.

Hạn chế tối đa những ảnh hưởng của thời tiết đến việc chăn nuôi gà.

Kỹ thuật cần chú ý khi chăn nuôi gà nhốt chuồng

Như bà con đã biết, thời gian trước đây mô hình chăn nuôi gà phổ biến nhất chính là nuôi gà thả vườn. Mô hình này được bà con sử dụng khá nhiều bởi chất lượng thịt gà mang lại ngon và sự phát triển của gà cũng khá tốt.

Nhưng bà con biết đấy, mô hình chăn nuôi này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đặc biệt là dịch bệnh. Việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Chưa kể đến, mô hình chăn nuôi gà thả vườn yêu cầu diện tích chăn nuôi khá lớn. Nhưng trong giai đoạn phát triển hiện tại diện tích đất ngày càng bị thu hẹp để phát triển công nghiệp. Chính vì vậy mà mô hình chăn nuôi gà nhốt chuồng là một giải pháp vô cùng tốt cho bà con hiện tại.

Tuy nhiên, Khi nuôi nhốt chuồng, để gà cho chất lượng thịt tốt và ngon như gà thả vườn, mang đến nguồn thu nhập cao, bà con cần phải chú ý đến những yếu tố sau:

Chuẩn bị xây dựng chuồng trại

Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất, khi xây dựng chuồng trại bà con cần chú ý đến một số yếu tốt sau:

Đầu tiên bà con cần quan tâm đó chính là vị trí xây dựng chuồng trại phải cách xa khu dân cư. Bởi đơn giản phân gà có mùi khó chịu nếu nuôi trong khu dân cư sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Tiếp đến, chuồng nuôi phại được xây ở nơi cao ráo thoáng khí và mát mẻ, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng cần được tráng xi măng với độ dốc phù hợp để dễ dàng vệ sinh. Mái che bà con có thể sử dụng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh để lớp. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che.

Ngoài chuồng nuôi bà con cần xây dựng khu dự trữ – chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi – chất thải chuyên biệt với nhau. Đặc biệt, cần chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi để dễ dàng trong việc xử lý và phòng bệnh.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi

Tùy vào diện tích khu chăn nuôi mà bà con lựa chọn số lượng gà phù hợp sao cho đảm bảo mật độ phù hợp. Bà con có thể tính theo diện tích theo công thức: Diện tích chuồng = Một độ gà x Tổng số gà. Mật độ phù hợp nhất bà con có thể chăn nuôi với diện tích 1m2 đất bà con chỉ nên thả từ 6-8 con gà.

Chọn giống gà nuôi mô hình nhốt chuồng

Sau khi chuẩn bị, xây dựng chuồng nuôi đảm bảo kỹ thuật. Tiếp đến bà con cần lựa chọn được giống gà chăn nuôi cho phù hợp.

Một số giống gà chăn nuôi phù hợp bà con có thể tham khảo như: , , gà Tam Hoàng, hoặc gà Phượng,… Tùy nhiên, dù là bà con chọn giống gà nào để chăn nuôi thì việc chọn trại giống uy tín để chăn nuôi là điều quan trọng nhất.

Bên cạnh đó khi chọn con giống bà con cần lưu ý những yếu tố sau:

Nên lựa chọn con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông mịn, chân mập, da chân săn chắc, không bị hở rốn để đảm bảo lứa gà lớn nhanh, mẫu mã đẹp và thịt ngon.

Không chọn những con bị khoèo chân, cánh xệ, hở rốn hoặc có vòng thâm đen quanh rốn vì chúng thường có khả năng mắc bệnh cao, lại chậm lớn.

Đảm bảo nguồn thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng.

Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn nông nghiệp như thóc dẹt, gạo tấm, ngô,….

Thức ăn cần đảm bảo năng lượng, chất đạm, chất khoáng và Vitamin.

Nguồn nước uống phải sạch sẽ để gà phát triển tốt nhất.

Cách chăm sóc gà nhốt chuồng

Đối với gà con khi mua từ trại giống về bà con nên vận chuyển vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Đến nơi bà con cho gà vào chuồng úm và cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C, thức ăn cho gà con là tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ. Bà con di trùy trong khoảng 3 ngày sau đó kết hợp với thức ăn nông nghiệp cho gà.

Giữ nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp. Bà con lưu ý đến một số dấu hiệu của gà như gà nằm tụ lại quanh bóng đèn thì gà đang bị lạnh, nếu tản xa bóng đèn là bị nóng, nằm tụ góc là bị gió lùa và chỉ khi chúng đi lại tự do trong chuồng thì nhiệt độ phù hợp.

Đảm bảo được lượng ánh sáng đủ cho chuồng. Bà con có thể sử dụng nguồn sáng tự nhiên vào ban ngày về đêm thì thắp thêm đèn cho gà đủ sáng để ăn.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên bà con cũng cần quan tâm. Để tận dụng được nguồn phân cũng như vệ sinh được dễ dàng, bà con nên trải một lớp trấu lên bề mặt chuồng để khi vệ sinh quét dọn được dễ dàng.

Đặc biệt, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gà đúng định kỳ để phòng tránh bệnh. Bà con tuyệt đối, không nuôi nhiều lứa gà trong một chuồng và trước khi nuôi lứa mới bà con cần vệ sinh chuồng và khử trùng.

Chúc bà con thành công.!

Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Cho Hiệu Quả Cao

Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng cho đàn gà khỏe mạnh, sức đề kháng cao, thịt gà chắc, ngọt, mỗi lứa xuất được cả vài nghìn con nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật và bật mí những cách thức nuôi gà nhốt chuồng khoa học nhất cho bà con cùng tham khảo và áp dụng.

Đánh giá ưu điểm của mô hình nuôi gà nhốt chuồng

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và nuôi gà nói riêng đang có những bước phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Theo xu hướng chuyển dịch đó thì các mô hình chăn nuôi gà khác nhau cũng nở rộ như: mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi gà thả vườn kiểu mới – nuôi trên sân cát, nuôi gà đẻ trứng, nuôi gà nhốt chuồng… Trong đó, mô hình nuôi gà nhốt chuồng được xem là điển hình, phổ biến và cho năng suất cao hơn cả.

Ưu điểm của mô hình nuôi gà nhốt chuồng:

– Quy mô đa dạng phù hợp với hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi công nghiệp.

– Chuồng gà được xây dựng kiên cố nên dễ dàng lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống sưởi khi trời lạnh, đảm bảo cho đàn luôn trong tình trạng phát triển tốt nhất.

– Thuận tiện trong việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại.

– Bảo vệ đàn gà, hạn chế được sự tác động của môi trường xung quanh, hạn chế được dịch bệnh cho toàn bộ vật nuôi, hạn chế thiệt hại kinh tế cho chủ trang trại.

– Đàn gà phát triển đồng đều hơn so với các mô hình nuôi thả vườn.

– Kiểm soát tối ưu nhất từ số lượng, điều kiện thú ý, khâu quản lý, nuôi dưỡng từ đó tiết kiệm được tối đa chi phí, công sức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Chuẩn bị nuôi gà nhốt chuồng Chuẩn bị chuồng nuôi gà

Cách làm chuồng:

Chuồng là tiêu chí đầu tiên bà con phải đặc biệt quan tâm khi bắt tay vào nuôi gà nhốt chuồng. Làm chuồng thoáng và phù hợp thì gà mới phát triển đều, tránh được mầm bệnh xâm nhập.

– Vị trí: khu chuồng nuôi cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước sinh hoạt. Đối với chăn nuôi hộ gia đình nhỏ thì chuồng nuôi cũng cần xây tách biệt, xa nhà ở.

– Nền đất: cao ráo, thoáng mát, tối thiểu 0,5mm so với mực nước sông, có khả năng thoát nước thuận lợi. Không trơn trượt, độ dốc chênh lệch giữa đầu và cuối nên từ 2 – 3 cm dễ làm vệ sinh và tiêu độc

– Mái chuồng: thường có kết cấu 1 hoặc 2 mái, nên làm tôn lạnh chắc chắn, không bị nứt, cách nhiệt tốt.

– Tường chuồng: Xây bằng bằng hoặc gạch kết hợp lưới thép, có hệ thống bạt che để đảm bảo ấm về mùa đông, tránh mưa hắt vào.

– Hướng chuồng: Hướng thuận lợi nhất là hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam giúp chuồng gà luôn thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời. – Độ cao: Độ cao từ nền đến cạnh chuồng là khoảng 2,5m, từ nền đến đỉnh nên khoảng 3,5m.

– Xây dựng các khu vực chuyên biệt: các trang trại có quy mô công nghiệp nên xây dựng khu vực chuyên biệt: khu chuồng trại, khu chứa thức ăn, khu rác thải để đảm bảo vệ sinh an toàn, tránh ủ mầm bệnh.

Lồng úm cho gà con từ 1 – 28 ngày tuổi:

Nếu bắt đầu nuôi gà từ lúc mới nở thì chắc chắn bà con phải quan tâm đến kỹ thuật làm lồng úm bởi lớp lông của gà con mỏng, không có khả năng tự giữ ấm. Thêm vào đó hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng thấp.

– Lồng úm nuôi gà con thường làm từ trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ có độ dày khoảng 7 – 10cm.

– Nên có dụng cụ sưởi, hệ thống sưởi ấm bằng điện. Đối với lồng úm nuôi gà con thì bóng đèn là 250W treo cao hoặc hai bóng đèn 75W.

– Kích thước lồng úm nuôi gà con 2m x 1m, cao tầm 0,5m (đủ nuôi cho 100 gà con).

Máng ăn:

Máng ăn sẽ tương ứng với tuổi của đàn gà.

– Gà từ 1 – 3 ngày tuổi chỉ nên rải thức ăn trên nền đất đã có lót giấy trong lồng úm gà.

– Gà từ 4 – 14 ngày tuổi: nên cho ăn bằng máng ăn của gà con.

– Gà từ 15 ngày tuổi trở lên: Sử dụng máng treo

Máng uống:

Máng uống nước của gà có thể đặt xen kẽ với máng ăn hoặc treo lên. Nước trong máng cần được bổ sung và thay thường xuyên từ 2- 3 lần/ ngày, đặc biệt là vào mùa nóng.

Dàn đậu:

Gà có tập tính ngủ trên cao vào ban đêm nên trong cách chăm sóc gà nuôi nhốt chuồng không thể thiếu dàn đậu. Dàn đậu vừa tránh kẻ thù, tránh nền ẩm lạnh, giữ ấm cho đôi chân và đặc biệt giúp gà có hệ miễn dịch tốt hơn với bệnh tật. Dàn đậu được làm bằng tre hoặc gỗ (không nên làm bằng cây tròn gà khó đậu).Dàn đậu cách chuồng khoảng 0,5m. Mỗi giàn cách nhau từ 0,3 – 0,4m.

Chọn giống gà

Ngoài yếu tố chuồng trại thì giống gà cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.

– Nên chọn những con gà nhanh nhẹn, lông mượt mịn, chân mập mạp và săn chắc, mắt sáng, bụng gọn.

– Loại bỏ những con ốm yếu, hở rốn, cánh xệ hoặc rốn có thêm vòng đen, vẹo mỏ, lỗ huyệt bết thông, chân khô.

– Nếu chọn gà nuôi bán thịt thì nên chọn một số loại giống tốt như: gà Ta, giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà mía, gà sasso…

– Nuôi gà lấy trứng: gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri…

– Gà đẻ: Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt, gà có mỏ ngắn đều, lông mượt, bụng phát triển mềm mại, khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

Diện tích và mật độ nuôi nhốt

– Diện tích: Diện tích chuồng = mật độ gà x tổng số gà

– Mật độ: Với diện tích 1m2 đất, bà con chỉ nên thả từ 6 – 8 con gà. Để nuôi với quy mô rộng khoảng 1.000 con gà thì bà con nên có diện tích chuồng rộng từ 120 – 160m2. Không nên để mật độ quá dày sẽ khiến gà bị ngạt, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đàn gà từ đó làm giảm hiệu suất tăng trưởng, giảm sút hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng hiệu quả kinh tế cao Chăm sóc và nuôi dưỡng

Một chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp đàn gà nuôi phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nên có thời gian để trống chuồng trước nôi từ 15 – 20 ngày. Chú ý vệ sinh sạch sẽ toàn bộ chuộng trại, máng ăn, phun khử trùng bên trong và toàn bộ khu vực bên ngoài trước khi nhốt gà 2 ngày.

Nên vận chuyển về nuôi vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi đưa gà vào chuồng úm đã chuẩn bị sẵn thì cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C.

Gà con mới nở chỉ cho ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm trong vòng 12h – 48h. Từ ngày thứ 3 pha dần với thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp tự chuẩn bị hoặc thức ăn công nghiệp.

Từ ngày thứ 7, dùng thuốc cầu trùng trộn với thức ăn (Rigecoccin 1gr/10kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).

Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, sức đề kháng kém nên những ngày đầu cần cho gà làm quen với thức ăn, nước uống. Nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ. Lồng úm thoáng, ấm áp, dọn dẹp thường xuyên để hạn chế mùi amoniac (có thể dẫn đến khô chân, xõa cánh, viêm đường ruột…).

Duy trì ánh sáng 24/24 để kích thích gà ăn và tiêu hóa. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như: hè – đông, ngày – đêm.

Tuần tuổi

Nhiệt độ dưới đèn (%)

Nhiệt độ chuồng (độ C)

Ẩm độ (%)

1

33 – 35

27 – 29

60 – 75

2

31 – 33

25 – 27

60 – 75

3

29 – 31

23 – 25

60 – 75

4

27 – 29

24 – 25

60 – 75

Quan sát nếu thấy gà nằm xung quanh bóng đè thì gà bị lạnh còn tản xa bóng đèn là nóng, nằm ở cuối góc chuồng là có gió lùa, đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.

Khi thời tiết thay đổi thất thường nên pha cho gà uống Electrolyte hoặc Vitamine C để tăng sức đề kháng.

Cứ 2 tuần sẽ kiến hành cân 10% trong tổng trọng lượng gà để tính trọng lượng bình quân. Trong quá trình nuôi những con nào còi cọc, có dấu hiệu khô chân nên được phát hiện sớm và loại để đạt hiệu quả cao.

Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho gà

Hệ tiêu hóa của gà, kể cả gà con và gà trưởng thành xuất chuồng đều khá yếu và nhạy cảm. Vì vậy, thức ăn của gà không được có mùi hôi, mốc, ô nhiễm, thối rữa.

Thức ăn cho gà sẽ được sử dụng như sau:

– Từ tuần 1 – tuần 3: dùng thức ăn cho gà con chủng loại 1 – 21 ngày.

– Từ tuần 3 – tuần 6: Dùng thức ăn cho gà dò chủng loại 21 – 42 ngày.

– Từ tuần 7 trở đi: dùng thức ăn vỗ béo chủng 43 ngày – xuất chuồng.

Giai đoạn chuyển từ gà con sang gà dò công thức thay đổi thức ăn như sau:

Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

Nước uống cần được thay mới liên tục trong ngày cho gà để đảm bảo quy định thú ý và ngăn ngừa mầm bệnh cho gà.

Nguồn thức ăn chăn nuôi cho gà với quy mô lớn hiện nay thường là thức ăn công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có lợi thế vỗ béo nhanh, gà lớn, béo tốt nhưng lại cho chất lượng thịt không đảm bảo, thịt mềm, không dai, đặc biệt là với gà nhốt chuồng 100%. Trong khi đó, giá thành của thức ăn công nghiệp lại cao, hiệu quả kinh tế sau cùng thu được thấp.

Bà con chăn nuôi gà nhốt chuồng quy mô gia đình hoặc công nghiệp rộng lớn có thể áp dụng một số máy móc như: máy nghiền ngô, máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên… để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp an toàn, sạch có thể tự sản xuất hoặc mua với giá thành khá rẻ để tự sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền đầu tư. Vì thức ăn quyết định một phần rất lớn để tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận kinh tế, do đó bà con nên cân nhắc và lựa chọn phương thức ăn nuôi phù hợp, tránh bị thua lỗ.

Sản xuất cám viên tại nhà với máy ép cám viên cho gà 3A3Kw M3

Phòng bệnh cho gà

Ngoài việc chăm sóc gà, bà con cần chú ý vệ sinh chuồng trại thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để phòng chống mầm bệnh gây hại cho gà.

– Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên, quét dọn thức ăn vương vãi trên mặt đất, quét dọn lối đi, khu vực xung quanh chuồng trại.

– Tiến hành tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại: Có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng như Cresyl hoặc bằng dung dịch Formol hay chỉ đơn giản là chế nước sôi rửa trực tiếp các dụng cụ.

– Tẩy mùi hôi thối trong chuồng gà do phân và thức ăn gây ra. Có thể sử dụng các dung dịch Formol, pha 2 phân khối (2cc) với một lít nước.

– Sử dụng vôi để ngăn ngừa mầm bệnh

Các bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị

– Bệnh huyết trùng:

Thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

Biểu hiện:

+ Thế quá cấp tính: gà có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, lông xù, bỏ ăn, miệng chảy nước bọt hoặc máu, mào gà tím.

+ Thế mãn tính: Gầy gò, có hiện tượng viêm khớp, phân lỏng hoặc dạng bột.

Điều trị: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, sử dụng thuốc kháng sinh Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin. Ngoài ra bổ sung thêm vitamin C, B để tăng sức đề kháng cho gà.

– Bệnh Newcastle:

Biểu hiện: gà kém ăn, bỏ ăn, lông xù, xõa cánh, mào thâm, chảy nước mắt nước mũi, đi ngoài phân xanh, dốc ngược thấy có nước chảy.

Điều trị:

+ Sử dụng vacxin lasota cho cả đàn gà.

+ Bổ sung thuốc bổ để tăng sức đề kháng

+ Khử trùng toàn bộ chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi bằng vôi hoặc phun thuốc khử trùng. + Sau khi gà khỏe thì pha thêm thuốc giải độc gan, thận cho gà uống.

– Bệnh nấm phổi gà:

Bệnh này xuất hiện ở cả gà con và gà trưởng thành. Dấu hiệu bệnh ở mỗi lứa tuổi là không giống nhau.

Biểu hiện:

+ Gà con: Gà con bị bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, chảy nước mũi, mắt lim dim, đứng tách đàn.

+ Gà trưởng thành: Gây gò, sụt cân nhanh chóng, có biểu hiện khát nước thường xuyên, há mỏ để thở. Sau khi giải phẫu thì phổ và túi khí bên trong gà bệnh có nhiều chấm màu vàng, xanh lá.

Điều trị:

+ Dùng hóa chất diệt nấm Crystal-violet, Brillian green, Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để ngăn chặn lây lan của các tế bào nấm trên cơ thể gà bị bệnh.

+ Dùng kháng sinh Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin+ Bổ sung MULTI-VITAMIN hoặc thuốc B-Complex cho gà đá, gà thịt… vào nước uống mỗi ngày. Vì gà thường có biểu hiện khát nước nên khi uống nước có thuốc sẽ nhanh khỏi bệnh.

+ Sát trùng, vệ sinh chuồng trại 2-3 lần/ ngày bằng thuốc sát trùng chuồng gà Pividine hoặc Antivirus-FMB để tránh nguy cơ lây lan cả đàn, thiệt hại kinh tế.

– Bệnh cúm gia cầm:

Đây là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở gà mà nhiều loại gia cầm khác. Bệnh này không có cách điều trị mà chỉ có phương án phòng tránh tốt nhất để tránh lây lan cả đàn.

Biểu hiện: Gà sốt cao, đầu gà sưng phù, mào tím tái, khó thở, thở phì phò, bị xuất huyết, tiêu chảy phân xanh lẫn máu.

Cách phòng: Mức độ lây lan của bệnh cúm gia cầm rất nhanh, nên phương án phòng tốt nhất là thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Đối với gà bị mắc bệnh thì đem tiêu hủy.

– Bệnh thanh khí quản truyền nhiễm:

Biểu hiện: gà hứt hơi, khó thở, chảy nước mắt nước mũi, lông gà xơ xác, có xuất hiện máu trên mỏ. Gà bị bệnh cần được cách ly nhanh tránh lây lan cả đàn.

Cách điều trị:

+ Cách 1: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin. Pha vào trong 1 lít nước uống cho gà uống liên tục trong 4-5 ngày.

+ Cách 2: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Anti chúng tôi hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit cũng được pha vào trong 1 lít nước cho gà uống 4-5 ngày liên tục.

Ngoài 5 loại bệnh trên, ở gà còn có thể bị nhiều loại bệnh khác nhau như: hen gà, toi gà, thương hàn, sổ mũi truyền nhiễm, tiêu chảy, bệnh đậu gà, bệnh đầu đen, bệnh cầu trùng … Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc, bà con nên chú ý thường xuyên để kịp thời xử lý và có biện pháp tiêu hủy cần thiết và nhanh chóng tránh bệnh dịch lây lan sang đàn.

Nuôi gà nhốt chuồng – thị trường tiềm năng, hiệu quả tiêu thụ cao

Không chỉ đáp ứng thị trường tiềm năng trong nước mà ngành chăn nuôi gà còn có có sản lượng xuất khẩu cao. Riêng 5 tháng đầu năm đã xuất khẩu 638 tấn sang Nhật Bản và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay. Theo đó, nhiều công ty chăn nuôi, chế biến gà xuất khẩu cũng được hình thành và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để sản xuất.

So với các loại vật nuôi khác thì gà có khả năng tăng trưởng mạnh, thời gian chăn nuôi ngắn ngày. Nếu như sp dụng thêm các kỹ thuật chăn nuôi hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng quy trình và vệ sinh thì chắc chắn sẽ cho hiệu quả kinh tế vượt trội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bật Mí Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Hiệu Quả Cao

Nuôi gà hay bất kể con vật gì thì khâu chọn giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng cũng như chất lượng đàn gà. Nếu người nuôi không nắm rõ kỹ thuật, chọn con giống không phù hợp thì hiệu quả gần như bằng không hoặc thậm chí thua lỗ nặng. Với mô hình nuôi gà thả vườn ta có thể chọn các giống gà sau:

Chọn gà nuôi để lấy thịt: Nên chọn giống gà Tàu vàng, gà Nòi, gà Đông Tảo, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, Gà ri, gà Mía.

Chọn gà nuôi để lấy trứng: Nên chọn những giống gà đẻ nhiều như gà AG1, gà Tàu Vàng, gà HA, gà Lơ Go, gà Tam Hoàng, gà BT1

Gà con khi mới đưa về phải nhốt riêng và úm trong 3 tuần với nhiệt độ và kỹ thuật chăm sóc phù hợp trước khi thả ra ngoài nuôi.

Để chọn được giống tốt nhất, bà con nên đến các cơ sở cung cấp con giống uy tín, có giấy phép hoạt động và có giấy kiểm dịch thú y về chất lượng.

2. Chọn chuồng nuôi trong mô hình nuôi gà thả vườn

Chuồng nuôi gà nên thiết kế ở nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh bị nắng chiếu trực tiếp hay mưa gió lùa vào. Phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng được hệ thống xử lý nước thải, chất thải.

Mật độ nuôi phù hợp nên từ 20 – 25 con/m 2 (gà con 4 tuần tuổi đổ lại). Và nuôi 8 – 10 con/m 2 ( gà từ 1 – 2 tháng tuổi).

Bên cạnh đó, đối với chuồng nuôi trong thời kỳ úm gà gần về sau thì hệ thống điện sưởi ẩm cho gà cũng cần phải bố trí cẩn thận hợp lý. Loại đèn sưởi phù hợp chất là 75w với mật độ 50 con dùng cho 1 bóng.

Mô hình nuôi gà thả vườn phải có vườn để thả gà cần có không gian rộng, thoáng đãng. Để gà thoải mái đi lại vận động cùng tìm kiếm thức ăn thêm ngoài tự nhiên. Trong vườn nên trồng thêm cây xanh che mát. Tỷ lệ hợp lý để đảm bảo vườn chuồng là 3:1, nghĩa là cứ 1m 2 chuồng thì cần 3m 2 vường thả.

Xung quanh vườn phải có lưới hoặc tường bao quây lại để gà không bay nhảy ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, trường hợp thời tiết xấu, mưa lạnh ẩm ướt két dài gà phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng.

3. Thức ăn khi nuôi mô hình nuôi gà thả vườn

Đối với gà giai đoạn úm, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Bởi vậy bà con có thể rải cám công nghiệp hoặc tấm trực tiếp lên sàn cho chúng ăn. Có thể cho gà ăn liên tục, nếu thức ăn vơi đi có thể cho thêm vào để gà con tự do ăn uống.

Với mô hình nuôi gà thả vườn đối với gà giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi. Lúc này có thể cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc các loại thức ăn tự chế biến gạo, lúa, rau xanh. Để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Các nguồn thức ăn này cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất đạm, khoáng chất, các vitamin và bổ sung kháng thể để gà sinh trưởng và phát triển tốt.

Đối với giai đoạn gà gần xuất bán, đây cũng là thời gian gà phát triển rất nhanh nên số lượng thức ăn cần tăng lên gấp đôi. Ngoài cám hỗn hợp, bà con có thể bổ sung rau xanh và các chất xơ hoặc các nguồn đạm từ ngoài như giun quế, bã bia nhằm giúp gà nhận thêm protein tạo thịt săn chắc, cho chất lượng thịt cao hơn.

Giai đoạn gà úm cần được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp, đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống đầy đủ, hợp lý.

Thay máng ăn, mang uống và lau rửa thường xuyên, không để thức ăn thừa vương lại.

Trong mô hình nuôi gà thả vườn đòi hỏi chuồng nuôi và vườn chăn thả cần phải vệ sinh. Và sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần để đảm bảo gà có thể phát triển khoẻ mạnh, phòng ngừa dịch bệnh.

Vườn thả luôn phải khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng đọng nước ao tù dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ảnh hưởng tới gà.

Quan sát, theo dõi gà thường xuyên, tiêm phòng vacxin các bệnh cho gà. Và có phương án xử lý điều trị bệnh kịp thời khi dịch bệnh ở gà bùng phát để giảm thiểu thấp nhất rủi ro kinh tế.

Nuôi Gà Nòi, Kỹ Thuật Nuôi Đạt Hiệu Quả Cao

Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam. Được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Ngoài ra giống gà này còn có đặc điểm dễ nuôi, ít bệnh, thịt dai, ngon, được người tiêu dùng thích. Nhận thấy nhu cầu tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà nòi chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm. Cũng như kiến thức chăn nuôi thành công giống gà nòi này như sau.

Kinh nghiệm nuôi gà nòi muốn có kết quả tốt thì cần phải chú ý ngay từ bước chọn con giống. Lúc chọn gà con phải mua, chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và bố mẹ không có bị bệnh. Nên chọn những con tinh anh, có màu vàng bông, mỏ khép kín, chân bóng và bụng thon.

Tuyệt đối không chọn những gà con bụng phệ, mắt lờ đờ hay mỏ gục xuống. Vì đây là dấu hiệu của gà bệnh nên phải chú ý quan sát đàn gà thường xuyên. Nếu chọn không kĩ rất dễ lây bệnh sang cho cả đàn.

Chuẩn bị chuồng nuôi

Chuồng nuôi cũng là một trong những trọng điểm không thể bỏ qua. Lúc xây dựng chuồng nuôi phải chọn những khu đấy cao ráo, thoáng mát. Nên làm chuồng theo hướng Đông Nam hoặc chếch Đông. Sàn chuồng có thể làm bằng xi măng hoặc tre, nứa.

Phần sàn cho gà nên rải thêm một lớp trấu hoặc cát để dễ vệ sinh chuồng nuôi cho gà.

Thức ăn cho gà nòi

Để gà có thể phát triển tốt nhất thì việc lựa chọn thức ăn cho chúng cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm nuôi gà nòi là chọn thức ăn cho chúng theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:

Gà con: Ở giai đoạn này, gà con ăn khá ít và khả năng tiêu hóa chưa cao. Vì thế, nên chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng. Đa phần bà con đều cho gà ăn cám dành cho gà con ở giai đoạn này.

Gà giò: Gà ở giai đoạn này lớn hơn, lương thức ăn cũng sẽ phải tăng lên. Bên cạnh việc cho ăn cám, nên cho chúng ăn bổ sung thóc, gạo, ngũ cốc hay các loại côn trùng: giun đất, cào cào…

Gà trưởng thành: Tăng khẩu phần ăn, cho ăn ngô, lúa, rau muống, rau lang…

Phòng bệnh cho gà

Kinh nghiệm nuôi gà nòi sao cho hiệu quả. Không thể thiếu việc tiến hành các bệnh pháp phòng bệnh.

Kể từ khi gà đang ở giai đoạn úm, bắt đầu cho ăn thì cần phải bổ sung các loại vắc xin. Để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh. Ở các giai đoạn tiếp theo cũng phải theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có cách chữa trị kịp thời. Một số bệnh thường gặp mà bà con cần phải chú ý:

Bệnh Newcatstle: Quá trình nuôi gà nòi sẽ có các dấu hiệu như bỏ ăn, diều phình to, đầu gà gục sang một bên, đi ỉa có máu, chân bị liệt, đầu mỏ gục xuống.

Bệnh gumboro: gà sẽ có biểu hiện như lông xù, mắt mờ, dáng đi run rẩy, phân có màu trắng loãng.

Bệnh đậu gà: Gà tự nhiên khó thở, thở khò khè từng cơn, mào tím ngắt. Bệnh này gà chết sau vài giờ…

Cúm gia cầm: gà sẽ có dấu hiệu sốt cao, lông xù, chảy nước mắt, đầu bị phù và mắt, nước dãi, mào và yếm tím tái…

Nếu như thấy gà có dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng mua thuốc, tiêm trừ bệnh cho cả đàn. Nhanh chóng tách những con gà không khỏe ra khỏi đàn và tiêm thuốc để giải trừ bệnh.

Cách sử lý phân gà

Để nuôi gà hạn chế mùi hôi sử dụng vỏ trấu kết hợp với men vi sinh. Nhằm phân hủy phân gà, không bốc mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Phân gà thường rất hôi, ruồi đến rất nhiều, chính vì thế, muốn nuôi được gà lâu dài phải biết cách xử lý chuồng trại để hạn chế mùi hôi. Tránh gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Bên cạnh đó, nếu ủ men vi sinh sau mỗi lứa nuôi người chăn nuôi có thêm thu nhập từ việc bán phân gà cho người trồng cây ăn trái, hoa màu”.

Lời kết

Vậy nên, để xây dựng mô hình nuôi nòi thành công cần rất nhiều yếu tố và kỹ năng để có thể áp dụng tốt. Vài dòng chia sẻ những kinh nghiệm về việc nuôi giống gà này hy vọng việc chăn nuôi gà nòi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho người nuôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Gà Nhốt Chuồng Ít Bệnh Tật Hiệu Quả Cao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!