Bạn đang xem bài viết Báo Cao Bằng Điện Tử được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hấp dẫn món gà đen của người Mông ở Cao Bằng
Thứ bảy 28/10/2017 07:00
Gà đen của người Mông ở xã Quang Trung (Hòa An).
Gà đen của người Mông được nuôi nhiều tại các xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Vần Dính (Hà Quảng); Thạch Lâm, Quảng Lâm (Bảo Lâm); Phan Thanh (Bảo Lạc); Quang Trung (Hòa An)… Hiện nay, tại một số chợ phiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều người bán gà đen (gà ác, gà rừng) nhưng không phải giống gà đen của người Mông. Bởi loại gà được bày bán nhiều có màu đen nhưng không đen tuyền và đặc biệt thịt gà ăn sẽ không thơm ngon, thịt chắc như gà đen người Mông. Đặc điểm gà đen của người Mông đen từ chân đến đầu, khi vạch lớp lông ra xem, da có màu đen tuyền, chân chỉ có 4 ngón. Khi thịt gà, xương cũng có một lớp đen bao phủ phía ngoài, máu và nội tạng cũng đen hoàn toàn.
Bà Hoàng Thị Lý, xóm Pàn Kèn, xã Quang Trung (Hòa An) cho biết: Gà đen người Mông khá hiếm vì để tìm được số lượng lớn giống thuần chủng hiện nay không dễ nên người nuôi không nhiều. Hơn nữa, gà đen người Mông chỉ thích hợp sống trong môi trường tự nhiên tại các vùng núi cao hay tại các nương, rẫy tách biệt và thức ăn hoàn toàn có trong tự nhiên, như: cây cỏ, ngô… Ngoài làm thực phẩm, từ lâu gà đen người Mông còn được nhiều người ưa chuộng, sử dụng để bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược và tăng cường sinh lực. Không chỉ cho chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng vượt trội hơn so với các loại gà khác mà còn đảm bảo an toàn, do đó, từ việc nuôi hạn chế trong cộng đồng người Mông, hiện nay gà đen đã trở thành một loại thực phẩm được nhiều người tìm mua, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Mông thường chế biến gà đen theo hai cách truyền thống là xào thịt gà với gừng và cho thật nhiều nước để làm canh ăn với mèn mén hoặc luộc nguyên con. Nhưng hiện nay, tùy theo khẩu vị mà có nhiều cách chế biến khác nhau, trong đó có món gà đen hấp rượu rất ngon và đậm đà, chế biến khá đơn giản. Gà đen rửa sạch để ráo nước rồi ướp gia vị muối, bột ngọt… cho vào nồi và thêm lượng rượu phù hợp, đậy kín nồi, đun lửa thật mạnh để rượu sôi mới để lửa nhỏ hấp khoảng 20 – 30 phút thì chín. Quá trình nấu không mở nắp nồi nhiều, vì rượu sẽ bay hơi và không còn thơm nữa. Khi ăn, da gà dày, giòn, thịt săn nhưng không dai, ít mỡ, mềm và thơm nồng mùi rượu hấp dẫn vô cùng.
Món cháo gà đen ăn rất ngon và bổ dưỡng, nhất là những người bị bệnh cần bồi bổ. Cho khoảng 1,2 lít nước vào nồi, thả vào một ít gừng, đến khi đun nước sôi cho gà vào, nhỏ lửa hầm khoảng 20 phút thì cho gạo tẻ vào, tiếp tục hầm khoảng 45 – 60 phút. Khi thấy thịt gà và gạo có mùi thơm quyện vào nhau và bắt đầu nhừ thì nêm các gia vị cho vừa.
Gà nướng mật ong là món ăn quý với sự hòa quyện mật ong rừng nguyên chất thấm trong lớp thịt gà đen người Mông cho món ăn dịu ngọt và mùi thơm rất đặc biệt. Món ăn chế biến công phu và yêu cầu kinh nghiệm cũng như tính tỉ mỉ của người làm, nếu cho mật ong ít thì món ăn sẽ không có vị đậm đà, thơm mật ong; còn nếu cho quá tay thì thịt gà bị cháy khi ăn sẽ đắng. Nướng gà trên bếp than cũng khá kỳ công vì phải lật, xoay liên tục không để bị bén lửa cháy mà lớp da gà phải có màu vàng ruộm, giòn, thịt chín mềm.
Còn rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ gà đen người Mông ở Cao Bằng, như: hấp muối, rang muối, rang sả ớt… Đặc biệt, khi chế biến loại gà này không cần nhiều gia vị vì thịt gà đen vốn đã thơm ngon. Chỉ một lần thưởng thức món ngon từ gà đen của người Mông ở Cao Bằng, thực khách sẽ ấn tượng và nhớ mãi.
Cổng Thông Tin Điện Tử
Các mô hình được triển khai chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giúp gia tăng lợi nhuận
Để tận dụng hiệu quả và phát huy tốt những thế mạnh về đất đai, vườn đồi của địa phương, năm 2019, các cấp, các ngành trên địa bàn xã Tân Thanh- huyện Lạng Giang đã xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình “Chăn nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học”. Có 04 hộ dân đủ điều kiện và được lựa chọn tham gia mô hình với quy mô thả nuôi 3.000 con gà mía lai. Theo đó, các hộ dân khi tham gia mô hình đều được hỗ trợ 70% tiền mua con giống; 50% chi phí mua thức ăn; một phần thuốc sát trùng và chế phẩm sinh học để xử lý nền chuồng trại đảm bảo hợp vệ sinh. Đồng thời, các hộ còn được tập huấn và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học. Sau 3 tháng triển khai mô hình cho thấy, tỷ lệ đàn gà mía nuôi sống đạt 96%; bình quân tiêu tốn khoảng 2,64 kg thức ăn/con gà, trọng lượng đạt trên 2 kg/con. Với giá bán sản phẩm đầu ra trên thị trường hiện nay vào khoảng 48.000 đồng/kg. Đối với các hộ dân đang nuôi từ 1.000 con gà sẽ đem lại mức lợi nhuận đạt từ 13 – 15 triệu đồng/lứa. Tiêu biểu như hộ gia đình anh Đinh Văn Thùy ở thôn Nguộn, là một hộ dân tiên phong trong thực hiện mô hình chăn nuôi gà mía lai trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả rõ rệt. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi gà nên anh đã biết đến giống gà mía lai với những ưu điểm vượt trội và đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, nhờ có sức đề kháng cao nên giống gà này rất thích hợp với điều kiện chăn thả của các gia đình có vườn bãi rộng. Khi tham gia mô hình, anh đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăn nuôi 1.000 con gà mía lai theo hướng an toàn sinh học. Từ đó, giúp hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu hao hụt cũng như giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng hiệu quả kinh tế. Sau 3 tháng thả nuôi gà, mô hình mang lại cho gia đình anh nguồn lợi nhuận đạt 12 triệu đồng. Hay như hộ gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, cùng tham gia mô hình với quy mô nuôi 1.000 con gà mía lai cũng đã đạt kết quả tốt. Do đàn gà đều được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin nên rất khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao. Nhờ thị trường đầu ra cho sản phẩm gà mía lai vẫn giữ được lợi thế và ổn định hơn so với các giống gà khác nên mô hình cho thấy mang lại hiệu quả cao hơn so với các giống gà cũ trước đây anh từng nuôi thả. Sau khi xuất bán đàn gà, trừ hết các chi phí, gia đình anh thu lãi 13 triệu đồng. Từ những hiệu quả bước đầu đạt được, mô hình hiện đang được các cấp lãnh đạo tỉnh quan tâm và tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng. Thời gian tới, đối với những địa phương có thế mạnh về đất đai, vườn đồi, chính quyền và ngành chức năng trên địa bàn cần phát huy tốt mọi nguồn lực, hỗ trợ người dân đẩy mạnh việc chăn nuôi gà mía lai theo quy mô trang trại, phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa với số lượng lớn giúp tăng thu nhập cho bà con.
Nông Dân Tây Ninh Nuôi Gà An Toàn Trong Vườn Cao Su – Tạp Chí Điện Tử Làng Mới
Tận dụng diện tích vườn cao su, nhiều nông dân ở Tây Ninh đã phát triển mô hình nuôi gà thả vườn. Hướng chăn nuôi hiệu quả này còn được Hội Nông dân địa phương hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật. Nhờ đó, đàn gà ngày càng sinh sôi, hạn chế dịch bệnh giúp cho người chăn nuôi ngày càng khấm khá.
Giảm chi phí và công chăm sóc
Thời gian gần đây, có rất nhiều bà con nông dân xã Tân Bình (TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) tham gia chăn nuôi gà thả vườn với số lượng vài trăm con. Chỉ sau thời gian ngắn áp dụng cách nuôi gà đúng chuẩn đã nâng cao số lượng vật nuôi của gia đình lên hàng nghìn con và đạt mức doanh thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng. Tại địa phương, nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên và cung cấp nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng trong vườn.
Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước (xã Tân Bình) cho biết, mô hình nuôi gà của gia đình ông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi bò, heo (lợn), lại không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là bắp, rau xanh và cá được câu quanh nhà nên tiết kiệm được nhiều chi phí, chỉ tốn tiền mua giống là chính.
Theo ông Đức, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi… Thông thường, gà nuôi khoảng 4 đến 5 tháng là có thể bán ra thị trường, nếu chăm sóc cẩn thận gà có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con.
Hiện gà xuất chuồng ông bán khoảng hơn 80.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ, tết giá tăng cao hơn 100.000 đồng/kg. Ngoài việc bán gà thịt, cơ sở ông còn cung cấp gà giống cho bà con nơi đây với sản lượng hơn 3.000 con giống mỗi năm. Với mô hình chăn nuôi và bán con giống, thu nhập của gia đình ông Đức luôn ổn định.
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn của ông Đức, nhiều người dân nơi đây đã học hỏi kinh nghiệm, làm theo và xem đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của xã. Các hộ chăn nuôi còn được Hội ND tỉnh và thành phố hỗ trợ vốn, giống và được tham gia các lớp tập huấn.
Người nuôi còn lo đầu ra
Theo ông Lâm Đặng Nguyên Khang – Chủ tịch Hội ND xã Tân Bình, nuôi gà thả vườn không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ, để đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi bà con phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật vào trong thực tế. Trước khi nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà mọi người cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo, chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây ít chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn theo hướng có thể hứng được nắng vào buổi sáng. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng, quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới B40, thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
Khu nuôi gà thả vườn cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà. Phải xây dựng bãi chăn thả nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Ưu điểm của mô hình này là ít nhiễm bệnh, sức đề kháng của gà mạnh hơn mô hình nuôi công nghiệp, lại tận dụng thức ăn có sẵn như bắp, cá, cỏ… và thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Cũng theo ông Khang, chăn nuôi được xác định là một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển lâu dài để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Hiện nay, nghề chăn nuôi ở địa phương chưa phát triển ổn định, quy mô đầu tư vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm đầu ra, giá cả bấp bênh, khiến cho các chủ trang trại, người dân chưa mạnh dạn mở rộng đầu tư chăn nuôi. Phát triển trang trại, mô hình chăn nuôi đang là chủ trương cần được khuyến khích trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, các chủ trang trại và người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh những thuận lợi, những hộ chăn nuôi như ông Đức phải đối mặt với khó nhăn, nhất là thị trường tiêu thụ. Ông Đức cho biết: Với quy mô chăn nuôi ngày càng mở rộng, khó khăn nhất đối với các trang trại hiện nay là sản phẩm tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh. Người nuôi chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm nên cũng chưa yên tâm để phát triển đàn gà.
Để giúp người chăn nuôi yên tâm phát triển sinh kế, ông Đức đề nghị các cấp, các ngành cần có nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ như: Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm tối đa thiệt hại trong chăn nuôi; Tăng cường kiểm tra quản lý giống vật nuôi, hướng dẫn cho các trang trại và hộ chăn nuôi thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn; Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở vận dụng hiệu quả, linh hoạt cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi; Xây dựng và củng cố thương hiệu, sản phẩm chăn nuôi để nâng cao giá trị kinh tế.
“Ngành chuyên môn và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt chương trình liên kết trong chăn nuôi và quy hoạch vùng chăn nuôi để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Cần liên kết với các đối tác, các doanh nghiệp để tìm đầu ra sản phẩm ổn định để người chăn nuôi yên tâm mở rộng sản xuất ổn định, lâu dài”. Ông Mạch Văn Đức – Tổ viên Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn ấp Tân Phước.
Bài, ảnh: Vân Nguyễn
Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:
Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.129,48 km 2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau:
– Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.
Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.
Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sơn mãnh liệt. Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi, đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng… phức tạp và đa dạng. Trải qua 120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Himalaya, lục địa Thanh Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là một số núi biến thành đồi, một số vùng biển được lấp đi thành châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit.
Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây – Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km 2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của địa hình.
Địa hình núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn ở phía Nam. Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền Tây Nam Bắc Bộ đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (riolit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho phong cảnh thay đổi không ngừng.
Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự bồi tụ của các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên.
Còn dải địa hình ven biển như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những trầm tích dưới dạng mũi tên cát cô lập dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dạng xoè nan quạt.
Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng ven biển.
– Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m, độ dốc trên 25 0; ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu, Bù Ginh (1291m) ở tả ngạn sông Chu.
– Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc 12 – 20 0, chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải.
Dạng địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi của tỉnh; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông – lâm nghiệp với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía… các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành chế biến nông – lâm sản của Thanh Hoá.
– Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải dài trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu, cao từ 2 – 15m. Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi có độ cao trung bình 200 – 300m được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau. Còn vùng ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên… Vùng đất cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 – 6m, ở phía Nam Tĩnh Gia, chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Bờ biển của đồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Trên địa hình ven biển này có nhiều bãi tắm nổi tiếng, như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Về địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng; là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển – đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú…
Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, đặc điểm các nhóm đất chính được giới thiệu trong bảng sau:
CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA THANH HÓA
Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung – Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 – 23 0C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng và giữa các vùng. Chênh lệch về cực trị của nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ tối cao có thể đạt tới 41 0C, song về mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 2 0 C ở vùng núi, kèm theo sương giá, sương muối.
Lượng mưa trung bình phổ biến là 1.700mm, song có một số vùng đồi núi, lượng mưa lại rất cao. Ở vùng đồi núi, tốc độ gió tương đối đều trong năm, dao động trung bình từ 1 – 2m/s. Còn ở vùng đồng bằng ven biển, tốc độ gió có thể có sự chênh lệch ở các huyện ven biển vào mùa bão lụt từ tháng 6 đến tháng 11. Do sự chi phối của địa hình và những tương tác với các vùng lân cận mà Thanh Hoá có sự phân dị về khí hậu theo vùng, với 3 vùng khí hậu đặc trưng:
bao gồm các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, phần Tây Bá Thước, Yên Khương của Lang Chánh, Yên Nhân, Bát Mọt, Xuân Khao của Thường Xuân. Nền nhiệt độ nói chung thấp, mùa đông khá rét, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 0 0 C, sương muối nhiều và một số nơi có sương giá với tần suất 1 ngày/1 năm. Khi có sương giá, sương muối làm cho một số cây ăn quả có thể bị chết hàng loạt. Vào mùa hè, lũ có thể xuất hiện vào thời gian tháng 7 – 8.
Mùa hè dịu mát, ảnh hưởng của gió tây khô nóng không lớn, biên độ nhiệt năm nhỏ, lượng mưa, số ngày mưa, mùa mưa khác biệt khá nhiều theo các tiểu vùng. Mùa đông ít mưa. Độ ẩm không lớn lắm (trừ khu vực cao trên 800m mới có độ ẩm lớn và mây mù nhiều). Gió nói chung yếu, tốc độ trung bình từ 1,3 – 2m/s.
Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngư nghiệp. Với chế độ nhiệt ẩm như vậy, đồng thời do sự phân dị phức tạp về địa hình mà Thanh Hoá có nhiều vùng có chế độ vi khí hậu khác nhau, tạo điều kiện phát triển các cây trồng nhiệt đới và cả các cây trồng á nhiệt đới, tạo nên sự đa dạng của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh vùng núi phía Bắc có mùa đông lạnh, khí hậu vùng núi Thanh Hoá cũng thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương giá vào mùa đông, bão, lụt, áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu là điều cần thiết.
3.1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.
Modul dòng chảy mặt trung bình 20,4 – 38 lít/s/km2. Vùng đồng bằng biến thiên từ 20 – 30 lít/s/km2, ở miền đồi núi trên 30 lít/s/km2, lớn nhất là tại lưu vực sông Âm: 38 lít/s/km2. Chất lượng nước mặt khá tốt, trừ vùng hạ lưu vào mùa kiệt do chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
Modul dòng chảy ngầm biến thiên từ 2 lít/s/km2 đến 20 lít/s/km2. Khu vực trung lưu sông Mã có modul dòng ngầm trên 20 lít/s/km2. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm tốt, trừ một số khu vực ngoại vi thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, nước ở tầng mặt đã bị ô nhiễm. Các khu vực cửa sông, ven biển nước ngầm bị nhiễm mặn.
Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ – Myanmar, Malaysia – Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:
Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài… Gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm II có sa mu, lim xanh, táu, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ… Các loại thuộc họ tre, nứa có luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra, còn có mây, song, dược liệu, cánh kiến đỏ…
Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt…
Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:
– Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọc đen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao, bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư có rắn hổ mang chúa.
– Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim có cò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùa híp, rùa núi vàng, giải. Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, cà cuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chân xám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có cua Kim Bôi, cua Cúc Phương. Một số loài khác như tắc kè, rắn cạp nong, rắn hổ mang cũng có nhiều song cũng đang bị săn bắt quá mức nên số lượng suy giảm nhanh chóng…
Tài nguyên Khoáng sản Thanh HóaThanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm:
Ngoài ra, Thanh Hoá còn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể ở Thường Xuân; đá quý như topa, canxedoan, berin ở Thường Xuân; graphit ở Quan Hoá; nước khoáng ở một số điểm thuộc các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh và Quan Hoá.
Bản đồ tài nguyên biển Thanh HóaVùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 – 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương… là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Ven biển Thanh Hoá có đảo hòn Nẹ cao, đảo hòn Mê, cụm đảo Nghi Sơn và hàng loạt đảo nhỏ như: hòn Đót, hòn Miệng, hòn Vạt, hòn Góc, v.v.. Diện tích đảo của tỉnh khoảng 800ha. Về mặt tài nguyên và môi trường, có thể xây dựng các khu bảo tồn biển xung quanh các đảo nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học biển đồng thời cũng là cơ sở cho hoạt động du lịch. Với vị trí của mình các đảo này có vai trò tiền tiêu trong việc bảo vệ đất liền song các đảo này cũng chính là điểm tựa để phát triển kinh tế hướng ra biển.
Dải ven bờ biển Thanh Hoá có diện tích bãi triều trên 8.000ha (chưa tính bãi triều 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi tăng thêm từ 10 – 50m) là nguồn tài nguyên lớn về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm sú, tôm he, cua và rong câu… Diện tích nước mặn khoảng trên 5.000ha, phân bố chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc, tôm hùm dưới hình thức nuôi lồng bè. Ngoài ra với hàng ngàn hecta vùng nước mặn ven bờ, thuận lợi nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ như ngao, sò, ngán… Đặc biệt là với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang được xây dựng (theo Quyết định 102/2006 của Thủ tướng Chính phủ) với nhiều hạng mục công trình lớn như: cảng nước sâu, nhà máy xi măng, sân bay… sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho dải ven biển nói riêng cũng như cho cả tỉnh nói chung./.
(Ban Biên tập – Sưu tầm và biên soạn)
Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Cao Bằng Điện Tử trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!