Bạn đang xem bài viết Bản Quyền Logo – Những Chủ Thể Gây Nhầm Lẫn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nhắc đến bản quyền logo, hay quyền tác giả mọi người thường nghĩ đến chủ sở hữu loại tài sản trí tuệ này sẽ là một cá nhân thay vì một tổ chức hãy doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế các tổ chức, doanh nghiệp thường mới là chủ sở hữu hợp pháp của văn bằng bảo hộ logo đại diện cho thương hiệu của họ.
Cùng Phan Law tìm hiểu các thông quyền xoay quay bản quyền (quyền tác giả) logo ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tác giả sáng tác và chủ sở hữu bản quyền logoTác giả logo và chủ sở hữu bản quyền logo là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn, mặc dù cũng có trường hợp tác giả cũng chính là chủ sỡ hữu tác phẩm logo nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Cụ thể:
Tác giả logo là những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Tác giả (không phải là chủ sở hữu tác phẩm) có độc quyền các quyền nhân thân bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Chủ sở hữu là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đứng tên trên văn bằng bảo hộ quyền tác giả logo do Cục Bản quyền cấp, nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm nếu đồng thời là tác giả
Quyền tài sản gắn với bản quyền logo của tác giả và chủ sở hữuTác giả logo đồng thời là chủ sở hữu sẽ có những quyền tài sản sau:
Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tóm lại, một bản quyền logo được bảo hộ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ hai mặt: Đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân thường sẽ được gắn liền với tác giả trực tiếp sáng tác ra tác phẩm logo.
Ngược lại quyền tài sản sẽ đi liền với chủ sở hữu. Trong trường hợp đặc biệt mà tác giả và chủ sở hữu đồng thời là một, thì quyền nhân thân và quyền tài sản đều được bảo hộ như nhau dựa trên văn bằng bảo hộ của Cục Bản quyền Việt Nam.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề bản quyền logo, hoặc các vấn đề pháp lý sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ khác đừng ngần ngại hãy liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé!
Đăng Ký Bản Quyền Logo Như Thế Nào Trong Năm 2023?
Đăng ký bản quyền logo như thế nào là từ khóa được tìm kiếm đứng top đầu trong lĩnh vực pháp lý trong năm 2023.
Vậy với hàng loạt các thay đổi về quy định pháp luật trong năm 2023, bạn cần phải tiến hành thủ tục bảo hộ bản quyền logo của mình như thế nào? Liệu có gì thay đổi trong các quy định này hay không? Tìm hiểu thật kỹ ngay trong bài viết dưới đây để có câu trả lời cho thương hiệu mình nhé!
Đăng ký bản quyền logo như thế nào theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệCó thể nói thay đổi duy nhất tính đến hiện tại chính là số lượng đơn đăng ký bản quyền logo tăng lên một cách chóng một trong năm 2023 và chưa hề có dấu hiệu giảm sút! Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh bảo hộ giữa các thương hiệu là vô gay gắt. Phải đăng ký bản quyền logo như thế nào để có thể vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt này? Trước hết bạn cần:
Tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả
Tham khảo ý kiến của các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp về khả năng được bảo hộ của logo thương hiệu
Chuẩn bị đầy đủ, trung thực, chính xác các tài liệu/ giấy tờ pháp lý cần thiết theo yêu cầu hồ sơ đăng ký của Cục Bản quyền
Xác định và chuẩn bị chi phí cần phải bỏ ra khi đăng ký bảo hộ
Theo dõi thật sát quá trình thẩm định của Cục, thông qua đó có các phương thức hối thúc, trả lời hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo như thế nào?Quan trọng nhất vẫn là bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ của bạn. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo như thế nào là hoàn hảo nhất? Chính xác bạn cần:
Tờ khai đăng ký bảo hộ bản quyền (quyền tác giả). Theo mẫu duy nhất mà Cục Bản quyền ban hành
Mẫu logo thương hiệu cần được bảo hộ. Thể hiện theo loại hình tác phẩm của logo thương hiệu
Các giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của tác giả sáng tác trực tiếp ra logo thương hiệu cần bảo hộ
Giấy cam kết quá trình sáng tác của tác giả
Văn bản thỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu thương hiệu và tác giả logo
Các giấy tờ liên quan của logo thương hiệu như: quá trình sáng tác, công bố hay chưa? thời gian công bố, thời gian sử dụng trên thực tế,…
Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn đăng ký bảo hộ bản quyền logo thương hiệu
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký với Cục Bản quyền
Như vậy, bạn đã nắm được sơ bộ cách đăng ký bản quyền logo như thế nào trong năm 2023 hay chưa? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, để tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. Chúng tôi với phương châm nhanh chóng – hiệu quả – chuyên nghiệp – tiết kiệm tự tin sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất cho cả quá trình bảo hộ thương hiệu của bạn!
Đăng Ký Bản Quyền Logo Thương Hiệu Như Thế Nào Nhanh Nhất?
Đăng ký bản quyền logo thương hiệu thường là thủ tục được các doanh nghiệp chọn lựa trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền logo thương hiệu của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Sở dĩ như vậy, là do văn bằng bảo hộ quyền tác giả logo không những mang giá trị pháp lý cao, mà còn là tài liệu quan trọng giúp nâng cao khả năng được bảo hộ của logo thương hiệu khi đăng ký độc quyền.
Đăng ký bản quyền logo thương hiệu cần chuẩn bị những gì?Để hồ sơ đăng ký bản quyền logo thương hiệu của bạn tại Cục Bản quyền được xét duyệt nhanh nhất, bạn cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ pháp lý cần thiết sau:
Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Theo mẫu ban hành của Cục Bản quyền tác giả
Mẫu logo thương hiệu cần được bảo hộ. Trình bày chính xác theo quy định của Cục đối với từng loại hình tác phẩm của logo thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu logo thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của tác giả sáng tác logo thương hiệu
Các giấy tờ liên quan đến quá trình sáng tác và sử dụng logo trên thực tế
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký với Cục Bản quyền
Đăng ký bản quyền logo thương hiệu kéo dài bao lâu?Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bản quyền logo thương hiệu là Cục Bản quyền và hai văn phòng đại diện của Cục bản quyền tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ đến các địa chỉ trên thông qua:
Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Nộp thông qua đường bưu điện
Nộp trực tuyến trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tiếp của Cục
Nộp hồ sơ thông qua các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho logo thương hiệu của bạn, Cục Bản quyền sẽ tiến hành thẩm định và xét duyệt đơn trong 15 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này có thể kéo dài hơn do số lượng đơn đăng ký quá lớn, và do hồ sơ của bạn chuẩn bị chưa đầy đủ, chính xác!
Văn bằng bảo hộ quyền tác giả cho logo thương hiệu của bạn có giá trị sử dụng lên đến 75 năm! Đầy cũng chính là tài liệu quan trọng để chứng minh quyền sở hữu tài sản trí tuệ của bạn, cũng như giúp cho thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Với những lợi ích thực tế của việc đăng ký bản quyền logo mang lại, bạn không nên chần chừ thêm một giây phút nào nữa để tiến hành ngay thủ tục này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình thực hiện, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất.
Đội ngũ luật sư với 14 năm hoạt động bảo hộ quyền tác giả của Phan Law luôn sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành tốt nhất cho thương hiệu của bạn.
Bảo Hộ Bản Quyền Tác Giả Cho Tác Phẩm Năm 2023
Bảo hộ bản quyền tác giả cho tác phẩm những năm gần đây nổi lên hơn bao giờ hết. Từ doanh nghiệp đến cá nhân đều quan tâm đúng mức hơn đối với các tài sản trí tuệ của riêng mình.
Tuy đây không phải là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ, nhưng tại sao số đơn đăng ký cho thủ tục này lại tăng nhanh một cách chóng mặt? Cùng Phan Law tìm hiểu lý do trong bài viết dưới đây nhé!
Bảo hộ bản quyền tác giả – Chắp cánh cho tác phẩmĐể biết lý do tại sao bảo hộ bản quyền tác giả cho tác phẩm ngày càng được quan tâm, không thể bỏ qua những lợi ích mà thủ tục này mang lại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Phan Law xin điểm qua một số lợi ích thiết thực như sau:
Khẳng định được tác phẩm được chủ sở hữu của tác phẩm trên thị trường
Đảm bảo quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm
Khẳng định và nâng tầm giá trị của tác phẩm. Một tác phẩm được công nhận bởi pháp luật chắc chắn sẽ mang giá trị cao hơn nhiều lần so với các tác phẩm khác không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.
Là một phương pháp marketing hiệu quả thông qua trang công bố của Cục Bản quyền, mang tác phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn
Thương mại hóa quyền sở hữu tác phẩm và quyền liên quan
Là bằng chứng mang tính pháp lý cao, sắc bén để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm khi không may xảy ra tranh chấp.
Trên đây chính là một số lợi ích mà bạn sẽ nắm trong tay 75 năm khi cầm được tấm văn bằng bảo hộ bản quyền tác phẩm của riêng bạn. Bạn đã hiểu được phần nào lý do lượng đơn đăng ký lại tăng nhanh một cách chóng mặt như vậy rồi phải không?
Làm thế nào để bảo hộ bản quyền tác giả cho tác phẩm năm 2023?Trên thực tế, các nước phát triển từ lâu đã có những quy định và quan tâm đúng mức đối với vấn đề bảo hộ bản quyền tác giả cho tác phẩm. Các cá nhân và doanh nghiệp Việt khá chậm so với nước bạn, chúng ta thông qua những vụ tranh chấp lớn xảy ra cả trong nước và quốc tế để quan tâm đúng mức hơn với loại tài sản đặc biệt này.
Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm với Cục Bản quyền Việt Nam, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ pháp lý sau:
Đơn đăng ký quyền tác giả
Tác phẩm cần đăng ký (thể hiện theo đúng loại hình được quy định)
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu
Giấy tờ pháp lý của tác giả sáng tác
Giấy cam kết của tác giả
Chứng từ nộp phí và lệ phí
Cục Bản quyền Việt Nam sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả đầy đủ của bạn, sẽ tiến hành thẩm định chỉ trong vòng 15 ngày! Nếu mọi giấy tờ bạn chuẩn bị đầy đủ và hoàn hảo, bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ cho tác phẩm của mình và nắm trong tay tất cả những lợi ích mà Phan Law đã cung cấp ở trên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Quyền Logo – Những Chủ Thể Gây Nhầm Lẫn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!