Bạn đang xem bài viết 「Ma Thổi Đèn: Nộ Tinh Tương Tây」 – Một Đời Áo Khoác Tơi Vượt Mưa Gió Vẫn Bình Tâm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sơ lược: Ma thổi đèn – Nộ tinh Tương Tây (鬼吹灯 – 怒晴湘西)Chủ diễn: Trần Ngọc Lâu (Phan Việt Minh), Chá Cô Tiêu (Cao Vỹ Quang), Hồng cô nương (Tân Chỉ Lôi), cùng các diễn viên khác.Thời lượng: 21 tậpCông chiếu: 21/01/2023 trên Tencent VideoĐiểm Douban: 7.2/10.0
Warning: Bài viết có tiết lộ nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc nha mấy bồ :)))
Nộ tinh Tương Tây/Thi vương Tương Tây thuộc phần hai trong series phim Ma thổi đèn, tuy vậy thì mình nghĩ đây là phần ngoại truyện hoặc tiền truyện mở đầu cho Mô kim hiệu úy về sau. Phần phim này sẽ giải thích về lời nguyền con mắt trên người Shirley Dương, và có thể bạn đã biết, Chá Cô Tiêu chính là ông ngoại của Shirley.
Cảm xúc lúc xem phim lên xuống vô thường, lúc thì cười thật nhiều và có lúc lại buồn suýt khóc vì mọi người lần lượt hy sinh ở những thời điểm mà mình không ngờ tới. Bởi vì mình không đọc truyện nên khi xem phim cảm thấy bất ngờ quá, nếu ai đã đọc truyện rồi thì sẽ đỡ hoang mang hơn.
Trước khi đến với phim này thì mình đã xem qua vài phần Ma thổi đèn bản điện ảnh, bản của Trần Khôn, bản của Triệu Hựu Đình,… Bản của Trần Khôn thì mình không thích lắm, vì nó xoáy sâu vào tuyến tình cảm. Còn bản của Triệu Hựu Đình chả khác gì phim đánh boss quái vật ngoài hành tinh. Cho tới lúc xem phim này thì mới thốt lên là: “Mèn ơi, đây mới đúng là chất đạo mộ nè mấy bồ ơiiiiiii”. Ở Nộ tinh Tương Tây bản truyền hình, bên sản xuất không lạm dụng quá nhiều kỹ xảo. Theo mình tìm hiểu trên Baidu, đoàn làm phim có rất nhiều cảnh quay ngoại cảnh, chính vì vậy khiến cho phim trở nên chân thực hơn so với những bộ chế tác khác. Kỹ xảo dĩ nhiên là sẽ có rồi, ví dụ như đoạn đánh con rết chẳng hạn. Nhìn chung màu phim hợp với thời đại bối cảnh lúc diễn ra sự kiện ở Tương Tây.
Nộ tinh Tương Tây là đoạn hành trình giữa những kẻ xa lạ. Có thể ban đầu mỗi người đều mang đến tâm tư riêng, nhưng sau khi trải qua biến cố hay hoạn nạn, họ lại đồng lòng sát cánh cùng nhau.
Thoạt đầu xuất hiện, nhân vật Trần Ngọc Lâu sẽ khiến bạn cảm thấy anh ta hơi “hèn”. Anh sợ mất mặt trước đám đàn em thuộc hạ, toan tính được mất trước sau. Mặt khác anh cũng muốn chứng tỏ bản thân với người cha của mình. Nhưng dẫu vậy, anh là kẻ khảng khái trọng nghĩa khí, không bỏ rơi thuộc hạ lúc nguy nan (đoạn cứu Côn Luân). Và anh cũng có thiên phú về phương diện coi phong thủy, cùng với đôi mắt tinh ranh tựa như mắt mèo. Hướng phát triển của nhân vật này thuộc kiểu trải qua nguy nan để trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm đổ đấu hơn. Trước phim này thì mình chưa coi qua phim nào của Phan Việt Minh. Phan Việt Minh không phải kiểu mỹ nam như fangirl thường hay thích, anh là diễn viên nằm ở phái thực lực. Diễn viên đối với mình không cần quá đẹp, chỉ cần khí chất tỏa ra bản lĩnh nam nhi là mình duyệt rồi. Và Phan Việt Minh anh hội tụ mọi yếu tố đó, diễn xuất có, cái duyên của nhân vật cũng có nơi anh. Trần Ngọc Lâu trong phim có 3 lần xuống mộ, 3 lần anh đều nhận những tổn thất nặng nề. Anh em trong ban bị trọng thương, tử thương rất nhiều. Có thể thấy anh khá hấp tấp khi không đủ kiên nhẫn chờ đợi nhóm Hồng cô nương – Gà Gô trở về để cùng xuống mộ một lần cả thảy. Nhưng nếu ngồi yên chờ đợi như vậy thì đã không phải là thủ lĩnh phái Xà Lĩnh.
Gà Gô, người đàn ông gánh team trong những lúc nguy nan nhất. Cả đời mang trên vai trách nhiệm đi tìm Mộc Thần Châu giải cứu bộ tộc. Có lẽ anh là người có số phận bi tráng nhất trong bộ 3 nhân vật chính. Đi tìm mộc thần châu khắp cùng trời cuối đất, hai sư đệ sư muội cuối cùng lại bỏ mạng nơi đất khách, chỉ còn mình anh cô độc. Khoảng thời gian tốt đẹp nhất với anh phải chăng là lúc đồng hành cùng Hồng cô nương, hai sư đệ sư muội, và kết giao cùng Trần Ngọc Lâu. Xét về bản lĩnh võ nghệ, mình cho rằng Chá Cô Tiêu nhỉnh hơn Lâu chủ một tí, bởi chính anh đã năm lần bảy lượt cứu Lâu chủ thoát khỏi kiếp nạn.
Giả sử, nếu như Trần Ngọc Lâu và Chá Cô Tiêu học được tài nghệ của Mô Kim hiệu úy thì số phận của họ giữa thời đại bấy giờ đã không bi kịch như vậy. Mình không phủ nhận kỳ tài của họ, nhưng ở họ thiếu đi một chút gì đó may mắn. Tuy vậy nếu như năm xưa họ dễ dàng tìm ra được thần châu thì lời nguyền đã được hóa giải và còn đâu bí ẩn để nhóm Hồ 81 đi truy lùng. Cảm khái về thời đại của họ có thể gói gọn trong vài chữ, bi tráng – vừa bi thương nhưng lại đầy tráng lệ. Thử hỏi tuổi trẻ xông pha cùng anh em bằng hữu, cùng thuộc hạ vào sinh ra tử, ai mà không sôi sục nhiệt huyết? Lang bạt khắp nơi, gặp biết bao biến cố, bao nhiêu con người đã ngã xuống bỏ mạng trong mộ thiêng. Có kẻ phải tha phương cầu thực, kẻ phải đánh đổi đôi mắt. Để rồi khi chân tay đã mỏi, tuổi già tìm đến, ngồi hoài niệm lại về một thời lẫy lừng và tưởng nhớ về những người đã ra đi. Âu cũng là một loại gian khổ đáng giá.
Nghe thì có vẻ đáng sợ là vậy nhưng phim đã giảm tải đi phần bi thương khi đan xen vào đó một vài phân đoạn đấu võ mồm đầy khôi hài.
Bên cạnh couple Lâu chủ x Chá Cô Tiêu, Chá Cô Tiêu x Hồng cô nương thì chúng ta còn có bộ đôi ngược luyến tàn tâm Hoa Mã Quải x Dương Phó quan. Ôi đôi chim cu này ngoài việc đấu mắt với nhau còn hay tâm sự trút nỗi lòng trông buồn cười lắm 😂. La soái trong phim đảm nhận phần phá game của team. Mặc dù anh chuyên lấy đá đè chân đồng đội nhưng ở đoạn cuối anh vẫn đón nhận cái chết đầy thống khoái.
Về phần nhạc phim, bài «Đèn định phong ba» do chính Phan Việt Minh thể hiện truyền tải rất đúng tinh thần của bộ phim. Từ hồi coi phim xong mình nghe không biết bao nhiêu lần. Ca từ rất hào sảng và khí khái.
“Thế giới hỗn loạn không sướng không khổTâm cao chí ngạo chỉ cần vui là được.”
«Người thắp nến, ma thổi đèn»
Bình chọnChia sẻ:
Số lượt thích
Đang tải…
「Ma Thổi Đèn: Nộ Tinh Tương Tây」
Bài viết có tiết lộ nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc nha mấy bồ :)))
Nộ tinh Tương Tây/Thi vương Tương Tây thuộc phần hai trong series phim Ma thổi đèn, tuy vậy thì mình nghĩ đây là phần ngoại truyện hoặc tiền truyện mở đầu cho Mô kim hiệu úy về sau. Phần phim này sẽ giải thích về lời nguyền con mắt trên người Shirley Dương, và có thể bạn đã biết, Chá Cô Tiêu chính là ông ngoại của Shirley.
Cảm xúc lúc xem phim lên xuống vô thường, lúc thì cười thật nhiều và có lúc lại buồn suýt khóc vì mọi người lần lượt hy sinh ở những thời điểm mà mình không ngờ tới. Bởi vì mình không đọc truyện nên khi xem phim cảm thấy bất ngờ quá, nếu ai đã đọc truyện rồi thì sẽ đỡ hoang mang hơn.
Trước khi đến với phim này thì mình đã xem qua vài phần Ma thổi đèn bản điện ảnh, bản của Trần Khôn, bản của Triệu Hựu Đình,… Bản của Trần Khôn thì mình không thích lắm, vì nó xoáy sâu vào tuyến tình cảm. Còn bản của Triệu Hựu Đình chả khác gì phim đánh boss quái vật ngoài hành tinh. Cho tới lúc xem phim này thì mới thốt lên là: “Mèn ơi, đây mới đúng là chất đạo mộ nè mấy bồ ơiiiiiii”. Ở Nộ tinh Tương Tây bản truyền hình, bên sản xuất không lạm dụng quá nhiều kỹ xảo. Theo mình tìm hiểu trên Baidu, đoàn làm phim có rất nhiều cảnh quay ngoại cảnh, chính vì vậy khiến cho phim trở nên chân thực hơn so với những bộ chế tác khác. Kỹ xảo dĩ nhiên là sẽ có rồi, ví dụ như đoạn đánh con rết chẳng hạn. Nhìn chung màu phim hợp với thời đại bối cảnh lúc diễn ra sự kiện ở Tương Tây.
Nộ tinh Tương Tây là đoạn hành trình giữa những kẻ xa lạ. Có thể ban đầu mỗi người đều mang đến tâm tư riêng, nhưng sau khi trải qua biến cố hay hoạn nạn, họ lại đồng lòng sát cánh cùng nhau.
Thoạt đầu xuất hiện, nhân vật Trần Ngọc Lâu sẽ khiến bạn cảm thấy anh ta hơi “hèn”. Anh sợ mất mặt trước đám đàn em thuộc hạ, toan tính được mất trước sau. Mặt khác anh cũng muốn chứng tỏ bản thân với người cha của mình. Nhưng dẫu vậy, anh là kẻ khảng khái trọng nghĩa khí, không bỏ rơi thuộc hạ lúc nguy nan (đoạn cứu Côn Luân). Và anh cũng có thiên phú về phương diện coi phong thủy, cùng với đôi mắt tinh ranh tựa như mắt mèo. Hướng phát triển của nhân vật này thuộc kiểu trải qua nguy nan để trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm đổ đấu hơn. Trước phim này thì mình chưa coi qua phim nào của Phan Việt Minh. Phan Việt Minh không phải kiểu mỹ nam như fangirl thường hay thích, anh là diễn viên nằm ở phái thực lực. Diễn viên đối với mình không cần quá đẹp, chỉ cần khí chất tỏa ra bản lĩnh nam nhi là mình duyệt rồi. Và Phan Việt Minh anh hội tụ mọi yếu tố đó, diễn xuất có, cái duyên của nhân vật cũng có nơi anh. Trần Ngọc Lâu trong phim có 3 lần xuống mộ, 3 lần anh đều nhận những tổn thất nặng nề. Anh em trong ban bị trọng thương, tử thương rất nhiều. Có thể thấy anh khá hấp tấp khi không đủ kiên nhẫn chờ đợi nhóm Hồng cô nương – Gà Gô trở về để cùng xuống mộ một lần cả thảy. Nhưng nếu ngồi yên chờ đợi như vậy thì đã không phải là thủ lĩnh phái Xà Lĩnh.
Gà Gô, người đàn ông gánh team trong những lúc nguy nan nhất. Cả đời mang trên vai trách nhiệm đi tìm Mộc Thần Châu giải cứu bộ tộc. Có lẽ anh là người có số phận bi tráng nhất trong bộ 3 nhân vật chính. Đi tìm mộc thần châu khắp cùng trời cuối đất, hai sư đệ sư muội cuối cùng lại bỏ mạng nơi đất khách, chỉ còn mình anh cô độc. Khoảng thời gian tốt đẹp nhất với anh phải chăng là lúc đồng hành cùng Hồng cô nương, hai sư đệ sư muội, và kết giao cùng Trần Ngọc Lâu. Xét về bản lĩnh võ nghệ, mình cho rằng Chá Cô Tiêu nhỉnh hơn Lâu chủ một tí, bởi chính anh đã năm lần bảy lượt cứu Lâu chủ thoát khỏi kiếp nạn.
Giả sử, nếu như Trần Ngọc Lâu và Chá Cô Tiêu học được tài nghệ của Mô Kim hiệu úy thì số phận của họ giữa thời đại bấy giờ đã không bi kịch như vậy. Mình không phủ nhận kỳ tài của họ, nhưng ở họ thiếu đi một chút gì đó may mắn. Tuy vậy nếu như năm xưa họ dễ dàng tìm ra được thần châu thì lời nguyền đã được hóa giải và còn đâu bí ẩn để nhóm Hồ 81 đi truy lùng. Cảm khái về thời đại của họ có thể gói gọn trong vài chữ, bi tráng – vừa bi thương nhưng lại đầy tráng lệ. Thử hỏi tuổi trẻ xông pha cùng anh em bằng hữu, cùng thuộc hạ vào sinh ra tử, ai mà không sôi sục nhiệt huyết? Lang bạt khắp nơi, gặp biết bao biến cố, bao nhiêu con người đã ngã xuống bỏ mạng trong mộ thiêng. Có kẻ phải tha phương cầu thực, kẻ phải đánh đổi đôi mắt. Để rồi khi chân tay đã mỏi, tuổi già tìm đến, ngồi hoài niệm lại về một thời lẫy lừng và tưởng nhớ về những người đã ra đi. Âu cũng là một loại gian khổ đáng giá.
Nghe thì có vẻ đáng sợ là vậy nhưng phim đã giảm tải đi phần bi thương khi đan xen vào đó một vài phân đoạn đấu võ mồm đầy khôi hài.
Bên cạnh couple Lâu chủ x Chá Cô Tiêu, Chá Cô Tiêu x Hồng cô nương thì chúng ta còn có bộ đôi ngược luyến tàn tâm Hoa Mã Quải x Dương Phó quan. Ôi đôi chim cu này ngoài việc đấu mắt với nhau còn hay tâm sự trút nỗi lòng trông buồn cười lắm 😂. La soái trong phim đảm nhận phần phá game của team. Mặc dù anh chuyên lấy đá đè chân đồng đội nhưng ở đoạn cuối anh vẫn đón nhận cái chết đầy thống khoái.
Về phần nhạc phim, bài “Đèn định phong ba” do chính Phan Việt Minh thể hiện truyền tải rất đúng tinh thần của bộ phim. Từ hồi coi phim xong mình nghe không biết bao nhiêu lần. Ca từ rất hào sảng và khí khái.
“Thế giới hỗn loạn không sướng không khổTâm cao chí ngạo chỉ cần vui là được.”
“Người thắp nến, ma thổi đèn”
Ma Thổi Đèn (Tập 7)
CHƯƠNG 40
HẮC TÌ BÀ
Trong mắt người đời, Ban Sơn Phân Giáp thuật của Ban Sơn đạo nhân sử dụng khi đổ đấu thực sâu xa huyền diệu, song mấu chốt hết thảy đều không rời xa thuyết “sinh khắc chế hóa.” Lần này vào Bình Sơn trộm mộ, chính vì trong khe núi có lắm độc trùng chướng khí nên mới đặc biệt đi tìm gà Nộ Tinh ở bản Kim Phong, trăm loài độc vật tiềm dưỡng thành hình bên sườn núi Bắc này đều không phải đối thủ của nó. Nhưng ban đêm, gà trống chỉ còn lại một nửa dũng khí, nhất thời không làm gì được con bọ cạp núi đã chui khỏi áo quan.
Bọn Gà Gô đứng cách đó mười mấy bước, thấy con bọ cạp lưng bè bụng dày đang lồng lộn điên cuồng, tả xung hữu đột mà không sao thoát được, cuối cùng bỗng co rúm lại, trên lưng nứt ra một kẽ to, từ bên trong bay lên một làn sương trắng, dập dềnh lên xuống chứ không tan ra, ba con gà trống tuy đang máu chiến, nhưng thấy con bọ cạp núi đột nhiên biến đổi khác thường cũng không khỏi kinh ngạc, không biết xảy ra chuyện gì, lập tức mạnh con nào con nấy chạy.
Gà Gô thấy lưng con bọ cạp bốc lên một làn sương trắng cổ quái cũng vội vã xua tay bảo Hồng cô nương và gã người Miêu kia lùi lại mấy bước. Gió núi khẽ thổi, đánh tan là sương trắng, lúc này vết nứt trên lưng con bọ cạp đã rộng ngoác ra như một cái mồm đen ngòm, một lũ bọ cạp con trắng lốm đốm từ bên trong bò ra, giẫy giụa thoát khỏi lưng bọ cạp mẹ, rồi tán loạn tìm đường trốn.
Bọ cạp mẹ bị rách toạc cả lưng, giống như bọc giáp rách nằm im lìm dưới đất, chắc là đã chết. Gà Nộ Tinh thấy bao nhiêu bọ cạp con trắng trắng đỏ đỏ bò ra từ lưng bọ cạp mẹ, vốn đã thiên địch khắc tinh, lẽ nào chịu bỏ qua, lập tức vỗ cánh xù lông xông vào mổ từng con một, nuốt gọn vào bụng. Hai con gà trống còn lại cũng tả xung hữu đột,trong nháy mắt đã ngốn sạch mấy chục con bọ cạp con, như gió cuốn mây bay, hết thảy đều chui vào bụng gà không sót lấy nửa con.
Người Miêu đứng bên thấy vậy liền đưa tay vỗ đầu, đoạn nói với Gà Gô: “Hóa ra bọ cạp núi chui vào áo quan là muốn nhờ âm khí để sinh con…” Độc vật ở núi Bình Sơn đều là những loài kì độc, lại quanh năm suốt tháng hít nhả dược khí trong núi, nên đều thích trốn ở những nơi âm u lạnh lẽo, đặc biệt bò cạp cái lúc sinh con lại càng tích chui vào quan tài hay phần mộ.
Quanh Lão Hùng Lĩnh vốn lưu truyền câu ngạn ngữ “Bọ cạp từ nhỏ không có mẹ,” bọ cạp núi ở đây cả đời chỉ sinh sản một lần, đẻ con đằng lưng, khi bò cạp con ra đời cũng chính là lúc bọ cạp mẹ từ giã cõi đời, bởi thế những đứa trẻ mồ côi không người thân thích trong các làng bản Tương Tây đều được sơn dân gọi là “bọ cạp con.”
Bọ cạp mẹ chui vào quan quách có xác chết vì tử khí âm u sẽ giúp nó tạm thời giảm bớt đau đớn do nứt da mà chết. Đa phần sơn dân bản địa đều biết bọc con mà bọ cạp mẹ sinh ra lúc nào cũng có ba mươi sáu con, không hơn không kém, vừa bằng số xương sườn của một bộ xương sườn, vì thế bọ cạp núi còn được gọi là “xương sườn.”
Gà Gô trước giờ chưa bao giờ từng đi qua Lão Hùng Lĩnh vùng Mãnh Động này, anh ta tuy kiến thức sâu rộng nhưng không phải điều gì cũng biết, tập tính đặc biệt của loài bọ cạp núi ở vùng này chính là một trong những điều anh ta không am tường, nghe người Miêu giải thích ngọn nguồn mới biết. Có điều Bình Sơn này lắm dược thạch quý hiếm, độc vật sinh sống trong núi hình dạng đều kì quái, sao mà biết cho hết được, chỉ cần nắm rõ thuyết sinh khắc, mang theo mấy con gà trống vào núi là ổn thỏa cả thôi.
Gà Gô thấy ba con gà trống đã ngốn sạch mấy chục con bọ cạp con, bụng no căng, tinh thần càng thêm ủ rũ, liền bảo người Miêu nhốt chúng lại vào sọt, còn anh ta và Hồng cô nương tiến lên trước kiểm tra tình hình bên trong áo quan.
Hai người xách dao súng tới bên áo quan, trước tiên kiểm tra con vượn già bị đè dưới cỗ quách. Phần đáy quách tử kim đúc tám con kì súc khiêng quan, đều mang hình dạng nửa người nửa thú, cơ thể to khỏe mình đầy vảy giáp, quái vật có vảy khiêng quan không chỉ thể hiện địa vị tôn quý của người chết trong quan, mà còn có tác dụng chống ẩm bên trong mộ thất, giúp nâng cỗ quách tử kim lên cao cách mặt đất một đoạn, phòng khi nước mưa tràn vào mộ thất không thể thoát ra ngay, quan tài gỗ bên trong cũng không bị ngâm nước.
Con vượn già toàn thân lông trắng bị cỗ quách rơi trúng, may mà phần đáy quách có quái thú khiêng quan, tạo thành khe hở giữa áo quan với mặt đật, lại thêm lá mục sau mỗi trận mưa táp gió quật, phủ lên mặt đất một lớp thảm dày êm ái, cộng với bản thân nó xương cốt chắc khỏe, trải qua đại nạn không chết, có điều thương tích cũng không nhẹ.
Gà Gô cúi xuống, xách đèn bão soi vào đấy quách, thấy con vượn già lông bạc mồm mũi chảy đầy máu tươi, bị đè chặt không thể cựa quậy, nằm im như chết.
Anh ta nghĩ bụng, con vượn già ban nãy còn động đậy, sao giờ lại bất động thế này, liền giơ chân đá vào cánh tay vượn đang thò ra. Con vượn già quả nhiên rụt tay lại tránh, hai con mắt gian xảo mở to, đảo loạn lên rồi nhe nanh ra bộ hù dọa Gà Gô, trong ánh mắt nó ngoài bảy phần sợ hãi còn ba phần độc địa.
Gà Gô thấy con vượn già lông bạc trắng, thần sắc gian xảo thì biết không phải loài lương thiện. Vạn vật trên đời sinh diệt đều theo lẽ tự nhiên, nếu sống lâu năm, màu lông nguyên bản trên thân mình tất sẽ thay đổi, từ màu tro chuyển sang màu trắng, rồi lại từ màu trắng chuyển thành màu bạc, đến giai đoạn này đã không còn là vật thường nữa, không phải tiên tất là yêu, có thể nhìn thấu lòng người.
Nghe tay người Miêu nói, bầy vượn này ở hang Vượn Trắng trên núi Bình Sơn, thường chặn đường thương khách để cướp thức ăn, đã hại chết rất nhiều mạng người, ngay cả quần áo hàng hóa cũng không chừa, khuân tất vào hang rồi giành giật với nhau, có khi mặc cả quần áo, bắt chước dáng vẻ con người, diễu qua diễu lại trong núi, quá nửa đều do con vượn lông bạc này bày trò dẫn lối.
Gà Gô thầm nghĩ thứ này cũng cùng một giuộc với con báo già ở bia cổ, rắp tâm trừ khử, định cho nó một phát đạn, xóa sổ cái tên hang Vượn Trắng. Hồng cô nương lại không tin vào chuyện lũ vượn hại người của tay người Miêu, hắn đâu có tận mắt nhìn thấy bầy vượn hại người, huống hồ con vượn già này đã bị trọng thương, có được thả ra cũng không thể sống thêm mấy ngày, cô ta bèn khuyên Gà Gô nương tay, niệm tình con vượn trắng chỉ còn chút hơi tàn mà để nó sống thêm ngày nào hay ngày nấy, hôm nay số anh em ta mất mạng đã quá nhiều, chúng ta cũng nên vì họ mà tích chút âm đức.
Gà Gô nghe cô ta nói vậy không tiện phản đối, đành bỏ ý định giết con vượn già, đằng nào nó cũng đã dở sống dở chết, tạm để lại cái mạng cho nó cũng chẳng sao, sẵn súng trong tay, muốn lấy mạng nó thì thiết nghĩ chẳng có gì khó. Giờ đại sự phải đặt lên hang đầu, khai quật lấy báu vật mới là việc gấp, nghĩ vậy anh ta bèn thu súng đứng dậy, để mặc con vượn già bị đè dưới cỗ quách nhe nanh nhe lợi, không thèm để ý đến nó nữa.
Ba người lập tức đến bên cỗ quách tử kim, nhờ ánh trăng sáng thò đầu vào trong xem xét tình hình. Lúc này trăng đã ngả bóng, ánh sáng lạnh lẽo mờ ảo rọi vào trong quan tài, chỉ thấy bên trong xác vượn và cương thi vẫn đè chồng lên nhau, bọn họ liền dùng thang rết móc xác con vượn cụt đuôi, lôi nó ra ngoài quăng dưới gốc cây đằng xa.
Cổ thây nằm ngửa trong quan bây giờ mới hiện rõ mồn một. Cương thi đời Nguyên tuy chết đã gần bảy trăm năm, ngay cả bộ áo bào tím thêu hoa mặc trên người cũng bắt đầu biến chất, nhưng diện mạo vẫn không hề thay đổi, chỉ có da thịt trên người là trương lên tím bầm cứng ngắc, tóc trên đầu bù xù che khuất nửa mặt, thân hình cao lớn hơn hẳn người thường, tuy chết mấy trăm năm rồi nhưng khí phách uy phong lẫm liệt vẫn chưa tiêu tan.
Quân đội thời Nguyên không chỉ có người Mông Cổ, mà còn tụ họp đủ trai tráng từ các nước ở sa mạc phía Bắc Tây Vực đến Cao Ly, Hán Di. Vị tướng này diện mạo màu tóc đều mang đặc điểm của người Tây Vực, duy có cái miệng ngậm chặt, hai má hơi nhô vẫn chưa tóp lại, có lẽ đang ngậm báu vật trụ nhan.
Gà Gô đương nhiên hi vọng thứ cương thi ngậm trong mồm là một viên minh châu, nhưng anh ta biết rõ, xưa nay vật trụ nhan ngậm trong mồm thi thể vương công qúy tộc phân làm ba loại: một là Trụ nhan tán, phương thuốc chống thối rữa bí truyền lấy thủy ngân làm nguyên liệu chính; hai là ngọc, bởi ngọc sinh hàn, đem miếng ngọc lạnh đẽo thành hình lưỡi người, đợi khi liệm thì đặt vào mồm người chết sẽ giúp cửu khiếu thoáng mát, thi thể không bị thối rữa; tốn kém nhất chính là minh châu Nguyệt Quang dưới đáy biển sâu, hoặc các loại trân châu quý hiếm, riêng cách ngậm tiền áp khẩu, giới quý tộc cổ đại hầu như không dùng.
Gà Gô trong lòng nghi hoặc, không đoán được đầu đuôi sự tình,chỉ còn chách vạch mồm xác chết ra xem thế nào. Đúng lúc định nhập quan phanh thây, chợt nghe sau vạt cây có tiếng sột soạt, vội ngẩng lên nhìn thì thấy một cành cây cong đang rung lên bần bật, lá rụng tơi tả, như bị ai đó lắc mạnh, nhưng thân cây đó to đến vừa một sải tay người ôm, sức mạnh thông thường sao có thể làm nó lay động?
Gà Gô ngoác mồm chửi: “Nhiễu quá, lại là lũ vượn trộm cắp kia phải không?” Chưa dứt lời đã rút khẩu súng pạc hoọc lia một vòng, chốt an toàn mở sẵn, nòng súng nhắm thẳng vào con vượn trắng nằm dưới áo quan, bụng nghĩ nếu bầy vượn còn ở bên chọc phá thì làm sao yên tâm phanh thây moi ngọc, tốt nhất là cho con vượn già ngắc ngoải này một phát cho sạch sẽ.
Thấy Gà Gô định kết liễu con vượn già, tay người Miêu bấy giờ mới nhảy dựng lên chừng hơn thước, la lớn: “Không xong rồi, lại quên béng mất chuyện quan trọng. Ông anh mộc công ơi, giờ Tý đã qua mất rồi, hôm nay là mồng mấy nhỉ?”
Gà Gô và Hồng cô nương thấy tay người Miêu biến sắc, không biết sợ hãi điều gì mà cứ như bị quỷ nhập tràng, càng không hiểu anh ta hỏi thế có ý gì, đồng thanh hỏi: “Mồng mấy cái gì cơ?”
Tay người Miêu ôm cái lồng gà vào lòng lắc lấy lắc để, cũng đã nhớ ra ngày giờ, liền bảo: “Nói để hai vị biết, vào thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm, bọ cạp núi thường đi thành đôi, ban nãy vữa trừ khử một bọ cạp cái, quanh đây ắt vẫn còn một con đực độc hơn ẩn nấp.” Trong loài bọ cạp núi, bọ cạp đực là hung dữ nhất, hình dáng tuy nhỏ hơn con cái nhưng chất độc tiết ra lại khủng khiếp vô cùng, cực kì khó đối phó. Giờ là canh khuya, ba con gà trống vừa ăn đẫy bọ cạp con, tinh thần đều đã suy kiệt, lắc sọt thế nào cũng không chịu tỉnh.
Thấy tay người Miêu hoảng sợ, trán vã mồ hôi, Gà Gô bèn giữ lấy hắn, nói: “Hoảng gì chứ? Chỉ là một con bọ cạp thì làm được trò trống gì?”
Lúc này Hồng cô nương bỗng chỉ tay về phía gốc cây lay động đằng xa, khẽ gọi: “Mọi người xem có thứ gì trên cây thế kia?” Gà Gô và tay người Miêu nghe tiếng liền quay lại nhìn, dưới ánh trăng đêm trông rõ rành rành một con bọ cạp núi đen sì treo ngược trên cành cây cong, như một cây đàn tì bà cũ kĩ màu đen. Hễ con bò cạp khẽ cựa quậy những đốt vỏ như những chiếc lá sắt trên mình nó lại cọ vào nhau kêu ken két, dũng mãnh khác thường, không thua gì con rết sáu cánh trốn trong đơn cung.
Tay người Miêu sợ hãi nói: “Ối ông nội ơi, chính là Hắc tì bà thành tinh trong đàn bọ cạp núi Tương Tây…” Không đợi hắn nói hết câu, con Hắc Tì Bà đang treo ngược cành cây nhe nanh thò ra hai cái càng màu đỏ máu, thoăn thoắt từ trên cây bò xuống.
Bò cạp không phải loại vật tầm thường, chúng cực kì nóng nảy, lấy ví dụ một việc đòi hỏi sự cương quyết như tự sát, có người dám làm nhưng không phải ai ai cũng làm được, trong số các loại trùng độc thì chỉ có bọ cạp núi mới có khả năng tự sát. Nếu bắt một con bọ cạp nhốt vào bình thủy tinh, lấy kính núp chiếu thẳng vào nó dưới ánh mặt trời, bọ cạp đau đớn, lại không tài nào thoát khỏi chiếc bình, sẽ lập tực dùng đuối tự đâm mình rồi chết, từ đấy có thể thấy một phần bản tính tàn bạo của nó.
Con Hắc Tì Bà từ trên cây bò xuống, nhận thấy quanh cỗ áo quan có bọ cạp chết và gà trống thì bỗng trở nên điên cuồng, nỗi căm hận sục sôi khắp toàn thân, quay mòng mòng dưới gốc cây như một trận gió đen, cái cây mọc vẹo tức thì bị nó nhổ bật cả rễ, đổ rầm xuống đất. Hắc Tì Bà nhân đó liền chui tọt vào trong bụi cỏ, chỉ thấy đám cỏ xao động nhanh chóng xáp gần tới cỗ quách tử kim.
Gà Gô kêu lên: “Mày khá lắm!” Khẩu súng pạc hoọc chờ sẵn trong tay vãi ra một loạt đạn, làn mưa đạn bay rào rào khiến cả dải cỏ tốt um tùm rậm rạp, không thể biết con Hắc Tì Bà có trúng đạn hay không, hai mươi đầu đạn đã bắn sạch chỉ trong giây lát. Gà Gô dán chặt hai mắt vào đám cỏ đang xao động theo chuyển động của con bò cạp, tay thoăn thoắt thay băng đạn khác, đồng thời quát bảo gã người Miêu và Hồng cô nương mau mở sọt thả gà. Trong bụi cây có quá nhiều chướng ngại vật, đứng từ đằng xa khó lòng bắn trúng mục tiêu, chỉ có thả gà trống vây đánh trước mới là thượng sách.
Không đợi Gà Gô ra lệnh, Hồng cô nương và gã người Miêu đã tự động tung ba con gà trống đang say ngủ ra ngoài. Khổ nỗi chúng đã no nê, lại đang giữa đêm hôm khuya khoắt, dù tử địch ở ngay trước mắt vẫn không tài nào phấn chấn lao lên ra sức truy đuổi cho được. Gã người Miêu có lo cũng chỉ đành bó tay hết cách, mắt dán vào con Hắc Tì Bà đang từ trong bãi cỏ lao tới mỗi lúc một gần, chẳng kịp nghĩ ngợi gì nhiều, ôm cả ba con gà trống đang ngái ngủ, tung thẳng về phía con bọ cạp đực.
Gà Nộ Tinh bị tung lên cao đột ngột, lúc lơ lửng trên không mới choàng tỉnh dậy, cái mào đỏ chót lập tức dựng đứng, nộ khí bừng bừng, cất tiếng gáy vang, chao lượn trên không rồi đáp xuống bãi cỏ rậm, lập tức xông vào quần nhau với con Hắc Tì Bà. Gà trống không thể bay như chim, độ sải cánh và lực gân đều có hạn, duy chỉ cổ và chân là chắc chắn khỏe khác thường. Cặp móng vàng của gà Nộ Tinh quắp chặt lấy đuôi bọ cạp, dồn hết sức lực, kéo con Hắc Tì Bà xoay tròn trên đất.
Lúc này, hai con gà trống còn lại cũng lần lượt lao tới, thần thái không lẫm liệt như gà Nộ Tinh, vừa quần nhau với bọ cạp mẹ một trận đã mệt rã rời, giờ lại bỗng nhiên phải lâm trận, chúng không khỏi có chút mông lung. Một con còn chưa tỉnh hẳn liền bị Hắc Tì Bà hung bạo dùng càng cắt phăng mất đầu, đuôi bọ cạp vung lên, hất cái đầu gà máu me bay thẳng về phía tay người Miêu.
Gã ta đương khi hoảng sợ, thấy cái đầu gà đầy máu xé gió lao tới, chỉ nhìn thôi đã hoa cả mắt thì làm sao tránh nổi, may mà Gà Gô nhanh thay tinh mắt, kéo gã sang một bên, vừa hay cái đầu gà bay sượt qua mặt, suýt đâm mù mắt gã người Miêu. Chỉ nghe một tiếng “phập” vang lên, đầu gà đâm trúng vật gì đó phía sau.
Ma Thổi Đèn Quyển 7
Cát chảy xưa nay vẫn là phương pháp chống trộm lấy nhu khắc cương rất hiệu nghiệm trong mộ cổ, không giống như đào mộ tường đất nện, cứ đào một đường hầm là giải quyết được vấn đề, cát là thứ dễ trôi dễ chảy, dân trộm mô hễ đào tới đâu lại có cát chảy lấp đầy tới đó, trừ phi họ có thể đào sạch hang vạn tấn cát cùng một lúc, nếu không dòng cát chảy sẽ như một bức tường mộ di động, kẻ trộm mộ vĩnh viễn đừng mong đào được lối ra.
Nhưng từ xưa tới nay, bẫy cát chảy tuy gặp nhiều trong mộ cổ, song cát lại không hợp với nguyên lý phong thủy. Thuyết phong thủy Thanh Ô đề cập đến “long, sa, huyệt, thủy, hướng”, nhưng chữ “sa” ở đây lại có bộ “thạch”, chỉ chung các loại nham tầng thổ nhưỡng chứ không phải là “sa” trong “lưu sa” – cát chảy.
Chẳng có chủ mộ nào muốn hài cốt mình chôn vùi trong cát, nhưng so với hành vi đổ đấu tàn khốc của dân trộm mộ thì thà để cát hỏa phục chôn vùi cả mộ thất lẫn những kẻ thâm nhập còn hơn.
Dựa vào những kinh nghiệm trước đây, bọn lão Trần cứ ngỡ trong Bình Sơn không thể có cát, nào ngờ phần cốt lõi của Bình Sơn lại chính là một ngọn núi cát hiếm có, được bao bọc bởi đá xanh nguyên khối. Bọn họ liều chết phá giếng thủy ngân trong địch lâu, nhưng lại khơi thông dòng cát chảy từ tầng nham thạch. Thường có câu “cuống sa loạn vũ”, đặc tính của cát vốn rất đỗi bình thường, nhưng một khi cát cuộn lên mạnh mẽ thì còn ghê gớm hơn cả lửa phục khói độc, người bị cát chảy truy đuổi, chỉ cần cát ngập đến ngực, chưa cần quá đầu cũng đã tắt thở chết ngay lập tức, hơn nữa cát nhỏ trơn trượt, hễ đặt chân xuống là loạng choạng ngã nghiêng, nói gì đến chuyện chạy thoát.
Lão Trần đứng trên mặt thành chứng kiến cảnh bão cát vừa đổ vào trong thành đã làm lụi hết đèn đuốc, ánh sang tứ phía đột nhiên yếu hẳn, chỉ còn tiếng cát chảy ầm ầm trong bóng đêm. Lão Trần chớp lấy thời cơ, không chút chậm trễ, lật thang trèo xuống chân thành, chân còn chưa chạm đất đã cuống cuồng tháo chạy. Trước mắt bốn bể lửa rơi cát chảy, còn nấn ná trên thành dù chỉ phút chốc cũng sẽ bị bão cát nuốt chửng. Trong địch lâu kia tuy có chút không gian, nhưng lại chui vào nơi có một lượng lớn thủy ngân như vậy, một khi địch lâu bị cát vùi, không chết nghẹt thì cũng bị khí thủy ngân tích tụ trong đó đầu độc mà chết, hiện tại chỉ có cái hang nơi cổng thành là có thể trú ẩn chốc lát.
Cát tràn vào ủng thành đều là từ tầng nham thạch bên trên trút xuống, hang núi nơi cổng thành bị cửa đập ngàn cân chắn ngang lúc trước giờ là nơi cách xa con rồng cát nhất, tuy sớm muộn gì cũng sẽ bị chôn vùi, nhưng loài sâu bọ còn ham sống sợ chết huống chi con người, xuất phát từ dục vọng cầu sinh bản năng, dù chỉ được sống thêm một chốc lát cũng phải dốc hết lực tàn mà chạy về phía cổng thành.
Đám người may mắn sống sót đang bám trên tháp tre, thấy thủ lĩnh từ trên thành điện cuống cuồng chạy lại, vừa chạy vừa khoát tay ra hiệu, sau lưng lão là trận cát chảy cuộn tới như gió rít sóng gào thì lạp tức hiểu ý thủ lĩnh, nhảy khỏi tháp tre, bất chấp vết thương chảy máu đau đớn, tất thảy lăn lê bò toài phía sau lão Trần tìm đường thoát thân.
Trận cát chảy đổ xuống như trời long đất lỡ, họ ù đặc hai tai, chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy về phía cổng thành, không dám quay đầu nhìn lại. Có những người bị tên bắn vào chân không đi được, phải ra sức bò bằng hai tay, lại có những người chân bị tê liệt, hễ vấp ngã là không sao bò dậy nổi, hơi chậm chân một chút là vĩnh viễn bị chôn vùi nơi này, những người khác giữ mạng mình đã khó, còn đầu tâm trí mà lo cho họ.
Lão Trần đang cắm đầu chạy thì thấy La Lão Oai chui ra từ đống xác chết, đã chột một mắt, mặt mày người ngợm máu me bê bết, bèn nắm ngay lấy bao súng da của hắn mà kéo đi. Trận bão cát đuổi sát phía sau khiến người ta ngạt thở, lão Trần không dám dừng bước, túm được La Lão Oai liền chạy ngay, mới chậm mấy bước mà đã thụt lùi lại sau cùng.
Đột nhiên từ cửa động trước mặt dội lại một luồng khí ép của một vụ nổ cực lớn, hất phăng mấy tên trộm đang chạy phía trước lên không, lão Trần chạy sau cùng nên kịp kéo theo La Lão Oai tránh được. Định thần nhìn lại mới biết, thì ra để cứu tính mạng thủ lĩnh và La soái, đám trộm cùng đội công binh chờ bên ngoài mộ đạo đã dung một lượng lớn thuốc nổ cho nổ tung cửa đập ngàn cân, nhưng do lượng thuốc nổ quá nhiều, cả bức tường thành cũng sụp một mảng lớn.
Lão Trần trong bụng mừng rớn, xem ra vận khí phái Xả Lĩnh vẫn chưa đến ngày tận, lần này thoát chết trong gang tấc, quả là muôn phần may mắn. Lão lấy hơi, guồng chân, vận hết sức chạy lại phía cổng thành tan hoang. Đám người Xã Lĩnh ở bên ngoài cuống lên không kịp đợi cho khói thuốc tan hết đã định xông vào địa môn tìm thủ lĩnh, chỉ thấy bên trong đen kịt cuồn cuộn cát bụi, mấy người mặt mũi lấm lem đất cát máu me cuống cuồng lao ra, sau lưng là bức tường cát đang ầm ầm truy đuổi.
Cả bọn thấy tình hình không ổn, vội dìu những người vừa xông ra, gào toáng lên quay đầu rút lui, núi cát chảy ầm ầm đổ xuống sau lưng bọn họ, trong chốc lát đã lấp kín mộ đạo.
Lão Trần liên tiếp trải qua mấy phen thập tử nhất sinh thất kinh bát đảo, tâm thần hoảng hốt cực độ, biết có ở lại cũng không nên cơm cháo gì, vội ra lệnh cho thuộc hạ ngay trong đêm đó quay trở lại nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh. Đám trộm và tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy của Hồng cô nương thu nhặt tàn binh, tinh thần người nào cũng hoang mang rệu rã, lặng lẽ rút lui tạm thờ về đóng quân trên Lão Hùng Lĩnh.
Vào tới bên trong “nhà khách của người chết” được coi là sở chỉ huy lâm thời, lão Trần mới bình tình lại xem xét thương thế của La Lão Oai. Mắt trái của hắn coi như đã mất, vết thương trên bả vai sâu tới tận xương, nhưng La Lão Oai từng trải trăm trận, thương tích đầy mình, vết thương lần này tuy nặng song sau khi được quân y đi theo xử lý cuối cùng hắn cũng tỉnh lại, liên tục tuôn ra những lời tục tĩu, chửi bới mộ chủ trong ngôi mộ cổ Bình Sơn không tiếc lời nào, nào là nếu lôi được kẻ đó từ trong cái hố phân ấy lên mà băm vằm thì mả mẹ cái họ La này của hắn sẽ đổi thành họ Cứt, nào là hắn sẽ lập tức sai người trở về điều binh, điều mẹ nó cả sư đoàn tới, để xem có xới tung được ngọn Bình Sơn này lên không.
Lão Trần biết La Lão Oai chỉ chửi cho sướng mồm, đừng nói một vạn người dù mười vạn đại quân tới đây đào xới ngôi mộ cổ nằm trong lòng một ngọn núi lớn thế này e chẳng phải dăm bữa nửa tháng mà xong cho được. Lão đã đích thân dẫn thuộc hạ, chia làm hai cánh xâm nhập vào địa cung từ đỉnh núi và chân núi, nhưng không những ra về tay trắng, mà đến khi đếm lại còn chết oan hơn một trăm anh em, đa số họ đều là những kẻ tinh nhuệ trong phái Xả Lĩnh, đáng tiếc nhất là Hoa Ma Linh và Côn Luân Ma Lặc, hai cánh tay trái phải của lão.
Lão Trần thầm nghĩ, lần này tay trắng rút lui, không chỉ chiếc ghế thủ lĩnh ngàn vàng của lão bị lung lay, mà ngay cả đỉnh Thừa Thắng sơn e cũng có nguy cơ sụp đổ. Lão Trần là kẻ có dã tâm lớn, để hoàn thành bá nghiệp một phương, bao năm nay lão đã lao tâm khổ tứ, dốc ra không biết bao nhiêu tâm huyết. Lão sinh ra để làm thủ lĩnh, thân thủ không chỉ hơn người mà tấm lòng cũng khoan dung độ lượng, xưa nay luôn dung hai chữ “nghĩa khí” để thu phục lòng người, chỉ duy có mắc mứu trước thắng thua thành bại, tâm cao khí ngạo, không chịu nhận thua, ở điểm này lão quả thật hơi thiếu khí lượng.
Trong lòng lão đã quyết, lão Trần liền triệu tập mọi người tới tuyên bố :”Nhà binh thắng bại là chuyện bình thường, đấng nam nhi phải biết nhẫn nhịn, đệ tử Giang Đông đều là những trang tuấn kiệt, biết đứng dậy sau thất bại…Các anh em đừng nên nóng lòng sốt ruột, tạm nghỉ ngơi vài hôm, sau đó theo Trần mỗ ta lên núi lần nữa, đào tới tận đáy ngôi mộ cổ Bình Sơn này, khỏi phụ lòng các anh em đã ngã xuống!”
Nói xong bèn cắt máu thề độc, cất đặt đâu vào đấy lại bày linh vị của những người chết thảm trong nghĩa trang, đốt vàng hơn theo phong tục của người Tát gia Tương Tây, làm thật nhiều hình nhân bằng giấy, bên trên ghi rõ tên họ và ngày sinh tháng đẻ của linh chủ rồi đem hóa trước linh vị, để chúng đi theo xuống âm ty làm kẻ hầu người hạ cho họ, đây âu chỉ là những chuyện vặt vãnh không cần nói kĩ.
Suốt mấy ngày liền, lão Trần để La Lão Oai nghỉ ngơi dưỡng thương, còn mình thì đóng kín cửa phòng, một mình suy nghĩ kế sách xâm nhập vào ngôi mộ trong núi Bình Sơn. Ngôi mộ cổ này quả là kì lạ, có một không hai, tuy từ đỉnh núi có thể tiến thẳng vào địa cung, nhưng lại không tránh được trùng độc ẩn nấp bên trong, hễ bị cắn một phát thì dù là thần tiên la hán cũng khó bảo toàn được tính mạng. Nhưng nếu bắt đầu đào bới từ tiền điện hay thiên điện ai biết liệu có sa chân vào ngôi mộ giả nào nữa không. Hơn nữa núi đá kiên cố, lối ra vào bị chen kín đá tảng chì nung, cạm bẫy bên trong thì trùng trùng lớp lớp, nghe nói thời nhà Tống từng có một bức sơ đồ trung tâm cạm bẫy trong núi Bình Sơn, nhưng sau đó lọt vào tay người Nguyên, việc bịt mộ hạ tang xong xuôi tấm bản đồ đó cũng bị tiêu hủy, đến nay muốn phá hủy tất cả các cơ quan cạm bẫy trong núi này thật sự khó hơn lên trời.
Suy đi tính lại, nếu chỉ dựa vào mình phái Xả Lĩnh thì đại sự trong núi Bình Sơn chắc chắn khó thành, giờ đành hi vọng đám Ban Sơn đạo nhân sớm tới hội họp. Thuật Phân Giáp của phái Ban Sơn từ xưa đã được truyền tụng là vô cùng thần kì. Lão Trần chỉ biết phương thuật này cao minh, quỷ thần cũng khó lòng chống đỡ, chứ cụ thể thế nào thì hoàn toàn không rõ, nếu có Ban Sơn đạo nhận giúp sức mà vẫn không lấy được bảo vật bên trong mộ cổ núi Bình Sơn thì thật bó tay hết cách.
Sáng ngày thứ tư, đúng như lão Trần mong đợi, ba vị đạo nhân Ban Sơn do Gà Gô dẫn đầu đã tìm tới nơi. Thì ra chuyến đi lần này của họ cũng không thuận lợi, công cốc chạy tới đất Kiềm một phen, ngôi cổ mộ Dạ Lang Vương đã bị người ta vét sạch không biết tự bao triều đại trước rồi, ngay cả một viên gạch có bích họa cũng không còn, trống trơn một cái mả hoang nhìn mà não ruột.
Lão Trần bảo thuộc hạ dành ra một phòng sạch sẽ để lão và bọn Gà Gô vào trong mật đàm, kể lại hai lần xâm nhập Bình Sơn đều thất bại thê thảm, xem chừng việc lần này không phải chỉ dùng sức là được. Bên cạnh đó lão cũng không quên dát vàng lên mặt mình, đem chuyện vật lộn thoát chết từ cửa tử ra thuật lại li kỳ rung rợn đoạn ngại ngùng tiết lộ đã mất khá nhiều huynh đệ.
Trong các hạng trộm mộ, chỉ có Mô Kinh HIệu Úy, Xả Lĩnh lực sĩ và Ban Sơn Đạo Nhân là có bí thuật ngàn năm, song trên thực tế, những bí thuật ấy đều không hẳng là “thuật”. Lão Trần biết phái Xả Lĩnh dùng sức để đào mộ, dựa vào cuốc to xẻng lớn, bình pháo thuốc nổ, cộng thêm sức người sức ngựa, và thang rết móc núi được xưng tụng là Xà Lĩnh giáp, phương pháp đổ đấu của Xả Lĩnh trước nay không rời xa mấy thứ khí giới này, lấy “giới” giúp sức, vậy nên mới có cái tên Xả Lĩnh (xẻ núi).
Ngoài ra lão còn biết, Mô Kim phát Khưu trộm mộ đều dùng “thần”, nhưng Mô Kim hiệu úy bây giờ chẳng còn lại mấy người, hành tung càng bí ẩn, nên không rõ họ dùng “thần” để trộm mộ như thế nào, lẽ nào cầu khấn thần tiên bồ tát hiển linh giúp mình đổ đấu? Đó chẳng phải tà thuật vọng thiên gieo quẻ, chiêm bốc định vị huyệt mộ hay sao? Chỉ nghe nói Mô Kim hiệu úy rất giỏi xem xét tình hình phong thủy, có bản lĩnh phân kim định huyệt, tầm long kiếm mạch, những thứ ấy sao có thể coi là “thần”?
Gà Gô là thủ lĩnh của phái Ban Sơn, cũng là nhân vật hàng đầu được quần hùng trong giới lục lâm biết đến, danh tiếng lẫy lừng thiên hạ, anh ta và lão Trần nghĩa khí tương đầu, không có chuyện gì không thể nói, đối với chuyện Mô Kim dung “thần” lại biết được ít nhiều. Ban Sơn đạo nhân tuy không phải những kẻ chân tu nhưng giả dạng đạo nhân đã ngàn năm nên cũng có hiểu biết tương đối về huyền học đạo thuật, Gà Gô thành thật giảng giải với lão Trần rằng:
Mô Kim hiệu úy khởi nguồn từ thời Hậu Hán, có sở trường Tầm Long quyết và Phân kim định huyệt, nói về thượng pháp của quyết “vọng”, trong khắp thiên hạ không ai bằng bọn họ. Đám người này khi trộm mộ đều tuần theo quy luật “Gà gáy đèn tắt không mò vàng”, rất giỏi suy diễn bát môn phương vị, những bản lĩnh này đều xuất phát từ Kinh dịch. Nguyên lý phong thủy chính là một phân chi của “dịch”, tương truyền chũ “thần” trong “Mô Kim dụng thần” chính là chỉ “dịch”. Người xưa có câu “Thần vô phương, dịch vô thể, chỉ ngụ giữa âm dương”, “gà gáy đèn tắt” chính là một phần trong thuyết âm dương biến hóa của “dịch”, nên nói cách khác Mô Kim hiệu úy trộm mộ là dựa vào dịch lý.
Có điều Ban Sơn đạo nhân Gà Gô tuy biết được đại khái là vậy, nhưng cũng chưa từng có dịp kết giao với Mô Kim hiệu úy, chỉ nghe nói Liễu Trần chưởng lão trụ trì chùa Vô Khổ chính là một vị Mô Kim đã rửa tay gác kiếm, vứt bỏ bùa Mô Kim, Gà Gô từ lâu đã mong được kết giao với ông ta, nhưng hiềm nỗi không có ai giới thiệu, lại thêm công việc bận bịu nay đây mai đó nên ý nguyện trước sau vẫn chưa thành, nay nhắc đến lại càng thở vắn than dài.
Lão Trần chợt tỉnh ngộ, quả đúng là núi cao còn có núi cao hơn, người tài trong thiên hạ thực như lá mùa thu, lão và Gà Gô tuy quen biết đã lâu nhưng ai có việc người nấy, thường khó có cơ hội gặp gỡ hàn huyên, càng không biết chuyện Ban Sơn dung “thuật” trộm mộ có thực hay không. Chỉ vì nghe nói Ban Sơn mật thuật được lưu truyền hết sức thần bí trong nội bộ Ban Sơn đạo nhân nên người ngoài cũng không tiện đoán mò xằng bậy, nhân đây lão lên tiếng hỏi, cũng là muốn thăm dò ngọn nguồn từ anh ta, bằng không nếu đám Ban Sơn đạo nhân kia chỉ hữu danh vô thực cùng bọn họ vào núi Bình Sơn há chẳng phải chết oan theo họ sao?
Gà Gô nghe lão Trần hỏi vậy liền cười nói vì chữ “Ban” trong Ban Sơn đạo nhân mà người đ thường lầm tưởng họ cũng như Xả Lĩnh lực sĩ chuyên dung sức người để xả núi, đâu biết rằng trên đời này đào núi khoét núi thì được, chứ lấy đâu ra sức mạnh có thể dời non? Trừ phi có “thuật” bằng không sao dời được núi? “Phân sơn quật tử giáp” và “Ban Sơn điền hải thuật” đã lâu không được xử dụng, họ đang ngứa ngáy khó chịu thì lại gặp ngay Bình Sơn này để trổ tài thi triển Ban Sơn phân giáp thuật. Thì ra Gà Gô nghe Lão Trần kể lể một hồi đã nghĩ ra cách phá núi Bình Sơn, “Phải làm thế này, thế này…Như vậy như vậy…” phi vụ hợp tác quật cổ mộ Bình Sơn của hai phái Ban Sơn và Xả Lĩnh đã được bắt đầu như thế.
Ma Thổi Đèn Tập 2: Mê Động Long Lĩnh
Trang ChủGiới thiệuĐọc truyệnNghe truyệnPhim ma – kinh dịWap Liên hệ Ma Thổi Đèn Tập 2: Mê Động Long LĩnhChương 25: THÔNG THIÊN ĐẠI PHẬT TỰGà Gô không hiểu gì về bí thuật phong thủy, không hiểu vế sau câu nói cảu Liễu Trần trưởng lão nghĩa là gì, liền cất tiếng hỏi, “độc nhã long” nghĩa là sao ạ?
Liễu Trần trưởng lão ngước nhìn các vì sao trên trời rồi nói: ” Bên dưới chỗ này, rõ là có một thần long náu mình, chỉ có điều phần thân của nó nhỏ quá mức, hơn nữa đầu rồng chỉ có một huyệt mắt có thể tang phong tụ khí, cho nên được gọi là độc nhã long, hay chuồn chuồn đạp nước. Trên có khí tím ba sao, nếu hình ấy sáng trong tú lệ, chí ấy ắt là bậc sĩ phu trung nghĩa: hình ấy hung vĩ uy vũ, chí ấy ắt là người nắm giữ trọng quyền. KHí tím như hình cây, tối kị nhánh cành chọc chĩa, ví như hình núi, tối kỵ nghiêng ngả gập nghềnh, bề mặt phồng nứt, đỉnh núi vỡ nát… phàm những loại như vậy đều là thể hình hiểm ác, những người ở đây thì con cháu ắt lắm kẻ nghịch luân phạm thượng. Do sông Hắc Thủy đổi dòng, hình thế của huyệt đã bị phá, con mắt báu trên đầu rồng, giờ lại trở thành một cái u độc, nếu táng người ở đây, ắt sẽ ứng vào đời sau, quả thực phiền phức vô cùng. ” Nói đoạn chỉ tay về phía vầng trăng lưỡi liềm lạnh băng, nói tiếp: ” Hãy nhìn ánh trăng kia xem, hôm nay chúng ta xuất hành mà quên xem ngày, không ngờ đêm nay lại rơi vào ngày trăng đại phá, thì đến Bồ Tát cũng phải nhắm mắt lắc đầu!”
Gà Gô tài cao gan lớn, thêm nữa Mộc thần châu mà bộ tộc đã tìm kiếm nghìn năm nay rất có thể đang nằm trong Thông Thiên Đại Phật tự bị vùi lấp dưới chân mình, sao có thể chờ cho đến ngày hôm sau mới ra tay cho được, liền nói với Liễu Trần trưởng lão: ” Nghe đồn phía dưới Thông Thiên Đại Phật tự này là ngôi mộ rỗng, mà đã là mộ rỗng không chủ, đệ tử nghĩ cũng không cần phải tính toán như với đối với mộ thường, để đệ tử dùng xẻng Tuyền phong mở ra một đường hầm, vào lấy đồ xong là lập tức rút lui. Chỉ cần chúng ta hết sức cẩn thận là được, chắc cũng không có chuyện gì xảy ra đâu!”
Liễu Trần trưởng lão nghĩ một lúc cũng thấy phải, quả thức ông cũng hơi lo xa, ngôi mộ này được người Tây Hạ coi như kho chứa báu vật, nếu đã không có chủ nhà( trong mộ không có người chết). thì cũng không cần phải dựa theo quy định thông thường, nào như đèn tắt gà gáy không mò vàng, nào như ba lấy ba không lấy, chín đào chin không đào, tất cả đều không cần phải nghĩ đến nữa, đoạn liền gật đầu đồng ý.
Gà Gô rút trong tay nải ra một cây gậy đồng rỗng ruột, bên trong khía rãnh, thân gậy nhẵn bóng do lòng bàn tay chà sát lâu năm, cũng không rõ là truyền từ đời nào. Sau đó lại rút ra chin lá thép mỏng hình cánh quạt tựa như chín cánh hoa cắm vào đầu gậy, đầu gậy có lẫy lò xo bắt chặt vào rãnh, lá thép vừa đưa vào, lập tức được lẫy lò xo cố định lại.
Cuối cùng, Gà Gô lắp vào đuôi gậy một chiếc cần quay, tạo thành một công cụ lợi hại dùng để đào hang, có thể kéo dài rút ngắn tùy ý, đường kính cảu hang trộm cũng có thể điều chỉnh được theo ý muốn.
Gà Gô khởi động xẻng Tuyền phong, đồng thời nhờ ông linh mục Thomas ngưởi Mỹ chuyển đống đất cát đào được ra, cha Thomas chẳng còn cách nào khác, vừa làm vừa than vãn: ” Chẳng phải đã nói từ trước là khi đến nơi sẽ thả tôi ra sao? Không ngờ là các người còn lên cho tôi nhiều chương trình thế này. Các người phải biết ở Phương Tây linh mục là tôi tớ của Thượng đế, mà viên chức của Thượng đế thì không bào giưof phải làm những công việc chân tay… ”
Gà Gô và Liễu Trần trưởng lão đều không nghe rõ tay người Mỹ đang lẩm bẩm cái gì, cho nên cũng khôgn để ý đến ông ta, chỉ chuyên tâm dùng xẻng Tuyền phong đào hầm. sau một khoảng thời gian chừng hút hết một bao thuốc, xẻng Tuyền phong đã chạm tới lớp ngói trên đỉnh bảo điện trong Thông Thiên Đại Phật tự, rặt là những phiến ngói lưu ly xanh biếc, mặt ngoài viên ngói còn khắc hình La Hán, thứ ngói lợp nhà thông thường thật khó mà so bì nổi, nhìn là biết đây là kiến trúc chính cảu một ngôi chùa lớn.
Gà Gô gỡ ra mười, mấy phiến ngói lẫn trong cát vứt ra ngoài, dùng dây thừng thả ngọn đèn bão xuống, chỉ thấy phía dưới tầng tầng lớp lớp toàn là tường gỗ xà gỗ, chính là đại hung bảo điện nguy nga tráng lệ. ” Đại hung” là cách gọi tôn xưng của phật tử đối với pháp lực và đạo đức của phật Thích Ca Mâu Ni, ý rằng đức phật như một dũng sĩ quả cảm, có pháp lực vô biên, có thể hàng phục được bốn loại yêu ma là Ngũ âm ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên tử ma. Ánh sáng của cây đèn được hạ xuống không đủ để soi xa hơn, chỉ có thể thấy ngay phía dưới là ba bức tượng “Tam thân Phật” trong nội điện, theo giáo lý của nhà Phật, Phật cso ba thân là pháp thân, báo thân và ứng thân, còn gọi là Tam hóa thân Phật, tức pho chính giữa là Tì Lư Giá Na PHật, pho bên tả là báo thân Lư Xá Na Phật, pho bên hữu là ứng thân Thích Ca Mâu Ni Phật. Phía trước tam thân phật có hai pho tượng đất ngoài bọc sắt ngồi đối diện với nhau, gồm tượng Văn Thù Bồ Tát và tượng Phổ hiền Bồ Tát.
Phật giáo rất thịnh ở Tây Hạ xưa, quy mô của ngôi đại điện này chắc không thể nhỏ được. Gà Gô nhìn Liễu Trần trưởng lão và gật đầu, tỏ ý có thể xuống dưới. Gà Gô xưa này luôn hành động đơn độc, vón định một mình chui xuống, nhưng Liễu Trần trưởng lão lo trong hang báu vật có nhiều cạm bẫy, vả lại có nhiều chướng ngại như cửa ngầm, đường ngầm, trong khi việc đối phó với những món này là việc ưa thích của Mô Kim Hiệu úy, thành thử Liễu Trần trưởng lão muốn xuống cùng Gà Gô, nhỡ có gì thì hai người cũng dễ bề hỗ trợ cho nhau.
Đoạn mỗi người uống một viên Xuyên tâm bách thảo hoàn, dùng một bình Kình thiên lộ chiêu thuốc, những thứ này đều là những phương thức bí truyền phòng hôn mê khi ở trong môi trường không có không khí lưu thông, sau nữa, lại đeo bùa Mô Kim vào cổ tay, dùng vải đen bịt mặt, đi giày thủy hỏa, đem theo một vài dụng cụ cần thiết, rồi sắn tay chuẩn bị hành động.
Gà Gô bỗng sực nhớ ra vị linh mục người Mỹ vẫn đang đứng bên cạnh, tuy cha Thomas khôn giống lẻ xấu cho lắm, nhưng nếu mình và Liễu Trần trưởng lão đều xuống dưới tìm ngọc, để một người nước ngoài bên trên, e có phần không được thỏa đáng cho lắm, ngộ nhỡ hắn ta đột nhiên này sinh ý đồ xấu thì rắc rối to, chẳng bằng lôi luôn cả hắn xuống, ngaon ngoãn nghe lời thì tốt, bằng không để hẳn lăn vào cạm bẫy trong hang chứa báu vật cho gọn.
Sau khi tính toán đâu vào đấy, Gà Gô liền kéo cha Thomas lại, định cho ông ta uống thuốc bí truyền để vào trong bảo điện. Nhưng cha Thomas nhất quyết không chịu, cho rằng Gà Gô bắt mình uống thuốc độc cảu phương Đông thần bí, liền cuống quýt lấy tay bịt miệng. Gà Gô không buồn giải thích nhiều, chọc luôn ngón tay vào mạng sườn vị linh mục, cha Thomas đau nhói há miệng kêu lên thành tiếng, liền bị Gà Gô tong cho một viên thuốc vào mồm, linh mục muốn nhổ ra cũng không nhổ được nữa, đành bất lực nhìn lên trời cầu nguyện.”Ôi lạy Chúa trời, cầu xin chúa hãy tha tội cho những con người không biết mình đang làm gì này!”
Gà Gô không phân bua gì cả, đầy luôn cha Thomas đến gần lỗ hổng trên chóp mái nhà, rồi lấy phi hổ trảo định thả ông ta xuống trước. Cha Thomas hoảng hốt, những người Phương đông man rợ này đã bắt mình uống thuốc độc giờ lại định giở trờ gì ra đây? Định chôn sống mình chắc?
Liễu Trần trưởng lão đứng bên cạnh trấn an: ” Vị hoà thượng tây đây xin cứ yên tâm, lão nạp và ngài đều là người xuất gia, Phật ta đại từ đại bi, người xuất gia chúng ta coi từ bi là gốc, trong tâm hết xảy là thiện niệm. quét của dưới thương sinh mạng kiến, chong đèn đau xót cảnh thiêu thân, lẽ đương nhiên sẽ không mảy may phương hại đến ngài. Chỉ có điều những gì chúng tôi làm đây là việc cơ mật, không thể tiết lộ ra ngoài dù chỉ một chút phong thanh, cho nên xin ngài vui lòng mà đi cùng chúng tôi một chuyến. Sau khi xong việc, tất sẽ để ngài đi!”
Cha Thomas nghe Liễu Trần trưởng lão nói vậy thì cũng yên tâm phần nào, nghĩ bụng dù sao vị hòa thượng Trung Quốc này cũng là viên chức của Chúa, xưa này chưa nghe thấy những người này mưu sát ai bao giờ, thế nên cuối cùng cũng chấp thuận để Gà Gô dùng phi hổ trảo thả mình xuống điện thờ.
Liễu Trần trưởng lão và gầ Gô cũng lần lượt đu vào trong Đại Hùng Bỏa Điện ngay sau đó, hai người thắp sáng đèn bào soi bốn phía, quả nhiên đây là một ngôi Phật Điện nguy nga tráng lệ. Trên bức tượng pháp thân Phật tổ toàn là bảo thạch, lấp lánh vàng son, bảo tượng trên đài sen trang nghiêm rất mực, bốn phía xung quanh điện được ba mươi mốt cây đại thụ chống đỡ, vững chãi khôn cùng.
Liễu Trần trưởng lão nhìn thấy tượng Phật tổ liền quỳ xuống lạy, miệng lẩm nhẩm tụng niệm tên Phật, Gà Gô trước đây từng giả trang đạosĩ,giờ tuy đang vận quần áo dân thường, song cũng rập đầu bái lạy. thành tâm khẩn cầu Phật tổ hiển linh phù hộ độ trì cho bộ tộc mình thoát khỏi bể khổ vô biên.
Hai người hành lễ xong, đứng dậy quan sát xung quanh, thấy tiền điện đã sụp đổ, không thể đi qua được, phổi điện ở hai bên là nơi thờ cúng các vị La hán, một bên cũng đã bị sập quá nửa, tượng La Hán trong hai gian điện thờ này pho nào pho nấy đều được chạm khắc tinh xảo hoa lệ, từ nguyên liệu đến cách trang trí đều rất công phu kĩ lưỡng, mỗi pho đều là một báu vật vô giá, qua đó có thể thấy được sự hùng cường của Tây Hạ năm xưa, cũng như sự phồn thịnh của Phật giáo thời bấy giờ.
Chỉ có điều những bức tường này có phần hơi khác so với những bức tượng mà Gà Gô thường thấy trong đình chùa khắp nơi, song anh cũng không thể nói rõ rang điểm khác biệt ở đây là gì, chỉ cảm giác những pho tượng này về mặt tạo hình có chút gì đó rất cổ quái.
Liễu Trần trưởng lão giải thích với Gà Gô: ” Người Tây Hạ đa phần thuộc tộc người Đảng Hạng, người Đảng hạng vốn phát nguyên từ Tây Tạng, sau phò tá nhà Đường mở rộng cương thổ, khai phá đất mới lập nhiều công trạng, được vua ban quốc tình: họ Lý. Song suy cho cùng họ vẫn là dânn tộc thiểu số, hơn nữa phật giáo Tây Tạng chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ hơn là trong nước, các tượng phật này đều ăn vận trang phục thời Đường, nhưng tư dung thì lại gần với hình dáng nguyên thủy của nơi cội nguồn phật giáo hơn, không giống với tượng Phật trong chùa miếu mạo ở Trung Nguyên, vì ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán, thành thử chúng ta mới có cảm giác khang khác”
Gà Gô và Liễu Trần trưởng lão đều nhất trí cho rằng kho báu của nước Tây Hạ có lẽ nằm đâu đó cách tòa Đại hung bảo điện này không xa, thậm chí có khả năng còn nằm ngay trong điện cũng không chừng. Bởi mộ được xây cất bên dưới ngôi chùa này, đường nhiên cũng phải xây trên vị trí phong thủy, huyệt vị trên long mạch này rất nhỏ, cho nên có thể khoanh vùng vị trí của nó xung quanh ngôi đại điện.
Linh mục Thomas theo Gà Gô đi lăng quăng trong điện thờ, càng xem ông ta càng lấy làm lạ, tịa sao ở cái mảnh đất khỉ ho cò gáy không có gì bắt mắt này, bọn họ đào bời một cái đã đào được một ngôi chùa hoành tráng đến thế. Vả lại ban nãy nom qua chỗ phổi điện, những bức tượng La hán tinh xảo trong đó rất quen, hìnhf như là chỗ mấy năm trước mình thụt xuống, lúc đó hoàn toàn là vì vô tâm vô ý, trải qua mấy năm rồi dẫu có muốn tìm chắc chắn cũng khó mà tìm lại được, nhưng vị hòa thượng già này sao chỉ nhìn sao trời đã tìm ra được vị trí chuẩn xác đến thế. Thế giới Phương Đông thần bí này ẩn chứa quá nhiều điều khó hiểu. Nghĩ đén đây, trong thâm tâm cha Thomas bỗng thấy nể sợ hai người trước mặt mình, thành ra cũng không dám nhiều lời thêm nữa.
Ba người tiếp tục đi kiểm tra thêm hai vòng trong Đại Hoàng bảo điện, gần như đã lật tung từng viên gạch phiến ngói lên nhưng vẫn không phát hiện ra lối vào kho báu.
Gà Gô nói với Liễu Trần trưởng lão: ” Trong chính điện không thấy dấu vết khả nghi nào, hay là ta vào kiểm tra hậu điện xem sao!”
Liễu Trần trưởng lão gật đầu: ” Đàđến đây rồi thì chớ nóng vội, cứ tìm thật kĩ từ trước ra sau xem sao. Chùa này có tên Thông Thiên Đại Phật, hẳn hậu điện có thờ tượng phật nằm, ta hãy qua đó xem xem!”
Con đường dẫn ra hậu điện được vẽ đầy những bức phật lễ đổ thời Tống, trong tranh đa phần điểm xuyết hoa sen khiến người ta có cảm giác thanh tịnh siêu thoát, gột bỏ được hết bụi bặm hồng trần.
Gà Gô gần đây thường ở gần Liễu Trần trưởng lão, được nghe không ít giáo lý nhà Phật, ác niệm trong tâm cung theo đó mà tan đi không ít, giờ phút này ở chốn thánh địa Phật đường, bỗng cảm giác rất đỗi mệt mỏi, trong khoảng khắc cảm thấy chán chường với nghề đổ đấu, chỉ mong lần này có thể thuận lợi tìm ra viên Mộc trần châu, xong được việc lớn, rồi sau đó theo Liễu Trần trưởng lão về chốn cổ sát thanh tu, sống nốt năm tháng cuối đời.
Những ý nghĩ này chỉ thoáng qua trong đầu Gà Gô rồi lập tức vụt tắt, bởi lòng anh hiểu rõ hơn ai hết, trong tình thế lúc này không thể bất cẩn dù chỉ một chút, trước mắt phải tập trung tinh thần và sức lực vào việc tìm kiếm lối vào kho báu của hoàng tộc Tây hạ trước đã.
Vừa đi vừa nghĩ miên man, chẳng máy chốc Ggà Gô và hai người đồng hành đã vào đến hậu điện, quả như Liễu Trần trưởng lão tiên liệu, so với tiền điện, hậu điện trông còn nguy nga rộng lớn hơn nhiều, chính giữa điện là pho tượng Phật nằm bằng đá khổng lồ, có khẳm ngọc thất bảo trang trí.
Tượng Phật nằm cỡ lớn thường được xây dựng theo thế núi, đôi khi cả ngọn núi trập trùng qua bàn tay còn người điêu khắc, lại toát lên được hình thái của đức Phật như thiên nhiên tạo ra, bàn về sự lớn lao kì vĩ, thời có thể gối đất chống trời, bàn đến sự thuần nhị tinh tế thời có thể nằm gọn trong hạt cát, nhưng dù to lớn hay nhỏ bé thì đề độc nhất vô nhị, và thể hiện được cảnh giới vô biên vô tận của phật pháp.
Pho tượng Phật nằm trong hậu điện này nếu so với những pho tượng xây dựa theo thế núi thì nhỏ bé hơn nhiều, nhưng so với kích thước của người thường thì vẫn hết sức to lớn, chiều dài tượng phật phải đến hơn năm mươi thước, tai Phật to, chảy xuống hai bên, yên nhủ trên đài hoa sen.
Hai bên hậu điện đều được đặt một chiếc vò lớn bằng sứ xanh, bên trong đựng đầy ” Uất manh long diên cao” đã cô đặc, đây là một loại dầu có thể cháy suốt trăm năm không tắt, đèn lưu ly chiếu sáng vĩnh cửu thờ cúng Phật tổ cũng dùng chính loại dầu này, nhưng đến giờ thì dầu đèn đã khô cạn từ lâu.
Trong hậu điện còn có rất nhiều bia đá, khắc toàn chữ tây Hạ rối rắm phức tạp vô cùng, chắc đều là những văn bia ghi chép về điển tích nhà Phật. Gà Gô đi một vòng khắp hậu điện, sau cùng để ý tới pho tượng phật nằm, bèn nói với Liễu Trần trưởng lão: ” Tư thế nằm của pho tượng phật này không ổn, đệ tử cho rằng bên trong ắt có sự kỳ quái”
Liễu Trần trưởng lão quan sát hồi lâu, cũng cảm thấy pho tượng có điều bất thường, bèn nói: ” Ừm… ngươi cũng đã nhìn ra rồi, thật không hổ danh cao thủ phái Ban Sơn. Phần đầu pho tượng có lắp đặt hệ thống máy móc, xem ra mật đạo dẫn vào hang báu vật thông vói đầu pho tượng. Có điều cấu tạo của hệ thống này nhất thời ta chưa thể đoán định được nên phải hết sức thận trọng đấy”
Gà Gô gật đầu hiểu ý, chắp tay vái tượng phật hai lạy, rồi phi thân nhảy lên trên phật đàn. Chỉ thấy trên môi tượng phật có một khe hở không rõ nét lắm, dường như có thể đóng mở, nếu không phải cao thủ phái Mô kim hay Ban Sơn thì chắc chắn sẽ bỏ qua chi tiết nhỏ nhặt này.
Miệng tượng phạt nhiều khả năng là cửa dẫn vào mật đạo, có khi chỉ cần chạm vào chốt lẫy thì lập tức hàng loạt những loại bẫy như phi đao, ám tiễn sẽ bắn vọt ra. Sau một hồi xem xét kĩ càng, Gà Gô đã nắm rõ cơ cấu của hệ thống này, lối cửa vào chắc không có ám khí nào hết, đây chẳng qua chỉ là một lối vào dạng ống, đưa vào cửa chính bên trong. Thế là anh liền gọi cha Thomas lại giúp, hai người hợp sức xoay chuyển lớp cánh hoa ở giữu đài sen.
Mấy tiếng “cạch, cạch, cạch” vang lên, miệng tượng Phật từ từ mở rộng ra. Tượng Phật nằm mắt quay ra phía cửa lớn, miệng phật mở rộng để lộ một lối vào hình ống dựng đứng. Trên vách ống có đặt sẵn cầu thang leo xuống dưới.
Cha Thomas nhìn thấy vậy thì chẳng hiểu mô tê gì, luôn miệng suýt xoa, lần này chẳng cần gà Gô thúc giục, ông ta đã chủ động leo xuống cầu thang xem phía bên dưới còn ẩn chứa những điều gì.
Gà Gô biết kho báu này vốn là của một vị trọng thần thời Tây Hạ, nhưng sau đó lại biến thành nơi cất giấu ngọc ngà châu báu của hoàng tộc. Nếu đây là nơi chôn cất người chết thì đã đành, đằng này lại là nơi cất giấu bao nhiêu là bảo vật thì chắc hẳn sẽ có không cạm bẫy lợi hại. Để một người không am hiểu cạm bẫy như cha Thomas xuống trước chẳn khác nào đẩy ông ta vào cái chết. Vị linh mục nước ngoài này cũng là người tốt, Gà Gô không nỡ để ông ta phải bỏ mạng trong minh điện tối tăm nơi đây, bèn nhanh tay ngăn lại, bảo theo sát phía sau mình, Liễu Trần trưởng lão sẽ đi sau cùng, cứ theo thứ tự như vậy mà leo xuống.
Dân trộm mộ gần như là chưa ai tiếp xúc vói mộ cổ Tây Hạ, nên cũng không ai hiểu được những đặc tính bên trong thế nào, chỉ biết rằng nó chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán rất sâu sắc, cho nên chỉ còn cách dựa vào kinh nghiệm mà lần mò từng bước, từng bước một mà thôi. Liễu Trần trưởng lão biết Gà Gô cũng là một tay nhà nghề trong ngành phân khóa phá giáp, có anh chàng này đi trước dẫn đường, bước nào bước ấy hết sức vững chãi, chắc sẽ không xảy ra sai xót.
Để thăm dò luồng khí lưu bên dưới, Gà Gô đưa đèn cho Liễu Trần trưởng lão, còn mình thì nhanh tay lắp những ống phốt pho lên ô kim cang. Ô kim cang là một dụng cụ như chiếc khiên dùng để phòng ngừa ám khí trong minh điện của phía Mô kim, phần tán ô được thiết kế bằng khung thép và lá sắt, cung nỏ có mạnh đến đâu cũng khó mà bắn xuyên qua được. Ống phốt pho là một thiết bị hai trong một, vừa thăm dò chất lượng không khí, vừa chiếu sáng, dùng khoa học ngày nay giải thích thì có thể xem đây như một thứ ánh sáng sinh học, giống như ánh sáng từ đom đóm hay một số sinh vật viển có thể phát quang. Bên trong ống phốt pho có một loại bột được mài từ xương người chết trộn với cỏ” Hỏa nhung hồng ấm” đã tán thành mạt, sau khi đốt chấy sẽ phát ra ánh sáng canh lạnh lẽo, nhồi đầy ống thì có thể cháy được hai tiếng.
Gà Gô dùng ống phốt pho chiếu sáng, bên dưới dùng phi hổ trỏa móc vào ô kim cang thả thong xuống làm vật hộ thân, men theo cầu thang chậm rãi leo xuống, không lâu sau liền cảm thấy tức ngực khó thở, xem chừng không gian phía dưới bị phong bế, nếu ngay từ đầu không uống thuốc đề phòng thì giờ đã rời vào trạng thái hôn mê rồi lăn xuống dưới mà chết.
Gà Gô ngẩng đầu lên hỏi thăm tình hình Liễu Trần trưởng lão và cha Thomas ở phía trên, liệu có cần quay lên chờ một lúc cho không khí bên dưới được trao đổi mới xuống tiếp hay không, hai người đều tỏ ý không có gì đáng ngại, mức độ ngột ngạt này vẫn nằm trong phạm vi chịu đựng, đã đi được hơn nửa chặng đườn g rồi thì cố gắng đi tới cùng luôn.
Cả nhóm lại tiếp tục leo xuống dưới, chừng thời gian môt tuần trà thì xuống đến đáy.
Xung quanh lối xuống đều là tượng đá lạnh ngắt, hết sức khô ráo, Gà Gô lia ống phốt pho, định soi xem tình hình bốn phía xung quanh, bỗng trước mắt thình lình xuất hiện một võ sĩ mặc giáp vàng đội mũ trụ vàng, đôi mày xếch ngược, chẳng nói chẳng rằng, hai tay vung cây rìu Khai sơn sắc lẹm nhằm đầu Gà Gô bổ xuống.
Ma Thổi Đèn Và Đạo Mộ Bút Ký (Giới Thiệu, So Sánh Và Nhận Xét)
Rảnh quá nên viết review cho hai bộ tiểu thuyết về đào mộ nổi tiếng nhất Trung Quốc . . .
.
.
Nói đến đào mộ, ai cũng nghĩ là xúc hết đất lên, mở quan tài ra, chôm tiền, rồi ù té chạy. Ừ thì chắc là cũng có chuyện như vậy, nhưng trong hai bộ truyện này thì không. Nói đến cương thi, ai cũng nghĩ đến mấy con nhảy nhảy tưng tưng trên phim. Ừ thì chắc là cũng có vài con như thế, nhưng trong hai bộ truyện này thì không. Nói đến hầm mộ bí mật, ai cũng nghĩ là đầy bọ cạp với hố cát giống mấy phim xác ướp ai cập. Ừ thì cũng có vài con bọ với hố nọ hố kia, nhưng trong hai bộ truyện này thì những thứ đó không hề đơn giản chỉ là bọ và hố.
Nói đến tột cùng, trong truyện rốt cuộc là có cái gì a!!!?
Là có mấy pha hài hước, mấy pha lượn vài vòng trước Quỷ Môn Quan (địa ngục theo quan niệm của người Trung), hồi hộp kịch tính, mang đậm màu sắc văn hoá Trung Quốc, có những chi tiết dựa trên số liệu có thật trong lịch sử. Và thay vì xét vào thể loại kinh dị như chính tác giả hay nhà xuất bản đã cộp mác cho hai bộ truyện, thì mình thích để là trinh thám hơn. Rõ ràng là đào mộ cổ, nhưng cứ như là điều tra, tìm hiểu những sự kiện kinh hoàng đã xảy ra trong lịch sử vậy. Và một phần còn là xác thực những truyền thuyết cổ xa xưa.
Trộm mộ chẳng phải việc tham quan ngắm cảnh, chẳng phải ngâm thơ đối câu, chẳng phải thêu hoa dệt vóc, không thể nhã nhặn kiệm nhường, không thể ung dung nhàn tản, chẳng thể tuần tự theo tôn ti “thiên địa quân thân sư”. Trộm mộ là một thứ kỹ thuật, một thứ kỹ thuật phá hoại. Tự thuở xưa, khi các quý tộc xây dựng lăng mộ, ắt đã tìm đủ mọi cách để phòng ngừa trộm cắp, vậy nên hẳn là có bao nhiêu thủ đoạn cũng dùng hết cả rồi, trong mộ thường sắp đặt đủ loại cạm bẫy ám khí, . . . Bài toán dành cho những kẻ trộm mộ thời bấy giờ là phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế phá giải những cạm bẫy đó, để vào mộ tìm kiếm báu vật.
Thôi, vào vấn đề chính!
Tác giả : Thiên Hạ Bá Xướng (tên thật là Trương Mục Dã)
Tóm tắt nội dung (tự viết) : Hồ Bát Nhất cùng với người anh em tốt Vương Khải Tuyền (Tuyền Béo) sinh ra trong thời loạn, ở Trung Quốc xảy ra chiến tranh, còn có cách mạng văn hoá. Thời đó, thanh niên có ba lựa chọn: nhập ngũ, ở lại thành phố làm công nhân hoặc lên vùng núi hoặc về quê lao động. Hai người Hồ Bát Nhất và Tuyền Béo đều là gia đình bị đấu tố, không có người chạy cửa sau (ý là đút lót ý mà) nên bị điều lên vùng hẻo lánh lao động. Ở nơi khỉ ho cò gáy này, tuy không có điện cáp, dân thì mù tri thức, nhưng điều kỳ lạ là trong nhà dân có rất nhiều đồ cổ quý hiếm! Trong một lần vào khe Lạt Ma tìm một cô bạn bị lạc, Hồ Bát Nhất lần đầu tiên tiếp xúc với mộ cổ và ma quỷ. Chỉ tiếc là anh không biết, để rồi sau này, núi Tim Trâu ở khe Lạt Ma do địa chấn mà nứt ra, dân làng tìm thấy mộ cổ cùng với bao nhiêu báu vật.
Sau đó, Hồ Bát Nhất được chú họ hàng xa quen biết gì đó giúp đỡ, anh nhập ngũ. Trong một lần làm nhiệm vụ ở trên núi Côn Luân, cả đội gặp một loại sinh vật kỳ quái, từng người từng người chết đi. Hồ Bát Nhất cùng vài người thoát chết, chui vào một khe núi tránh tuyết lở, tưởng không còn hy vọng ra ngoài nữa thì anh chợt nhận ra đây là lối vào một ngôi mộ cổ. Vốn dĩ anh nhận ra vì anh được ông nội truyền lại cho quyển “Thập Lục tự âm dương phong thuỷ bí thuật”, nhưng tiếc rằng sách chỉ có một nửa, nửa còn lại không biết ở đâu. Nhận ra mộ cổ ở Côn Luân, anh thầm ước tính kiểu dáng, đường đi trong ngôi mộ, rồi dẫn những người còn sống sót ra ngoài an toàn.
Trung Quốc tới thời bình, Hồ Bát Nhất rời quân ngũ, hội ngộ với người anh em Tuyền Béo. Cả hai trầy trật bán băng cát xét kiếm tiền sống qua ngày. Lại một hôm, tình cờ gặp tên bán đồ cổ Răng Vàng, hắn rất thoải mái tám chuyện với hai người, còn tặng hai người (bùa của những bùa mô kim mô kim hiệu uý – những người đào mộ để trừ tà). Dòng đời xô đẩy, hai người quyết định dấn thân vào nghề đào mộ, đầu tiên là quay về vùng hẻo lánh họ từng lao động ở đó, đi vào Hắc Phong Khẩu, Dã Nhân Câu, từ đó cuộc hành trình bắt đầu . . .
À mà không, cuộc hành trình thực sự bắt đầu khi họ theo một đoàn khảo cổ tìm tới thành cổ Tinh Tuyệt, gặp Shirley Dương – một nữ triệu phú hoa kiều, cũng là cháu ngoại của một tay trộm mộ lẫy lừng. Sau này, cô là người cung cấp trang thiết bị cho Hồ Bát Nhất và Tuyền Béo, và cũng theo hai người họ khám phá những bí ẩn dưới những ngôi mộ, bí ẩn về chính bản thân mình, và còn nửa quyển sách còn lại . . .
Tác giả : Nam Phái Tam Thúc (tên thật là Từ Lỗi)
Tóm tắt nội dung (tự viết nốt) : Ngô Tà được cha để cho một cửa tiệm đồ cổ nhỏ, đủ sống. Ông nội cậu từng là người trộm mộ, bây giờ trong gia đình cậu chỉ còn chú Ba còn làm công việc đó, thỉnh thoảng vẫn gọi cậu đến mua đồ tốt. Một hôm có một lão Răng Vàng đến muốn bán lại một bản sao văn tự cổ, cậu từ chối nhưng vẫn sao lại một mẫu để xem. Câu từ ý nghĩa không có vấn đề gì nhưng cứ có điểm kỳ quái, không hợp lý, không thể nói rõ. Cậu mang cho chú Ba xem thử, ông chú đốp ngay cho một câu “Đây là một cái bản đồ mộ cổ!”. Và thế là cậu bé hiếu kỳ đi theo chú trộm mộ . . .
Lần đó, cậu gặp Trương Khởi Linh, cậu toàn gọi anh ta là Muộn Du Bình (kẻ câm điếc) tại vì anh ta chả nói gì cũng chả có biểu hiện gì, và ở đây cậu cũng gặp Bàn Tử, sau này trở thành người anh em tốt của cậu. Trải qua bao nhiêu chuyện kỳ quái trong mộ cổ, ma quỷ có, người hi sinh cũng có, cuối cùng cũng lấy được bảo vật. Bàn Tử cáo từ bọn họ, đi mua bán đồ cổ gì đó. Cứ tưởng mọi chuyện đã kết thúc thì thân phận của Muộn Du Bình lại làm tất cả nghi hoặc. Trong một bức ảnh cũ của chú ba khoảng mười năm trước, trong đoàn đi khảo cổ có một người giống y hệt Muộn Du Bình, giống y hệt đến nỗi nhìn không trẻ hơn cũng chẳng già hơn, nói chính là, Muộn Du Bình hoàn toàn không già đi!
Chú Ba cầm ngọc bội hình con cá – bảo vật lấy ở mộ cổ, đột nhiên nghĩ ra gì đó, biến mất biệt tăm biệt tích. Một tháng sau, có tin tức thuyền của chú Ba thuê không trở về, Ngô Tà bèn đi tìm. Cậu tình cờ gặp Muộn Du Bình đã dịch dung (giả trang) thành người khác khiến cậu còn chả nhận ra, rồi gặp thuyền ma, rồi mộ cổ dưới nước, và gặp lại cả Bàn Tử. Ba người họ chính thức bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình, không chỉ trộm mộ mà còn là giải mã quá khứ của Muộn Du Bình – một quá khứ mà anh cũng không nhớ ra. . .
Đấy, đại loại là thế !
Nhận xét và so sánh ngoài lề(mang ý kiến chủ quan thôi)
.
Cả hai truyện đều thuộc thể loại đâm đầu vào đọc là nghiền, không dứt ra được 🙁
Tuy cùng nói về trộm mộ nhưng lại có rất nhiều điểm khác nhau.
Trộm mộ cũng chia làm hai phe : phương Bắc và phương Nam. Phương Bắc thì thiên về quy củ, nguyên tắc. Ví dụ như khi trộm mộ thì mang theo móng lừa đen, gạo sống để trừ tà ma; trước khi tiến vào mộ thường thả động vật xuống trước xem không khí có độc không; khi vào mộ thì thắp một ngọn đèn ở phía Đông Nam, đèn tắt tức là ma quỷ tới (vậy mới có tựa để Ma Thổi Đèn). Dân trộm mộ phương Bắc xưng là Mô kim hiêu uý (mô kim tức là mò vàng). Phương Nam thì chỉ hành động, thấy mộ là đào, thấy đồ là lấy, cũng không tin mấy thứ bùa trừ tà ma, lấy đồ đi cũng không có vái lậy chủ mộ, xưng nguyên văn là ‘người trộm mộ’. Phương Bắc chê phương Nam thô lỗ, phương Nam chê phương Bắc cầu kì, bày vẽ. Từ xưa hai bên vốn kị nhau, nhưng những người sau này thì không còn phân ra Nam với Bắc nữa, học tập những cái tốt của nhau.
Cũng rất dễ để nhận ra những điểm của hai phe này trong hai bộ truyện. Hồ Bát Nhất trong Ma Thổi Đèn theo lối phương Bắc, Ngô Tà cùng chú Ba trong Đạo Mộ Bút Ký theo lối phương Nam, à mà còn cu cậu Bàn Tử trong Đạo Mộ theo phương Bắc nữa.
“Phương Nam có Tam Thúc, phương Bắc có Quỷ Đạo, Bá Xướng”
Ầy, theo mình thì cái cách viết hình như cũng bị ảnh hưởng bởi hai chiều Bắc – Nam này. Đạo Mộ Bút Ký của Nam Phái Tam Thúc (ồ, nghe cái tên đã thấy phương Nam rồi =.=), cách vào truyện cũng như tiến trình trong chuyện có thể nói là nhanh hơn so với Ma Thổi Đèn, kiểu độp một phát là vào thẳng vấn đề chính, bí mật, quỷ và trộm mộ! Còn Ma Thổi Đèn thì cứ nhẹ nhàng, từ từ, kể rành rõi chuyện nọ rồi đến chuyện kia, sau mới chính thức cho anh nhân vật chính tiếp xúc với nghề trộm mộ, nhưng cái không khí trộm mộ vẫn không thoát ly mà xuyên suốt câu chuyện. Cứ so sánh hai cái phần tóm tắt nội dung ở trên là rõ! Khác hẳn nhau luôn!
Mà kể ra cũng có một đống điểm trùng hợp đến đáng sợ . . .
Cả hai tác giả đều dùng bút danh khác tên thật khi xuất bản truyện.
Thiên Hạ Bá Xướng và Nam Phái Tam Thúc đều vốn không phải nhà văn chuyên nghiệp, trước đây đều từng làm qua rất nhiều nghề, sau rồi đều làm ăn kinh doanh buôn bán. Ma Thổi Đèn và Đạo Mộ Bút Ký đều đồng thời được bắt đầu sáng tác và đăng lên mạng Trung Quốc năm 2006 !!? Trùng hợp như vậy sao?
Này, có khi nào hai ông này trong cái quá trình “trước đây từng làm qua rất nhiều nghề” đấy, đi trộm mộ với nhau, xong tích vốn làm kinh doanh, rảnh rỗi ngồi ôn chuyện cũ viết ra cái đống này không !? Có khi nào hai ông này có gian tình gì với nhau không !!!? Ách. . . Đùa thôi . . .
.
Kể ra thì, Đạo Mộ Bút Ký bây giờ được yêu thích nhiều hơn một chút so với Ma Thổi Đèn
Tại sao nói vậy ?
Lên google search là biết liền. Tìm Ma Thổi Đèn thì nó sẽ ra mấy cái thông tin sách, download ebook, và mấy cái đại loại thế. Tìm Đạo Mộ thì ra thông tin sách, wordpress dịch truyện, fandom, fanfic, fanart, fanvid, doujinshi, cosplay, kịch truyền thanh, page facebook, . .
Tại sao lại thế ?
Ma Thổi Đèn được xuất bản năm 2009, đến giờ mới xuất bản 7/8 quyển. Tính ra thì hồi đấy cũng có nhiều người đọc thể loại này, nhưng không nhiều như bây giờ. Ngay căn bản như mình năm 2009 chắc chỉ có ngồi nhà chơi game, bảo đọc sách chắc là mò được mấy quyển ngôn tình ngồi đọc cho mở rộng tầm mắt đã là kỳ tích lắm rồi. Hơn nữa Ma Thổi Đèn, viết theo lời kể của nhân vật “tôi” của Hồ Bá Nhất, là một quân nhân, cũng được tính là một người từng trải, cộng với bối cảnh câu chuyện là Trung Quốc mới bình loạn, văn phong chịu ảnh hưởng rất nhiều, phóng khoáng, mộc mạc, chân thực, thỉnh thoảng còn trích mấy đoạn thơ hay văn của Mao Trạch Đông nữa. Hồi 2009 xuất bản tại Việt Nam, dòng trẻ con như mình hồi đó chắc chắn là sẽ không thích cách viết này bằng mấy cái huyền huyễn, hài kịch khác, văn phong khá kén con gái đọc. Nhưng ví như mấy thằng anh họ mình lại rất thích đọc, còn nằm mơ mình là Hồ Bá Nhất, hôm sau chạy đi cưới tỷ phú Shirley Dương =.=. Mà bây giờ thì khác rồi, thời đại văn hoá mở cửa, nam nữ cứ đâm đầu vào đọc trộm mộ là nghiền ngay ý mà.
Đạo Mộ Bút Ký mới được bên Bách Việt mua bản quyển tháng 7 năm ngoái, dự là ngồi dịch còn dài, Ma Thổi Đèn 8 tập còn chưa xuất bản xong, huống chi Đạo Mộ tương cho tận 9 tập. Nhưng mọi người lại biết về Đạo Mộ nhiều hơn Ma Thổi Đèn. Căn bản là vì edit truyện trên mạng bây giờ là cực kỳ phổ biến, nhà sách chưa kịp chạy đi mua bản quyền, các editor đã dịch xong chính truyện kèm với ngoại truyện hết trơn rồi. Hơn nữa Đạo Mộ Bút Kỳ có thể nói là có rất nhiều hint đam mỹ, cả nguyên một dàn “nam quốc sơn hà, nam đế cư”, nên lượng fangirl hoặc cũng có thể là fanboy của bộ truyện này là rất nhiều. Fangirl mà, cả Việt lẫn Trung, trí tưởng tượng cùng tài năng YY là vô hạn, bảo làm sao fanfic nhiều, fanart nhiều, fanvid nhiều, cosplay nhiều, . . . nhiều . . . nhiều thiệt là nhiều . . . Lại nói đến hint đam mỹ, vốn tác giả bảo đây không phải đam mỹ nhưng mà đã bị người đọc cộp mác là ‘đam mỹ thanh thuỷ văn’ rồi. Mà nếu đã xét sang đam mỹ, thì Đạo Mộ cũng đạt đến cấp độ cao rồi, vừa có ngốc-nghếch-mắc-cười thụ – Ngô Tà, lạnh-lùng-phúc-hắc-đã-bất-tử -được-mấy-trăm-tuổi công – Muộn Du Bình, vừa có chân tình, vừa có ngược tâm, vừa có HE (nghe thiên hạ đồn thế)
Cũng do một phần là bây giờ truyện xuất bản ra toàn theo kiểu tràn lan đại trà, kiếm truyện hay thì toàn kiếm truyện dịch trên mạng cho nhanh, đỡ mất tiền mua mà ít nhất thì nó còn đỡ đại trà hơn cái kiểu xuất bản truyện hiện giờ. Vậy nên hàng đã xuất bản như Ma Thổi Đèn cũng một phần không phổ biến với người đọc bằng Đạo Mộ Bút Ký
Chốt cuối, đối với những người quen cầm sách đọc thì Ma Thổi Đèn quen thuộc hơn, còn với dân quen đọc truyện trên mạng hơn thì là Đạo Mộ.
Có lẽ vậy . . .
Cập nhật thông tin chi tiết về 「Ma Thổi Đèn: Nộ Tinh Tương Tây」 – Một Đời Áo Khoác Tơi Vượt Mưa Gió Vẫn Bình Tâm trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!